Bị ói ra dịch màu vàng là bệnh gì

Một buổi sáng thức dậy, bạn vệ sinh răng miệng và thấy nôn ra một chất dịch vàng có vị đắng. Bạn lo lắng không biết bị gì? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng nôn ra dịch vàng có vị đắng. Bạn có thể xem xét tình trạng của mình và có hướng điều trị kịp thời.

Nôn ra dịch vàng có vị đắng có liên quan đến trào ngược dịch mật?

Trào ngược dịch mật là hiện tượng dịch mật trào ngược lên dạ dày, rồi từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Do một nguyên nhân nào đó, van môn vị (ngăn cách giữa dạ dày và ruột non) bị tổn thương, đóng không kín dẫn tới dịch mật trào ngược lên dạ dày và rồi từ đó trào ngược lên thực quản.

Bệnh trào ngược dịch mật thường gặp ở những người thường xuyên bị trào ngược dạ dày thực quản. Trào ngược dịch mật nếu không được phát hiện kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày và cả ung thư thực quản…

Dịch mật là chất lỏng, hơi nhầy, màu xanh vàng, vị đắng. Dịch mật được sản xuất tại gan và dự trữ trong túi mật. Trong chức năng tiêu hóa, dịch mật cũng góp phần không nhỏ trong tiêu hóa thức ăn như:

  • Giúp tiêu hóa chất béo và các loại vitamin tan trong dầu gồm vitamin A, vitamin D, vitamin K, vitamin E.
    Bị ói ra dịch màu vàng là bệnh gì

Dịch mật giúp tiêu hóa chất béo và các loại vitamin tan trong dầu gồm vitamin A, D, K, E

  • Kích thích làm tăng tiết các men tiêu hoá của dịch tuỵ và dịch ruột.
  • Tạo môi trường kiềm ở ruột, kích thích nhu động ruột, ức chế hoạt động của vi khuẩn lên men thối ở phần trên ruột non… giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Ngoài chức năng tiêu hoá, mật còn loại bỏ các sản phẩm thoái hoá của hemoglobin (một chất trong tế bào hồng cầu) là bilirubin, tạo nên màu sắc của mật.

Các triệu chứng trào ngược dịch mật

Nôn ra dịch vàng có vị đắng là một trong những triệu chứng điển hình của trào ngược dịch mật, dù triệu chứng của trào ngược dịch mật đôi khi bị nhầm lẫn và khó phân biệt với trào ngược acid dạ dày.

Bị ói ra dịch màu vàng là bệnh gì

Nôn ra dịch vàng có vị đắng là một trong những triệu chứng của trào ngược dịch mật

Ngoài triệu chứng nôn ra dịch vàng, vị đắng, người bị trào ngược dịch mật thường xuyên thấy ợ nóng, đi kèm cảm giác đắng miệng. Triệu chứng ợ nóng trong trào ngược dịch mật khá giống với trào ngược acid ở cảm giác nóng rát phần ngực; nhưng trào ngược dịch mật thường khiến bệnh nhân thấy đau cồn cào phần bụng trên, kèm theo vị đắng trong miệng.

Điều trị trào ngược dịch mật và trào ngược acid dạ dày

Thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống khoa học là cần thiết đối với người trào ngược dịch mật và trào ngược acid dạ dày. Đầu tiên bạn cần chia nhỏ bữa ăn, hạn chế thức ăn nhiều chất béo, dầu mỡ. Sau khi ăn, bạn nên chờ ít nhất 2-3 giờ trước khi nằm xuống để chắc chắn rằng dạ dày đã tiêu hóa hết thức ăn. Bạn nên tránh uống rượu bia vì chúng sẽ kích thích thực quản dẫn tới trào ngược acid. Bỏ ngay thuốc lá bởi chúng làm tăng sản xuất acid dạ dày và làm khô nước bọt, gây hôi miệng.

Giữ tinh thần thoải mái, thư giãn và lựa chọn một vị trí nằm cao đầu sẽ giúp giảm trào ngược. Khi trào ngược giảm, bạn sẽ không còn lo lắng về tình trạng nôn ra dịch vàng có vị đắng nữa. Nếu tình trạng này lặp lại thường xuyên, có thể dẫn đến hôi miệng do trào ngược.

Ngoài ra, khi có các triệu chứng của trào ngược, bạn nên thăm khám ở những cơ sở uy tín để xác định tình trạng bệnh của mình. Ngoài sử dụng thuốc Tây y điều trị, bạn có thể tham khảo và sử dụng sản phẩm Đông y hỗ trợ điều trị trào ngược hiệu quả. Thanh Hương Tán là một sản phẩm của Đông Y Thanh Tuấn, được nghiên cứu và bào chế từ 11 vị thảo dược tự nhiên gồm hoắc hương, mộc hương, hương phụ tử, nhục đậu khấu, đinh hương, bạch chỉ, quế tâm, bạc hà, cát cánh, cam thảo và cỏ ngọt. Sản phẩm hỗ trợ điều trị các triệu chứng đắng miệng, nhạt miệng, chua miệng, giúp khắc phục nhanh những triệu chứng ợ chua, trào ngược dịch dạ dày, viêm thực quản trào ngược… Sản phẩm đặc biệt thích hợp với người bị hôi miệng do trào ngược dạ dày.

Nôn là hiện tượng thường gặp sau khi uống rượu. Tuy nhiên, nếu say rượu nôn ra dịch vàng thì đó là cảnh báo của cơ thể cho biết bạn đã uống quá nhiều rượu. Vậy say rượu nôn ra dịch vàng là bệnh gì? có nguy hiểm không cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I - Tại sao bị nôn ra dịch vàng khi say rượu?

Nguyên nhân nào khiến một người say rượu nôn ra dịch vàng:

Rượu làm giảm hoạt động co bóp của dạ dày, khiến thức ăn ứ đọng tại dạ dày lâu bắt đầu thối rữa, phân hủy tạo ra các chất độc hại. Các chất này tác động ngược lại lên niêm mạc dạ dày gây nôn.

Dịch vàng nôn ra là dịch của dạ dày và dịch mật, thường có vị đắng. Rượu tác động khiến van môn vị đóng không kín dịch mật trào ra dạ dày và theo chất nôn ra ngoài.

Bị ói ra dịch màu vàng là bệnh gì

II - Say rượu nôn ra mật vàng phải làm sao?

Khi say rượu nôn ra dịch vàng, điều đó cho thấy nồng độ cồn trong máu đang rất cao. Đầu tiên, phải phân biệt xem người đó có phải ngộ độc rượu không hay chỉ là say rượu đơn thuần:

Người say rượu đơn thuần sẽ có các biểu hiện:

  • Buồn nôn, nôn.
  • Đi loạng choạng, không vững.
  • Nói líu nhíu, lè nhè.

Trường ngộ độc rượu sẽ có các biểu hiện dưới đây:

  • Cơ thể mất thăng bằng, không tự đứng được.
  • Hôn mê, bất tỉnh, gọi hỏi không phản hồi.
  • Co giật.
  • Chân tay tê yếu một bên hoặc cả hai.
  • Khó thở, thở dốc, thở nhanh hoặc thở khò khè.
  • Đau bụng, nôn nhiều.
  • Không thể tự chủ tiểu tiện hoặc đại tiện.
  • Môi, da, móng tay tím tái, nhợt nhạt.

XEM THÊM: Uống rượu bị nôn ra máu có sao không?

Bị ói ra dịch màu vàng là bệnh gì

Nếu là ngộ độc rượu cần đưa người đó đến cấp cứu tại cơ sở y tế để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Trường hợp say rượu đơn thuần nôn ra dịch vàng có thể xử trí theo cách dưới đây:

  • Cho uống thật nhiều nước, nên uống nước ấm để tránh mất nước khi nôn nhiều.
  • Cởi bỏ cúc cổ áo, thắt lưng, để người say nằm ở nơi thoáng mát, tránh những nơi có gió.
  • Cho uống thêm nước mật ong, trà gừng, nước sắn dây… để giải rượu.
  • Khi nôn xong cơ thể mất nhiều nước, năng lượng và điện giải nên bổ sung bằng súp loãng, cháo hoặc canh nóng ít dầu mỡ. Nếu không kịp chuẩn bị hãy cho người say rượu uống 1 ly nước đường để tránh tụt đường huyết.
  • Không cho người say rượu uống các thuốc giảm đau như paracetamol, aspirin vì sẽ làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày.
  • Không tự ý uống acid folic, vitamin B1 hoặc B6 để giải độc rượu vì có chúng đều có hại cho gan.
  • Không để người say rượu ngủ cả ngày hoặc qua đêm mà không cho ăn uống. Điều đó có thể gây tử vong do hạ đường huyết hoặc hạ thân nhiệt. Cứ cách vài tiếng nên gọi họ dậy cho ăn cháo hoặc sữa.

III - Cách hạn chế hiện tượng say rượu nôn ra mật vàng

1. Trước khi uống

  • Nên ăn trước khi uống rượu, để bụng rỗng khi uống rượu dễ ngấm nhanh vào máu, còn làm kích ứng niêm mạc dạ dày.
  • Ăn súp hoặc một bát canh nóng chứa một chút chất béo sẽ giúp niêm mạc dạ dày được bao phủ, làm chậm quá trình rượu ngấm vào cơ thể.
  • Nên uống đồ uống không cồn trước khi uống rượu để làm loãng rượu khi vào cơ thể.

2. Trong khi uống

  • Uống xen kẽ nước lọc để tránh mất nước trong khi uống rượu.
  • Không pha rượu với các đồ uống có cồn hoặc có ga khác.
  • Khi uống rượu nên ăn kèm với các thức ăn khác để làm chậm quá trình hấp thu rượu và hỗ trợ quá trình giải rượu.

Bị ói ra dịch màu vàng là bệnh gì

3. Sau khi uống

  • Khi nhận thấy mình có dấu hiệu say rượu không nên tiếp tục uống, hạn chế tối đa lượng rượu phải uống, vì càng uống nhiều khả năng nôn ói càng cao.
  • Nếu khó chịu hãy thử uống trà gừng, chanh muối, trà quất mật ong… để giảm cảm giác khó chịu buồn nôn, không tự ý móc họng gây nôn.

Say rượu nôn ra dịch vàng không phải là hiện tượng bình thường, điều đó cho thấy gan hoặc dạ dày của bạn đã bị tổn thương. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chữa trị để tránh gặp biến chứng tại gan và dạ dày.

Bị ói ra dịch màu vàng là bệnh gì

Bị ói ra dịch màu vàng là bệnh gì

Bị ói ra dịch màu vàng là bệnh gì

DS. Nhi

Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại

Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/say-ruou-non-ra-dich-vang-la-benh-gi-co-nguy-hiem-khong-n19006.html