Bóc tách dự toán là gì

21/11/2019

Hướng dẫn lập kế hoạch quy trình bóc tách khối lượng lập dự toán xây dựng một cách chuẩn chỉ để đảm bảo độ chính xác và tiết kiệm thời gian. Từ những kinh nghiệm thực tế trong quá trình làm việc với nhiều chủ đầu tư chúng tôi đã xây dựng một quy trình làm việc chuẩn dễ hiểu bất kỳ ai cũng có thể áp dụng.

Hướng dẫn bóc tách khối lượng lập dự toán xây dựng chính xác sẽ giúp quý khách hàng dễ dàng lên kế hoạch cũng như dự trù chi phí xây dựng. Dự toán xây dựng nhà ở trong xây dựng là việc làm thiết thực và quan trọng đối với các nhà thầu để giúp quy hoạch kiểm soát chi tiết dành cho dự án hoặc công trình nào đó.

Bảng dự toán chi phí xây dựng nhà ở là cơ sở nền tảng để giúp giám sát chặt chẽ những chi phí phát sinh liên quan trong quá trình xây dựng giúp đảm bảo được hạng mục thực hiện cũng như chủng loại, kế hoạch, chất lượng đã đề ra. Nội dung bài viết dưới đây, với kinh nghiệm xây nhà của mình chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị và các bạn cách tính dự toán chi phí xây nhà để việc xây nhà diễn ra thuận lợi và suôn sẻ nhất.

Quy trình bóc tách khối lượng lập dự toán xây dựng

Áp dụng quy trình bóc tách khối lượng lập dự toán xây dựng đảm bảo sự đầy đủ các đầu việc, khoa học tiện lợi kiểm tra hạng mục côn trình nhằm đưa ra số liệu vật tư, chi phí chính xác nhất.  Đúc kết kinh nghiệm làm bóc tách nhiều dự án quy mô lớn nhỏ khác nhau, chúng tôi đã xây dựng một quy trình làm việc chung để tăng tính chuyên nghiệp, tiết kiệm thời gian và gia tăng độ chuẩn xác để hoàn thiện ngôi nhà đẹp đúng với kế hoạch, dự liệu đã định trước.

A - Phần Móng

- Công tác đất: [đào, đắp đất móng nền]

- Công tác bê tông: lót móng, móng

- Công tác cốt thép

- Công tác ván khuôn móng

- Công tác xây

- Công tác trát láng phần cổ móng ở ngoài nhà

- Công tác quét vôi

- Lấp móng, san nền...

B - Phần hè rãnh

- Công tác đất

- Công tác bê tông

- Công tác xây

- Công tác trát, láng

- Công tác quét vôi, sơn trang trí bồn hoa, tam cấp

- Công tác vận chuyển đất đi xa [nếu có]

C - Phần kết cấu

- Cột [Ván khuôn, cốt thép, bê tông]

- Dầm [Ván khuôn, cốt thép, bê tông]

- Sàn [Ván khuôn, cốt thép, bê tông]

- Lanh tô [Ván khuôn, cốt thép, bê tông, lắp đặt lanh tô nếu đúc sẵn]

- Cầu thang [Ván khuôn, cốt thép, bê tông, xây gạch bậc, dầm chân thang, dầm chiếu nghỉ]

- Bổ trụ [Ván khuôn, cốt thép, bê tông cột]

- Giằng tường [Ván khuôn, cốt thép, bê tông dầm]

D - Phần thân nhà

- Công tác bê tông [đúc sẵn, tại chỗ]

- Công tác sắt thép

- Công tác xây

- Công tác trát, láng, lát, ốp

- Công tác cửa, then khóa

- Công tác quét vôi, sơn

- Láng, lát, dán, ốp trang trí... [nếu có]

- Công tác lắp ghép sàn

E - Phần mái

- Làm mái bằng:

- Kiểu dáng

- Xây tường mái

- Trát, ốp, quét vôi

- Chống nóng ngoài quy cách nêu trong các kiểu mái [nếu có]

- Làm mái dốc:

- Gỗ mái: vì kèo - xà gỗ, cầu phong

- Lợp mái, xây bờ

- Sơn, quét vôi

F - Phần điện, nước, chống sét

- Lắp đặt thiết bị vệ sinh [chậu rửa, vòi sen, lavabô ... ]

- Lắp đặt đường ống cấp thoát nước [ống, phụ kiện ...]

- Lắp đặt thiết bị điện [kéo dải dây dẫn, hộp nối, áttômát, đèn, quạt ... ]

- Lắp đặt hệ thống chống sét [kim thu sét, dây thu sét, dây dẫn sét, cọc tiếp địa ...]

Tùy từng công trình cụ thể mà một vài công tác có thể vắng mặt trong từng phần của công trình. Trước khi tính ta cần liệt kê đầy đủ từng công việc và sắp xếp theo trình tự như trên. Nếu lập dự toán thi công thì ta nên tính theo trình tự thi công, để tạo điều kiện dễ dàng cho việc nhặt khối lượng lập kế hoạch thi công, giao khoán khối lượng.

Quy trình thiết kế nhà ở 2019

Loạt video hướng dẫn cách bóc tách khối lượng kiến trúc.

Mẫu hồ sơ bản vẽ thi công 

Quy trình lập dự toán xây dựng cơ bản dành cho tất cả mọi người

Trước đây, để xây dựng nhà ở chủ đầu tư thường thuê một đơn vị tư vấn thiết kế, họ sẽ thiết kế một bộ hồ sơ thi công kỹ thuật hoàn chính, dựa trên hồ sơ đã thiết, bóc phần khối lượng chi tiết công trình mà người ta thường có cách lập dự toán xây nhà ở. Người ta thường gọi đó là hồ sơ dự toán chi tiết xây dựng nhà ở. Với cách thực hiện như vậy thì cách tính chi phí xây nhà sẽ chính xác nhất, nghĩa là nhà bạn làm cái gì thì sẽ tính tiền xây dựng cái đó.

Mẫu bảng dự toán khối lượng công trình

Nếu có thể làm được như vậy sẽ giúp tránh được rủi ro cho chủ đầu tư cũng như nhà thầu, cách làm này nếu như có sự thay đổi trong hồ sơ thiết kế cũng sẽ biết ngay chi phí phát sinh trong quá trình thi công xây dựng là bao nhiêu.

Tuy vậy, có khá nhiều chủ đầu tư và chủ nhà hiện nay vẫn còn khá e ngại việc kiểm soát về khối lượng trong bảng dự toán chi tiết xây dựng nhà ở thể hiện. Để đọc và hiểu được cách lập dự toán xây nhà ở thì cần phải có kiến thức am hiểu về xây dựng, giá vật liệu cũng như quy trình thực hiện thi công xây dựng mới có thể giám sát được đơn giá, khối lượng xây dựng của nhà thầu. Nếu như không biết cách lập, bạn có thể nhờ đến đơn vị tư vấn giám sát và thi công độc lập để giúp bạn làm việc này.

Cách tính diện tích xây nhà

Do thuê một đơn vị tư vấn độc lập nên sẽ phát sinh khá nhiều chi phí thuê tư vấn giám sát nên các chủ đầu tư thường chủ yếu chọn cách làm khoán cho các nhà thầu với chi phí thi công hợp lý. Với cách tính chi phí xây nhà như vậy sẽ giúp cho quá trình tính toán về chi phí, thi công, xây dựng của các chủ đầu tư có cái nhìn tổng quát nhất về chi phí xây nhà một cách dễ hiểu và nhanh chóng nhất. Theo kinh nghiệm về cách tính đơn giá xây dựng, thi công nhà thầu đã lập nên một đơn giá về khái toán xây dựng để giúp khái toán chi phí xây dựng trước khi thực hiện chuẩn bị xây nhà.

- Diện tích tầng 1 [ hoặc tầng trệt]: 100% diện tích

- Diện tích tầng lầu: 100% diện tích/sàn, bao nhiêu sàn lầu thì nhân lên bấy nhiêu

- Diện tích tại mái: Nếu như là mái tôn thì tính 20% diện tích, nếu là mái bằng thì tính 50% diện tích, nếu là mái ngói thì tính 70% và nếu là mái ngói dán bê tông thì tính 90% diện tích

- Diện tích tại sân: Tính 30% tổng thể nhà [ tùy theo diện tích lớn hay nhỏ]

Dự toán xây dựng nhà ở về móng-cọc

- Diện tích móng đơn: đã bao gồm phần cách tính đơn giá trong xây dựng

- Diện tích của móng băng một phương: 50% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô.

- Diện tích móng băng hai phương: 70% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô.

- Diện tích móng cọc [ ép tải]: + +

- Tính diện tích móng cọc [ khoan nhồi]: +

Cách tính đơn giá xây dựng dựa trên 1 m2

- Đơn giá xây dựng dành cho phần thô: 3.000.000 đồng /m2.

- Đơn giá xây dựng hoàn toàn phụ thuộc vào vật tư sử dụng để hoàn thiện:

+ Vật tư trung bình: 4.500.000 đồng / m2

+ Vật tư trung bình khá: 4.800.000 đồng / m2

+ Vật tư khá: 5.200.000 đồng / m2

+ Vật tư tốt: 5.500.000 – 6.000.000 đồng / m2

Ví dụ:

Nếu như bạn muốn xây nhà 3 tầng trên nền đất 6x10m, sử dụng loại móng băng 1 phương, mái tôn và vật tư loại khá thì cách lập dự toán xây dựng nhà ở như sau:

- Về diện tích nhà :

Tầng 1 = 6×10 = 60m2

2 tầng trên= 6x10x2 = 120m2

Mái tôn = 6x10x20% = 12m2

Tổng diện tích là: 192m2

- Về phần chi phí xây dựng móng [ loại móng băng một phương]= 6x10x50%x3.000.000 = 90.000.000 đồng

Tổng chi phí xây dựng phần thô và hoàn thiện: 192 x 5.200.000 = 998.400.000 triệu đồng

- Lập dự toán chi tiết tính chi phí xây nhà 2 tầng 100m2.

Lập dự toán sửa chữa nhà ở

Đối với cách tính đơn giá xây dựng về vấn đề nhà ở có ảnh hưởng khá lớn đến việc tăng giảm diện tích xây dựng như mở rộng sàn, thêm tầng thì đơn giá xây dựng sẽ hoàn toàn khác với đơn giá xây dựng nhới của bạn. Sửa chữa nhà sẽ phức tạp hơn rất nhiều với việc xây mới. Khi bạn có nhu cầu và kế hoạch sửa nhà để báo giá, đơn vị thi công thường phải đưa ra những phương án sửa chữa sau khi khảo sát rồi mới thực hiện các bước tiếp theo được.

Để khảo sát báo giá về tính chi phí xây dựng nhà thì cần phải có những người có kinh nghiệm thì mới có thể tính toán chính xác nhất về công việc này. Những ngôi nhà cần nâng tầng cũng cần phải tính toán kỹ lưỡng về kết cấu móng và cột…cần phải có đơn vị chuyên môn thẩm định chính xác về khả năng chịu lực của móng rồi mới tiếp tục sửa chữa và cải tạo.

- Phá dỡ nhà cũ, vận chuyển phế liệu để tạo mặt bằng thi công mới

- Tạo móng và gia cố móng nhà mới

- Xây dựng phần thô của ngôi nhà Phần thô bao gồm khung bê tông cốt thép, bể ngầm, tường xây bao bên ngoài và ngăn chia bên trong.

- Phần hoàn thiện: Phần hoàn thiện bao gồm hệ thống điện và cấp thoát nước, trát tường hoàn thiện, ốp lát , sơn bả, lắp ráp thiết bị , sàn gạch/gỗ,…

Yêu cầu diện tích phòng công năng cơ bản nhất

- Đối với điều kiện về con người, khí hậu và tập quán sống bình quân của người Việt Nam khoảng 7m2/người.

- Phòng khách: Thường sẽ có diện tích từ 14-30m2, là căn phòng đẹp nhất giúp thể hiện rõ sở thích cũng như tính cách của chủ nhân.

- Phòng ăn: Việc thiết kế phòng ăn nên kết hợp cùng với phòng bếp hoặc có thể kết hợp tổ chức với không gian tiếp khách. Nếu như đó là phòng ăn riêng thì vị trí nên thích hợp nhất là gần bếp và có sự liên kết thuận tiện với phòng khách, diện tích phòng ăn tiêu chuẩn nên từ 12-15m2.

- Phòng ngủ: Hiện nay, phòng ngủ bao gồm phòng ngủ của vợ chồng, phòng ngủ cá nhân, phòng ngủ tập thể [ diện tích khoảng từ 6-18m2].

Bảng mẫu dự toán chi phí xây dựng nhà thông dụng

Mẫu dự toán sửa chữa nhà chi tiết  về các hạng mục là việc làm vô cùng quan trọng bởi nó sẽ giúp bạn hoạch định ngân sách, đảm bảo chi phí không bị phát sinh ngoài mức cho phép trong quá trình xây dựng nhà. Dưới đây là bảng báo giá sửa chữa nhà 2019 chính xác nhất hiện nay bạn có thể tham khảo :

Trên đây là bài viết chia sẻ về quy trình bóc tách khối lượng lập dự toán xây dựng nhà, cấp 4, 1, 2, 3.. tầng với một số diện tích phổ biến để bạn đọc tham khảo. Nếu bạn có dự định xây dựng nhà ở trong thời gian tới nhưng còn vướng mắc các vấn đề về ý tưởng kiến trúc, bố trí công năng, tính toán chi phí xây dựng... hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vẫn miễn phí.

Hotline tư vấn : 0988706411

Video liên quan

Chủ Đề