Bảng tiên lượng là gì

Xin chào bạn, tôi Lương Trainer đây.

Trong bài chia sẻ tiếp theo ngày hôm nay, tôi sẽ giới thiệu cho bạn toàn bộ các kiến thức về chuyên đề " Một số điểm chung về tiên lượng" để bạn có thể nắm rõ các kiến thức về tiên lượng trong dự toán xây dựng.

2. Một số điều cần chú ý khi tínhTiên Lượng

  • Mỗi loại công tác khi tính ra khối lượng đều phải tính theo một đơn vị quy định thống nhất như: m³, m², kg, tấn, m, cái... vì định mức về các hao phí và đơn giá chi phí cho mỗi loại công tác xây lắp đều được xây dựng theo đơn vị khối lượng đã quy định thống nhất đó.
  • Ví dụ: Định mức hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công cho công tác xây tường được xác định cho đơn vị 1 m³ tường xây các loại, vì vậy tính tiên lượng công tác ta phải tính theo đơn vị là m³.
  • Đối với công tác trát :Định mức xác định các hao phí cho 1 m² mặt trát, và đơn giá xác định chi phí cho 1 m² mặt trát, vì vậy trong tiên lượng công tác trát phải tính theom².
  • Nhưng đối với công tác trát gờ, phào chỉ thì đơn giá, định mức xác định cho 1 mét dài gờ, phào chỉ. Vì vậy trong tiên lượng ta lại phải xác định theo mét dài gờ, phào.
  • Trong trường hợp đối với công tác sản xuất lắp dựng cốt thép thì đơn giá, định mức lại xác định cho một tấn thép vì vậy trong tiên lượng ta lại phải xác định theo đơn vị tấn thép.
  • Quy cách của mỗi loại công tác là bao gồm những yếu tố có ảnh hưởng tới sự hao phí về vật tư, nhân công máy thi công và ảnh hưởng tới giá cả của từng loại công tác đó như:
  • Bộ phận công trình: móng, tường, cột ,sàn, dầm, mái...
  • Vị trí [mức độ cao ,thấp, ở tầng 1, tầng 2]
  • Hình khối, cấu tạo: đơn giản, phức tạp [khó, dễ trong thi công]
  • Yêu cầu về kỹ thuật
  • Vật liệu xây dựng
  • Biện pháp thi công
  • Những khối lượng công tác mà có một trong các yếu tố nêu ở trên khác nhau là những khối lượng có quy cách khác nhau. Cùng một loại công tác nhưng các khối lượng có quy cách khác nhau thì phải tính riêng.
  • Ví dụ 1:Cùng phải tính tiên lượng cho công tác bê tông, nhưng bê tông tường, cột, bê tông xà, dầm, giằng, cầu thang, mỗi loại đều phải tính riêng.
  • Ví dụ 2:
  • C - Các bước tiến hành tính tiên lượng
  • Khi tính tiên lượng các công tác của một công trình ta cần phải tiến hành theo trình tự sau:
  • Nghiên cứu bản vẽ: Nghiên cứu bản vẽ từ toàn thể, đến bộ phận rồi đến chi tiết để hiểu thật rõ bộ phận cần tính. Hiểu sự liên hệ giữa các bộ phận với nhau giúp ta quyết định cách phân tích khối lượng hợp lý, đúng đắn.
  • Phân tích khối lượng: Là phân tích các loại công tác thành từng khối lượng để tính toán nhưng cần chú ý phân tích khối lượng phải phù hợp với quy cách đã quy định trong định mức và đơn giá dự toán. Cùng một loại công tác nhưng quy cách khác nhau thì phải tách riêng.
  • Hiểu rõ từng bộ phận, quan hệ giữa các bộ phận [hình khối, cấu tạo]. Phân tích khối lượng gọn để tính đơn giản, các kiến thức toán học như các công thức tính chu vi, diện tích của hình phẳng, công thức tính thể tích của các khối. Các hình hoặc khối phức tạp, ta có thể chia các hình hoặc khối đó thành các hình hoặc khối đơn giản để tính.
  • Tìm kích thước tính toán: Khi phân tích ra các hình hoặc khối ta cần phải tìm các kích thước để tính toán. Kích thước có khi là kích thước ghi trên bản vẽ cũng có khi không phải là kích thước ghi trên bản vẽ. Ta cần phải nắm vững cấu tạo của bộ phận cần tính, quy định về kích thước để xác định cho chính xác.
  • Ví dụ: Để tính diện tích trát ngoài của tường mà trong bản vẽ chỉ ghi kích thước từ tim tường vì vậy nếu là tường 220 thì kích thước cần tìm phải là kích thước ghi trên bản vẽ cộng thêm với bề dày của tường 220.
  • Tính toán và trình bày kết quả: Sau khi đã phân tích khối lượng hợp lý và đã tìm được kích thước ta tiến hành tính toán và trình bày kết quả. Yêu cầu tính toán phải đơn giản trình bày sao cho dễ kiểm tra. Cần phải chú ý các điểm sau:
  • Khi tính phải triệt để lợi dụng cách đặt thừa số chung. Các bộ phận giống nhau , rút thừa số chung cho các bộ phận có kích thước giống nhau để giảm bớt số phép tính.
  • Ví dụ: n x [D x R x C] + n: số bộ phận giống nhau + D: chiều dài + R: chiều rộng + C: chiều cao => D1 x R1 x C1 + D2 x R2 x C2 => D [ R1 x C1 + R2 x C2] [nếu D1 = D2] => D R [C1 + C2] [nếu cả D1 = D2; R1 = R2]
  • Phải chú ý đến các số liệu có liên quan để dùng tính cho phần sau:
  • Ví dụ: + V: là thể tích, S: là diện tích, h: là chiều cao => V2 = S2 x h2 + Nếu S1 = S2 thì S1 có liên quan dùng để tính cho V2 mà không cần tìm lại S2 nữa => khi đó V2 = S2 h2
  • Khi tìm kích thước và lập các phép tính ta cần chú ý mỗi phép tính lập ra là 1 dòng ghi vào bảng tiên lượng.

P/S: Đừng quên share về tường facbook của bạn để lưu lại những kiến thức này khi cần nhé.​

Video liên quan

Chủ Đề