Bị ong đốt làm thế nào cho nhanh khỏi

Chị Trần Hằng (quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) hỏi: Thời gian gần đây có nhiều người phải nhập viện do bị ong đốt. Bác sĩ cho hỏi cách xử lý ban đầu khi bị ong đốt như thế nào?

Về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ, mới đây Trung tâm Chống độc đã cấp cứu bệnh nhân N.T.N (61 tuổi, ở huyện Đông Anh, TP Hà Nội) bị một bầy ong khoái tấn công. Bệnh nhân bị ong đốt gần 300 nốt trên toàn cơ thể và đã được gia đình đưa đến bệnh viện trong tình trạng nhiễm độc đang xảy ra ồ ạt: Hồng cầu bị vỡ, cơ bị tổn thương ồ ạt và máu bị rối loạn rất sớm. Tuy nhiên, do được đưa đến viện sớm và điều trị tích cực: Thay huyết tương, xả dịch truyền và bào niệu tích cực, lọc máu liên tục, dùng thuốc... nên sau một tuần điều trị tích cực, bệnh nhân đã hồi phục, xuất viện.

Mẫu ong đốt bệnh nhân N.T.N đã được các chuyên gia sinh học xác định là ong khoái hay ong mật khổng lồ Đông Nam Á, tên khoa học là Apis Dorsata. Tuy là loài ong mật nhưng cũng độc không thua kém ong vò vẽ, ong bắp cày. Ở Việt Nam, đặc biệt ở phía Bắc, số lượng bệnh nhân bị ong đốt phải nhập viện tăng mạnh vào mùa thu với nhiều loại ong có chứa độc tố mạnh như ong vò vẽ, ong khoái, ong bắp cày... Đáng chú ý là người dân khi lao động hay tiếp xúc trong môi trường tự nhiên thì không để ý khiến bị ong đốt với số lượng lớn, rất dễ bị nhiễm độc. Nọc độc của ong gây hại đến tất cả cơ quan trong cơ thể, cần điều trị sớm, tích cực ngay tại y tế cơ sở. Các trường hợp diễn biến nặng cần được chuyển lên tuyến trên để can thiệp kịp thời. Biện pháp điều trị rất đơn giản ngay tại cộng đồng là sau khi bị ong đốt nên nhanh chóng uống đủ nước, đặc biệt là các loại nước có chất khoáng, chất muối, nước canh, orezol và khẩn trương tới y tế cơ sở. Biện pháp điều trị quan trọng tại cơ sở là cần nhanh chóng bù đủ dịch, đủ nước và dùng thuốc lợi tiểu cho bệnh nhân. Những trường hợp nặng hơn cần đánh giá, kiểm tra, theo dõi kỹ, thay huyết tương sớm với các trường hợp hàng trăm nốt đốt nếu cần. Do đó, việc bù muối, bù nước cho nạn nhân ngay sau khi bị ong đốt rất quan trọng. Điều trị tích cực nhanh chóng ngay tại tuyến trước bằng cách truyền đủ dịch và cho bài niệu tích cực là yếu tố sống còn để cứu sống bệnh nhân, hạn chế khỏi các tổn thương nguy hiểm đến tính mạng và mau hồi phục.

Lưu ý, nếu người bị ong đốt có những biểu hiện như: Bị ong đốt nhiều nốt (thường trên 10 nốt đốt), hoặc đốt ở các vị trí “yết hầu”của đường hô hấp như vùng đầu, mặt, cổ, hoặc sau đốt kể cả một nốt nhưng có biểu hiện mẩn ngứa hoặc đỏ da, khó thở, chóng mặt, hoa mắt, cần đưa nạn nhân đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng đáng tiếc.

Các thắc mắc về sức khỏe xin gửi về Chuyên mục “Bác sĩ của bạn”, Phòng Biên tập Kinh tế-Xã hội-Nội chính, Báo Quân đội nhân dân, số 8 Lý Nam Đế, Hàng Mã, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Email: [email protected], [email protected]. Điện thoại: 0243.8456735.

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Y tế xem các tin, bài liên quan.

Bị ong đốt làm thế nào cho nhanh khỏi

Tử nạn trên núi Bà Hỏa do bị ong đốt

Ngày 23-9, ông Phan Tấn Vũ, Chủ tịch UBND phường Đống Đa (thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) xác nhận thông tin trên địa bàn vừa xảy vụ tai nạn thương tâm do bị ong đốt trên núi Bà Hỏa.

Bị ong đốt làm thế nào cho nhanh khỏi

Nghệ An: 7 người bị ong đốt phải nhập viện cấp cứu

Liên quan đến vụ việc 7 người phải nhập viện cấp cứu do bị ong đốt, bác sĩ Lê Quang Trung, Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng huyện Quế Phong (Nghệ An) cho biết: Đến sáng 22-9, 3 nạn nhân (gồm 2 người lớn và 1 cháu nhỏ) đã ra viện trở về nhà, 4 cháu nhỏ còn lại đã qua cơn nguy kịch, tỉnh táo sau nhiều giờ bị hôn mê.

Bị ong đốt là một trong những tai nạn thường thấy trong cuộc sống. Người bị đốt thường chỉ hay thắc mắc bị ong đốt bôi gì cho nhanh khỏi hoặc bị ong đốt sưng bao lâu và bị ong đốt làm sao hết sưng. Tuy nhiên, việc xử trí khi bị ong đốt không chỉ đơn giản như vậy. Sau khi được xử trí vết thương, người bị ong đốt còn cần được theo dõi và phát hiện các biến chứng cấp tính khác vì chúng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Dưới đây là cách sơ cứu đúng cho người bị ong đốt:

Bị ong đốt làm thế nào cho nhanh khỏi
Đưa nạn nhân ra khỏi khu vực bị ong đốt. Đặt nạn nhân nằm yên, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan truyền trong cơ thể.
Bị ong đốt làm thế nào cho nhanh khỏi
Các loại côn trùng khác thường không để lại dấu vết khi đốt. Còn ong thường để lại kim và túi chứa nọc độc tại vị trí đốt.
Bị ong đốt làm thế nào cho nhanh khỏi
Nếu vòi chích nổi lên bề mặt da, dùng nhíp gắp nhẹ lấy kim ra.
Bị ong đốt làm thế nào cho nhanh khỏi
Tránh dùng tay khều hoặc chà xát, đè lên vết chích bởi mũi kim dính vào da có kèm theo túi chứa nọc độc sẽ tiếp tục bơm chất độc vào cơ thể. Cần lấy kim ra khỏi da càng nhanh càng tốt, tránh chất độc gây sưng, nhức nhối nghiêm trọng hơn.
Bị ong đốt làm thế nào cho nhanh khỏi
Rửa vết chích bằng xà phòng hoặc nước sạch, nước ấm, dung dịch sát trùng.
Bị ong đốt làm thế nào cho nhanh khỏi
Đắp khăn lạnh hay túi chườm đá lên vùng bị đốt để giảm sưng, giảm đau,…
Bị ong đốt làm thế nào cho nhanh khỏi
Cho nạn nhân uống nhiều nước để thải bớt độc tố. Tuyệt đối không dùng thuốc hay vôi bôi lên vết chích. Sau khi sơ cứu, cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và theo dõi cẩn thận và kiểm tra lại.

Ong đốt thì làm như thế nào?

Ra khỏi khu vực có nhiều ong ngay lập tức..

Nếu vòi chích có phần nổi lên bề mặt da, có thể thử lấy nhíp gắp ra. ... .

Chườm đá hoặc đắp một miếng gạc lạnh sạch để giảm sưng và đau vết thương..

Rửa vết đốt bằng nước sạch hoặc xà phòng..

Dùng dung dịch sát khuẩn vết thương hằng ngày..

Ong vàng đốt thì bôi gì?

Thoa kem hydrocortisone, kem dưỡng da calamine để giảm mẩn đỏ, ngứa hoặc sưng tấy. Cân nhắc uống thuốc kháng histamine có chứa diphenhydramine hoặc chlorpheniramine, nếu vết ngứa hoặc sưng gây khó chịu. Tránh làm trầy xước khu vực chích.

Bị ong vò vẽ đốt bao lâu thì khỏi?

Vết sưng do ong đốt có thể hết sau vài ngày đến vài tuần. Đa số trường hợp bị ong đốt đều nhẹ do số lượng vết đốt ít và loài ong đốt có độc tính thấp. Nọc của từng loài ong có khả năng gây độc khác nhau.

Ong chích bao lâu hết đau?

Hầu hết các triệu chứng sưng và đau do ong đốt biến mất trong vòng vài giờ. Phản ứng vừa phải: một số người bị ong đốt có phản ứng mạnh hơn với các dấu hiệu và triệu chứng như: đỏ tấy, sưng ở vị trí vết đốt dần dần to lên trong một hoặc hai ngày tiếp theo. Phản ứng này thường thuyên giảm trong vòng 5 đến 10 ngày.