Bệnh khí huyết là gì

Khí huyết đều hư trong Y học cổ truyền là chứng bệnh nguyên khí trong cơ thể bất túc, hòa nguyên thiếu thốn, khí không sinh huyết.

Khái niệm chứng khí huyết đều hư trong Y học cổ truyền dùng để chỉ những bất túc, hóa nguyên thiếu thốn, khí không sinh huyết của nguyên khí trong cơ thể, khiến cho cả Khí và Huyết đều bị hao tổn, tạo nên cơ sở vật chất của hoạt động sinh mạng con người bất túc, biểu hiện ra bên ngoài là khả năng hoạt động của Tạng Phủ bị giảm sút. 

Nguyên nhân của chứng này phần nhiều do ăn uống mệt nhọc nội thương, ốm lâu không khỏi hoặc bị mất huyết hao khí gây nên. Nói cách khác, khi huyết đều hư xuất hiện là do cơ thể không khỏe mạnh trong một thời gian dài, ăn uống không khoa học và tinh thần bị căng thẳng,...

Khí huyết đều hư là gì? [Ảnh: Internet]

Để nhận biết chứng khí huyết đều hư, có thể dựa vào các triệu chứng như mỏi mệt tinh thần, hụt hơi, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp, đánh trống ngực, khó ngủ, sắc mặt xanh xao hoặc trắng bệch, chân tay tê dại, sắc móng tay, móng chân nhạt, kinh nguyệt không đều, ít, sắc kinh nhạt, chất loãng, huyết băng lậu hạ, chất lưỡi non bệu, mạch Tế vô lực...

2. Phân tích khái niệm khí huyết đều hư

Trên lâm sàng, chứng Khí huyết đều hư có thể xuất hiện trong quá trình biến hóa của nhiều loại tật bệnh về khí hư hoặc huyết hư. Biểu hiện của khí huyết đều hư là khác nhau phụ thuộc vào sự khác nhau trong nguyên nhân gây bệnh, cơ chế hoạt động của bệnh và vị trí mắc bệnh. Cụ thể

- Trong bệnh Hư lao, chứng khí huyết đều hư xuất hiện chủ yếu là do hậu thiên không đều hoà, ốm lâu trong thời gian dài, không được bồi bổ, dẫn đến tổn thương Tỳ Vị, nguồn sinh hóa khí huyết bất túc.

Khí huyết đều hư trong trường hợp này khiến tinh thần mệt mỏi, mất sức, đoản hơi, đổ nhiều mồ hôi, hồi hộp, chán ăn, sút cân, chóng mặt buồn nôn lưỡi nhạt rêu lưỡi mỏng, mạch Tế Nhuyễn. Để điều trị khí huyết đều hư, cần điều lý Tỳ Vị, bồi bổ cả khí và huyết, có thể sử dụng bài thuốc Bát trân thang [Chính thể loại yếu] gia giảm.

Bắc trân thang dùng để bồi bổ khí huyết [Ảnh: Internet]

- Khí huyết đều hư do khí huyết bất túc gây ra tấu lý không kín đáo, ngoại tà dễ nhân cơ hội mà thâm nhập, như mục Huyết tý hư lao bệnh mạch chứng tính trị sách Kim quỹ yếu lược có nói "Hư lao là các loại bất túc, phong khí gây trăm tật, Thự dự hoàn chủ chữa bệnh ấy"

Khí huyết đều hư trong trường hợp này gây ra các triệu chứng gầy còm, sút cân, mệt mỏi, đoản hơi, hồi hộp, sức khỏe giảm sút, tay chân đau mỏi tê dại. Để điều trị điều trị khí huyết đều hư, nên phù chính khu tà, sử dụng bài Thự dự hoàn gia giảm.

- Trong bệnh Huyễn vậng, khí huyết đều hư xuất hiện chủ yếu do Tỳ Vị vốn hư, khí huyết không lưu thông tốt, não không được nuôi dưỡng. Các triệu chứng khí huyết đều hư thường gặp: hoa mắt, chóng mặt, dễ mệt mỏi, sắc mặt xanh xao, không tươi, chán ăn, ngủ mê nhiều, đại tiện lỏng, lưỡi nhạt mạch Tế.

Đê điều trị khí huyết đều hư, nên bổ dưỡng khí huyết, làm mạch trung thổ, cho uống bài Quy tỳ thang [Tế sinh phương] hoặc Bổ Trung ích khí thang [Tỳ vị luận] gia giảm.

Điều trị khí huyết đều hư trong Đông y [Ảnh: Internet]

- Trong bệnh Kinh quí chính xung, chứng khí huyết đều hư xuất hiện chủ yếu do suy tư nhiều, lao thương Tâm Tỳ, Khí huyết hao tổn, huyết không dưỡng Tâm. Các biểu hiện khí huyết đều hư thường gặp: lo âu, mất ngủ, trí nhớ kém, tinh thần mỏi mệt, chán ăn, lưỡi nhạt, mạch Tế.

Để điều trị khí huyết đều hư trong trường hợp này, nên bổ cả khí huyết, chữa cả Tâm Tỳ, chọn dùng bài Quy tỳ thang gia Chu sa, Long sĩ,...

- Trong bệnh "Bất mị", khí huyết đều hư xuất hiện do tư lự thương Tỳ, Tỳ huyết hao tổn, mất ngủ quanh năm. Các triệu chứng khí huyết đều hư thường gặp: ngủ mê, khó ngủ, hồi hộp, trí nhớ kém, mệt mỏi yếu sức, xanh xao, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch Tế Nhược.

Để điều trị khí huyết đều hư, nên ích khí sinh huyết, yên thần định trí, sử dụng bài Quy tỳ thang hoặc Dưỡng tâm thang [Chứng trị chuẩn thằng] gia giảm.

- Trong chứng Nuy, khí huyết đều hư xuất hiện chủ yếu do tà nhiệt làm thương khí hao tân đến nỗi sự sinh hóa của Dương minh không phát huy được, tinh vi của thủy cốc không tưới khắp bốn phía, làm nhuận tôn cân để giữ chắc xương và lợi các khớp, Hơn nữa, Tỳ Vị hư yếu còn gây ra sự tàng huyết của Can bất túc, Can chủ về gân, Can huyết bất túc thì không nuôi dưỡng được gân mạch.

Khí huyết đều hư có biểu hiện chân tay yếu, hao mòn cơ bắp, chán ăn, tinh thần mỏi mệt, yếu sức, đau đầu chóng mặt, đắng miệng, lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi mỏng có màu vàng nhớt, mạch Tế Huyền.

Để điều trị khí huyết đều hư, sử dụng phép bổ trung ích khí, dưỡng huyết nhu Can, có thể dùng bài Bổ trung ích khí thang hoặc gia giảm Tứ vật thang [Y học chính truyền] gia giảm.

- Trong bệnh Tiện huyết, khí huyết đều hư xuất hiện chủ yếu do Tỳ Vị hư yếu, Tỳ không thống huyết, khí không nhiếp huyết, huyết tràn ra ở bên trong gây nên. Bệnh gây ra triệu chứng: đi ngoài ra phân đen, trướng đầy VỊ quản, đau đầu, choáng váng, tinh thần mỏi mệt, xanh xao, lưỡi nhạt, mạch Tế. 

Dùng Quy Tỳ thang để điều trị khí huyết đều hư [Ảnh: Internet]

Đê điều trị khí huyết đều hư, nên ích khí nhiếp huyết, có thể sử dụng bài thuốc Quy Tỳ thang gia giảm.

- Ngoài ra, khí huyết đều hư có thể xuất hiện ở giai đoạn giữa hoặc cuối của tật bệnh mãn tính. Phụ nữ, những người có tiền sử bệnh huyết mãn tính, khí hư, huyết hư,... là những người dễ gặp chứng khí huyết đều hư hơn cả.

Theo bác sĩ Hứa Nhuận Tam trên kênh Bác sĩ Gia đình [TQ], bệnh khí huyết kém, hay là thiếu khí, thiếu máu là một triệu chứng khá phổ biến ở nhiều người với những mức độ nặng nhẹ khác nhau. Mặc dù không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng nó làm ảnh hưởng không nhỏ đếnsức khỏevà năng lượng sống của mỗi người.

Khí huyết có nhiệm vụ lớn là giúp các cơ quan trong cơ thể vận hành và hoạt động trơn tru, khi khí huyết không đủ, sẽ khiến cho các bộ phận trên cơ thể suy giảm chức năng, dẫn đến toàn thân yếu ớt. Nhiều người có cảm giác bản thân "dặt dẹo" nhưng không kiểm tra ra bệnh gì cụ thể.

Sau một thời gian, bạn có khả năng rơi vào tình trạng thiếu kinh nguyệt, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, hay mộng mị, táo bón và những chứng bệnh bất thường khác.

Những nguyên nhân gây ra chứng khí huyết kém thường là do thiếu vận động, thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, làm việc nghỉ ngơi không hợp lý, thói quen ăn uống thiếu lành mạnh.

Vì vậy, khí huyết là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Những người bị thiếu khí huyết, lời khuyên dành cho bạn là nên ăn 2 thứ màu đỏ, ít ăn 2 thứ màu vàng, ăn thêm 1 loại canh để bổ sung khí huyết, giúp cho cơ thể hồi phục và nhanh chóng khỏe mạnh.

Nên ăn nhiều 2 món ăn màu đỏ

1. Thịt bò

Thịt bò theo quan niệm của Đông y là món ăn có vị ngọt tính bình, có tác dụng nuôi dưỡng dạ dày, lá lách, bổ gan mạnh thận, an thai, bổ máu và nhiều tác dụng khác.

Ngoài ra, thịt bò rất giàu axit amin, protein và các chất dinh dưỡng khác có thể giúp bồi bổ sức khỏe cho các cơ quan nội tạng, giúp chúng trở nên khỏe mạnh hơn, từ đó có thể thúc đẩy sự trao đổi chất của các cơ quan chức năng, giúp máu hoạt động hiệu quả và cải thiện nhanh chứng thiếu máu.

2, Táo đỏ

Theo Đông y, táo tàu đỏ có tính ấm, vị ngọt. Có tác dụng nuôi dưỡng âm dương, bổ trung ích khí, nuôi dưỡng các dây thần kinh, an thần, bổ máu. Táo tàu đỏ cũng là thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, chẳng hạn như protein, chất béo, phốt pho, dễ dàng hấp thụ, có thể bổ sung thêm chất sắt cho cơ thể, thúc đẩy cơ thể chuyển hóa tốt cho máu và tăng nguồn máu.

Nên ăn ít 2 loại thực phẩm màu vàng

1, Thức ăn chiên rán

Trong những thoại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày, thức ăn chiên rán thường chứa nhiều mỡ nhất và cũng chứa hàm lượng tinh bột tương đối cao. Trong quá trình chế biến các món ăn này, sẽ sản sinh ra các chất như nitrit. Nếu tiêu thụ thường xuyên thực phẩm chứa chất này, sẽ khiến dạ dày không thể tiêu hóa , có khả năng gây rối loạn đường ruột và gây ra các triệu chứng thiếu máu.

Trong thực phẩm bổ sung chế biến kiểu chiên rán ở nhiệt độ cao, sẽ tàn phá và loại bỏ rất nhiều các chất dinh dưỡng, tiêu thụ thường xuyên không có lợi cho sức khỏe.

2. Cà phê

Cà phê rất giàu polyphenol, có tác dụng chống oxy hóa mạnh, từ đó gây ra sự hấp thụ sắt của cơ thể sẽ ảnh hưởng.

Người thường xuyên uống cà phê mỗi ngày có thể gây ra chứng thiếu máu, từ đó có xu hướng dẫn đến thiếu máu.

Ngoài ra, chất cafein có trong cà phê sẽ khiến não được kích hoạt, tỉnh thức, dễ dẫn đến mất ngủ, thường xuyên uống cà phê quá mức có thể gây mất máu, dẫn đến thiếu máu.

Món ăn đặc biệt giúp bổ khí huyết: Canh táo tàu gừng tươi

Gừng là món ăn có vị cay tính ấm, có thể giúp thông kinh lạc, hoạt huyết, giúp cho hệ tuần hoàn hoạt động hiệu quả hơn, thúc đẩy sự trao đổi chất của cơ thể, có thể có lợi cho việc tạo máu.

Táo tàu theo Đông y là một món ăn có tính ấm, có thể giúp cơ thể bổ sung sắt, có lợi cho máu vận hành, điều hòa vị cay của gừng, tạo thành một món ăn tốt cho cơ thể của những người thiếu khí huyết.

Cách làm:

Chuẩn bị gừng tươi già, táo tàu.

Chọn táo rửa sạch, cho vào nồi, nấu lửa vừa trong khoảng 15 phút, sau đó giảm lửa, thêm gừng vào nhấu sôi trong 10 phút là được.

Khuyến cáo: Nên uống vào buổi sáng, người nào bị nóng thì nên cho thêm một ít hạt kỷ tử để trung hòa món ăn.

Hy vọng các bạn có thể tìm ra cho mình giải pháp bồi bổ khí huyết phù hợp.

*Theo Health/TT

Gan phải làm việc rất "nặng nhọc" mỗi ngày, đây là cách chăm sóc hiệu quả ai cũng nên làm

Video liên quan

Chủ Đề