Bộ môn Dị ứng Đại Học Y Hải Phòng

Cập nhật: 12/11/2020

1. Điều tra cơ bản về tỷ lệ các bệnh dị ứng: từ ngày thành lập, cán bộ nhân viên của Khoa đã tiến hành điều tra cơ bản về tỷ lệ các bệnh dị ứng ở một số phường, xã ở TP Hà Nội, một số tỉnh, thành khác [Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên…]. Với sự phối hợp của các đơn vị Y tế ở địa phương. Tỷ lệ các bệnh dị ứng ở nước ta khá cao 20-25% ở các khu vực thành phố, khoảng 20% ở một số vùng nông thôn. Đặc biệt tỷ lệ dị ứng thuốc ngày càng tăng [từ 2% dân số năm 1982, 1983] đến năm 1997, nhiều nơi tỷ lệ này là 5-6% dân số bị dị ứng do thuốc.

Năm 2010 Trung tâm đã tiến hành và bảo vệ thành công đề tài cấp bộ “ Nghiên cứu thực trạng hen phế quản ở Việt Nam 2009-2010” với những kết quả đáng ghi nhận, lần đầu tiên cho thấy bức tranh toàn cảnh về tình hình dịch tễ học và kiểm soát hen phế quản ở Việt nam.

2. Khu vực lâm sàng: khi mới thành lập Trung tâm chỉ có 30 giường bệnh với số lượng bệnh nhân khiêm tốn đến nay Trung tâm có một đơn nguyên lâm sàng với một phòng điều trị bệnh nhân nặng và 2 bệnh phòng điều trị nội trú gồm 65 giường. Hàng ngày Trung tâm có 70-100 bệnh nhân điều trị nội trú. Tỷ lệ sử dụng giường bệnh hàng năm luôn đạt 150%: hàng ngàn bệnh nhân mỗi năm đến khám và điều tri nội trú, hàng trăm bệnh nhân nặng do dị ứng thuốc [sốc phản vệ, AGEP, DRESS, h/c Stevens-Jonhson, h/c Lyell…], hen phế quản nặng, lupus ban đỏ hệ thống, xơ xứng bì hệ thống…được cứu sống. Nhiều phương pháp điều trị mới được áp dụng [pulse therapy glucocorticoid và cyclophosphamid]. Nhiều phác đồ, tài liệu, sách giáo khoa được viết phục vụ chẩn đoán, điều trị và hướng dẫn tuyến dưới.

Năm 2019, Trung tâm đã tiếp nhận tổng số 3775 lượt người bệnh vào điều trị nội trú. Tỷ lệ sử dụng giường bệnh năm 2019 là 142,53%. Ngày điều trị trung bình 9.7 ngày tăng 0,32 ngày so với năm 2018. Trung tâm vẫn đảm bảo thực hiện mục tiêu ISO là giảm ngày điều trị trung bình xuống còn 9,8 ngày

3. Khu vực labo: Với trọng tâm của lãnh đạo Trung tâm là đẩy mạnh hoạt động của khu vực xét nghiệm và labo, thời gian qua khu vực này đã có nhiều thay đổi, được chia làm ba khu vực: Khu xét nghiệm miễn dịch trang bị máy ELISA, máy định lượng IgE đặc hiệu, Khu thăm dò chức năng có hai máy Spirometer đo chức năng hụ hấp..., bộ dị nguyên theo tiêu chuẩn quốc tế và Khu vực chẩn đoán và điều trị miễn dịch đặc hiệu các bệnh dị ứng.

Mỗi năm có hàng chục nghìn test, xét nghiệm in vivo và in vitro chuyên khoa đặc hiệu được thực hiện [test da với 99 loại dị nguyên, test da đặc hiệu, IgE đặc hiệu với các dị nguyên thức ăn, hô hấp; thuốc…]. Nhiều xét mới, hiện đại được áp dụng: định lượng kháng thể kháng nhân, kháng chuỗi kép [anti-dsDNA], định lượng kháng thể kháng phospholipid [cardiolipin, β2 glycoprotein, phospholipid…], định lượng kháng thể kháng Scl-70, Jo1, histone, Sm, Ro, SS-B, SS-Ap200, RNP-70, insulin, CCP, Centromere, prothrombin, tylạp thể [AMA-M2], tương bào [LC-1; c, pANCA], tiểu vi thể gan, thận [LKM-1], cơ trơn...để chẩn đoán và theo dõi điều trị một số bệnh tự miễn.

4. Chỉ đạo tuyến: Trung tâm rất chú trọng công tác chỉ đạo tuyến. Từ năm 2005 đến nay Trung tâm Dị ứng và miễn dịch lâm sàng đã mở nhiều lớp đào tạo ngắn hạn chuyên đề Dị ứng và miễn dịch lâm sàng tại Trung tâm và một số lớp tại một số địa phương: Hà Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An, Yên Bái, Nam Định, Vĩnh Phúc…Trung tâm cũng cử nhiều cán bộ tăng cường cho tuyến dưới theo đề án 1816 của Bộ y tế tại các tỉnh: Hưng Yên, Hà Giang, Điện Biên, Lao Cai, Hà Nam, Nam Định, Vĩnh Phúc…

Nhiều cán bộ của Trung tâm tham gia giảng dạy cho Dự án Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và Hen phế quản tại các tỉnh phía Bắc do Bộ y tế phối hợp với Bệnh viện Bạch mai thực hiện trong nhiều năm từ năm 2005 đến nay, tham gia giảng dạy cho câu lạc bộ Hen Phế quản Hà Nội, cho dự án hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây nguyên [HEMA] của Bộ y tế

5. Nghiên cứu khoa học: + Là mô hình tốt kết hợp viện trường trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Các thầy thuốc có chuyên môn lâm sàng giỏi của Trung tâm, được rèn luyện giảng dạy đã trở thành toàn diện cả lý thuyết và lâm sàng, đồng thời bổ sung cho công tác giảng dạy của bộ môn khi cần thiết. Các cán bộ giảng dạy của Bộ môn giỏi về lý thuyết lại được ưu tiên tham gia điều trị trực đêm, cấp cứu bệnh nhân, chỉ đạo tuyến sẽ tăng cường kiến thức thực tế và lâm sàng, trở thành thày cô giáo toàn diện.

Cán bộ, giảng viên của bộ môn thường xuyên phối hợp với Trung tâm cùng tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học - §µo t¹o: ngay từ những năm đầu tiên [1981-1985], Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng đã có nhiều cố gắng trong việc đào tạo cán bộ chuyên ngành Dị ứng miễn dịch lâm sàng, kết hợp chặt chẽ với Bộ môn Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng Trường Đại học y Hà nội. Tính đến 6/2019, Trung tâm đã giảng dạy gần 50 khóa sinh viên Y [năm thứ 5], 2 khóa bác sĩ chuyên khoa sơ bộ, đào tạo nhiều khóa nghiên cứu sinh từ khóa 3 đến khóa 42, nhiều khóa bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa I, chuyên khoa II và cao học: 20 tiến sĩ, 26 thạc sĩ, 12 BSCKII, 20 BSCKI, 58 BSCK sơ bộ, hướng dẫn tốt nghiệp chuyên ngành Dị ứng 117 BSYK.

6. Phòng tư vấn và câu lạc bộ: bệnh dị ứng và tự miễn chủ yếu  là các bệnh mạn tính vì vậy giáo dục cho người bệnh và tư vấn dùng thuốc và tự chăm sóc là vấn đề lớn mà Trung tâm đã quan tâm. Phòng tư vấn hen phế quản , dị ứng và miễn dịch lâm sàng đã hoạt đông từ năm 2008 đến nay và tỏ ra rất hữu ích. Năm 2019, phòng khám tư vấn và tái khám của trung tâm đã khám cho > 19611 lượt người bệnh, tăng >2000 lượt so với năm 2018. Để đáp ứng nhu cầu của người bệnh và chuyên ngành, Trung tâm đang xây dựng kế hoách cho ra mắt một số phòng tư vấn và câu lạc bộ khác, trước mắt là chuyên nghiệp hoá phòng tư vấn và câu lạc bộ hen phế quản.

7. Hợp tác quốc tế: Trung tâm đặc biệt chú trọng công tác này: nhiều cán bộ của Trung tâm và bộ môn được cử đi học nghiên cứu sinh, thực tập sinh tại các nước Liên xô, Cộng hòa Pháp, Hoa kỳ, Thụy Điển, Australia, Đài loan, Hàn quốc…Trung tâm đã tổ chức nhiều hội thảo, tập huấn có sự phối hợp với các bạn quốc tế như Tổ chức Dị ứng thế giới [WAO], Hội phổi học Pháp Việt, các chuyên gia, giáo sư đến từ Hoa kỳ trong sự phối hợp với tổ chức REI…Hàng năm nhiều bác sỹ của trung tâm được cử đi dự hội thảo quốc tế và khu vực về lĩnh vực Hen và dị ứng, miễn dịch lâm sàng…

Với những thành tích được nêu trên, năm 2006 Trung tâm Dị ứng được Bộ y tế tăng bằng khen “Đã có nhiều thành tích xuất sắc trong đợt chào mừng kỷ niệm 95 năm thành lập bệnh viện Bạch Mai”, năm 2008 Trung tâm được Bộ y tế tăng bằng khen “ đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch y tế năm 2007”. Nhiều cán bộ của Trung tâm được được Bộ y tế, Ủy ban nhân dân một số tỉnh tặng nhiều bằng khen và giấy khen.

*Trong những năm tới Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng tiếp tục phát triển để hoàn thiện về tổ chức, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đáp ứng một cách tốt nhất mọi nhu cầu khám chữa bệnh về dị ứng và miễn dịch lâm sàng cho nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển chuyên ngành dị ứng và miễn dịch lâm sàng xuống tuyến dưới xứng đáng là Đơn vị đầu ngành của cả nước về dị ứng và miễn dịch lâm sàng

Page 2

Cập nhật: 11/11/2020

SỰ RA ĐỜI CỦA TRUNG TÂM DỊ ỨNG - MIỄN DỊCH LÂM SÀNG BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Những năm của thập kỷ 70, tỷ lệ các bệnh dị ứng [dị ứng thuốc, viêm mũi dự ứng, hen phế quản…] có xu thế tăng nhanh. Nhu cầu của người dân và xã hội cần có một chuyên ngành mới để nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị nhóm bệnh này. Vì vậy, năm 1969, Trường Đại học Y Hà Nội đã tổ chức một  Đơn vị nghiên cứu Dị ứng. Từ năm 1977-1979, Bộ Y tế đã cử một nhóm 4 bác sĩ đi học tập và bồi dưỡng nghiệp vụ, nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức chuyên ngành Dị ứng sau này ở nước ta, tại trung tâm Dị ứng toàn Liên Xô thuộc Viện Hàn lâm Y học Liên Xô [Mátxcơva].

Ngày 18 tháng 6 năm 1980 Bộ Y tế ra quyết định số 481 BYT/QĐ thành lập Khoa Dị ứng Miễn dịch lâm sàng Bệnh viên Bạch Mai và giao cho Tiến sĩ Nguyễn Năng An tổ chức và làm Trưởng Khoa. Những cán bộ đầu tiên của Khoa là: TS. Nguyễn Năng An, BS. Lê Văn Khang, BS. Nguyễn Văn Phan, BS. Đào Văn Chinh, TS. Phạm Thị Huệ...

Sau một thời gian chuẩn bị [địa điểm, cán bộ, phương tiện], ngày 25 tháng 3 năm 1981, Khoa  Dị ứng- Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai chính thức đi vào hoạt động và tiếp nhận bệnh nhân. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, Khoa Dị ứng- MDLS đã ghi nhiều dấu ấn trong sự phát triển chung của Bệnh viện Bạch Mai.

Thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất là từ năm 1981-1985, đây là quê hương của đào tạo sau đại học [hầu hết cán bộ giảng dậy và bác sỹ của Khoa được đào tạo sau đại học: tiến sỹ, thạc sỹ, BSKHI, BSCKII], nghiên cứu khoa học [nhiều giải thưởng khoa học sáng tạo tuổi trẻ, VIFOTEC, học ngoại ngữ và sử dụng cán bộ trẻ...

Trong một vài thập kỷ gần đây, mô hình bệnh tật đã có những sự thay đổi rõ rệt, tỷ lệ các bệnh dị ứng và tự miễn dịch ngày càng tăng cao. Với vị trí đầu ngành Dị ứng trong một bệnh viện lớn nhất và lâu đời nhất của cả nước, chuyên ngành Dị ứng - MDLS đứng trước đòi hỏi phải được phát triển quy mô hơn và toàn diện hơn, để có thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.

Trước thực tế này, ngày 26 tháng 01 năm 2010, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ra quyết định số 258/QĐ-BYT chuyển Khoa Dị ứng - MDLS Bệnh viện Bạch Mai thành Trung tâm Dị ứng - MDLS trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai, và giao cho PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn, Trưởng Bộ môn Dị ứng Trường Đại học Y Hà Nội, nguyên Trưởng Khoa Dị ứng – MDLS BV Bạch mai làm Giám đốc Trung tâm.

Page 3

Cập nhật: 10/11/2020

Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng - Bệnh Viện Bạch Mai 

1. Nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị các bệnh dị ứng và tự miễn hay gặp ở nước ta.

2. Nghiên cứu tỷ lệ các bệnh dị ứng ở các vùng khí hậu và ngành nghề khác nhau.

3. Nghiên cứu vai trò khí hậu, thời tiết và những yếu tố khác trong môi trường sống và lao động trong cơ chế bệnh sinh dị ứng.

4. Tiêu chuẩn hóa và sản xuất các loại dị nguyên hay gặp ở nước ta, phát hiện thuốc chống dị ứng từ nguồn động vật hoặc thực vật sẵn có trong nước. Sử dụng phương pháp của Y học hiện đại kết hợp Y học cổ truyền dân tộc, đặc biệt là cập nhật và áp dụng các phác đồ mới để phát hiện và điều trị các bệnh dị ứng, trước hết là các bệnh dị ứng hay gặp ở nước ta như: Viêm mũi dị ứng, hen phết quản, dị ứng do thuốc, hóa chất, thực phẩm… và các bệnh tự miễn dịch hay và hiếm gặp như: lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì hệ thống, viêm mạch hệ thống, bệnh mô liên kết hỗn hợp v.v…

5. Đào tạo, bổ túc cán bộ đại học và sau đại học về chuyên khoa Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng.

6. Hợp tác quốc tế về sản xuất dị nguyên, thuốc, xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu khoa học.

Page 4

Cập nhật: 10/11/2020

Lãnh đạo tiền nhiệm:

GS. TSKH. Nguyễn Năng An                Nguyên Trưởng Khoa [1980-1987, 1994-2002]

GS. TS. Đào Văn Chinh                        Nguyên Trưởng Khoa [1987-1994]

PGS. TS. Lê Văn Khang                        Nguyên Trưởng Khoa [2002-2005]

PGS.TS.Trần Thúy Hạnh                       Nguyên Phụ trách Khoa [2005-2008]

PGS. TS. Nguyễn văn Đoàn                  Nguyên Trưởng Khoa [2008-2010]

                                                               Nguyên Giám đốc trung tâm [2010-2016]

TS. Phạm Thị Huệ                                 Nguyên Phó Trưởng Khoa [1980-2002]

PGS.TS. Trịnh Mạnh Hùng                    Nguyên Phó Trưởng Khoa [2002-2007]

Lãnh đạo Trung tâm hiện nay:

 TS. Nguyễn Hoàng Phương

Giám đốc Trung tâm

 

 TS. BS. Phạm Huy Thông

Phó Giám đốc Trung tâm

 

 CNĐD. Tống Văn Minh

Điều dưỡng trưởng Trung tâm

 

KTV Trưởng

KS Phan Ngọc Bích

Chủ tịch Công đoàn

Bác sĩ Chu Chí Hiếu

Sau 40 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay, Trung tâm đã có 1 đội ngũ cán bộ, nhân viên được đào tạo có hệ thống ở trong nước và ở nước ngoài, trong số đó có: 4 tiến sỹ, 3 thạc sỹ, 9 BS nội trú, 1 bác sỹ chuyên khoa cấp I và 3 bác sỹ thuộc biên chế Trung tâm, có 11 bác sĩ [1GS. TSKH, 7 PGS. TS, 2 TS và 2. BSCKII] đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác sang bệnh viện khác.

Video liên quan

Chủ Đề