Bản thân em có suy ngẫm gì sâu khi tìm hiểu nội dung bài học văn bản Con chào mào

Hướng dẫn Soạn Bài Con chào mào ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ các câu hỏi trong SGK Ngữ Văn 6 bộ Sách Kết nối tri thức theo chương trình mới.

I. Tìm hiểu tác phẩm Con chào mào sách Kết nối tri thức để soạn bài Con chào mào.

1. Bố cục bài Con chào mào

Gồm 2 phần:

- Phần 1. Ba câu đầu: Hình ảnh con chào mào trong thực tế.

- Phần 2. Còn lại: Hình ảnh con chào mào trong suy nghĩ

II. Hướng dẫn soạn Con chào mào sách Kết nối tri thức

1. Đọc văn bản

a. Hình ảnh con chào mào trong thực tế

- Vị trí: trên cây cao chót vót

- Màu sắc: đốm trắng, mũ đỏ

- Âm thanh: tiếng hót “triu… uýt… huýt… tu hìu…”

=> Xuất hiện một cách trực tiếp với những đặc điểm quen thuộc.

b. Hình ảnh con chào mào trong suy nghĩ

- Xuất hiện trong suy nghĩ của nhân vật “tôi”.

- Hành động: vẽ chiếc lồng chim vì sợ nó bay đi, đó là mong muốn được độc chiếm cái đẹp của thiên nhiên.

- Cuộc rượt đuổi giữa hai nhân vật:

+ Nhân vật “tôi” vừa vẽ xong thì chào mào vụt cánh bay đi.

+ Tôi ôm khung nắng, khung gió, nhành cây: ôm trọn không gian thiên nhiên rộng lớn.

+ Hối hả đuổi theo: nhanh chóng, gấp gáp và lo sợ

=> Khao khát mở rộng “chiếc lồng” của ông thành bất tận, để tâm hồn mình bao trùm cả thiên nhiên rộng lớn.

- Không gian: vô tăm tích, không biết là ở đâu

- Hành động: nghĩ

- Những hoạt động của chào mào: mổ những con sâu, ăn trái cây chín đỏ, uống từng giọt nước. Đó là những món quà chuộc lỗi khi tôi nhận ra rằng, con chim chào mào mình yêu quý sẽ chỉ hạnh phúc trong cuộc sống tự do, giữa thiên nhiên rộng lớn.

- “Chẳng cần chim bay về/Tiếng hót ấy giờ tôi nghe rất rõ”: Chim chào mào không cần quay về nhưng vẫn cảm nhận được tiếng hót vang lên trong tâm trí. Bởi nhân vật “tôi” đã biết yêu thiên nhiên bằng sự tôn trọng, không còn là sự độc chiếm ích kỉ. Tình yêu ấy khiến cho dù ở bất cứ nơi đâu cũng sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.

2. Sau khi đọc – Trả lời văn bản

1. Em có thể tưởng tượng, hình dung những hình ảnh gì khi đọc ba dòng thơ đầu?

Tưởng tượng, hình dung của em về những hình ảnh khi đọc ba dòng thơ đầu: Hình ảnh chú chim chào mào với những chiếc lông có đốm trắng, cái mào màu đỏ rực đang say sưa hót líu lo trên cành cao. Tác giảđồng thời đặt định vị trí “Hót trên cây cao chót vót” của “nhân vật” này. Ba câu thơ đã mở ra một khung cảnh thanh bình, có thể đó là ban mai trong suốt hoặc hoàng hôn ráng vàng, thanh tịnh. Nó mang đến cho bạn đọc cảm giác yên bình về một khoảng không thiên nhiên thanh sạch, mướt xanh. Đến câu thơ thứ ba của khổ thơ này là một bản ký xướng âm giọng chim đầy thú vị: “triu… uýt… huýt… tu hìu…”.

Đây không chỉ đơn thuần là tiếng hót huyền diệu của con chào mào, mà là tiếng vọng của thiên nhiên trong khoảng không kỳ vĩ, bí ẩn. Sự vang vọng của câu thơ thứ ba này được phát ra từ hình ảnh “đốm trắng mũ đỏ” và “cây cao chót vót” ở trên.
2. Hãy nêu những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật "tôi" khi "vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ".

- Mong muốn vẽ xong chiếc lồng cho con chim chào mào: muốn độc chiếm cái đẹp của thiên nhiên.

- Sợ hãi nếu như chim bay đi, có nghĩa là cái đẹp của thiên nhiên biến mất.

- Khi “hối hả đuổi theo” mang cả nắng, gió, nhành cây: Khao khát mở rộng “chiếc lồng” của ông thành bất tận, để tâm hồn mình bao trùm cả thiên nhiên rộng lớn.

- Khi đã “vô tăm tích”, nhân vật “tôi” đã hình dung con chim chào mào đang mổ những con sâu, trái cây chín đỏ, giọt nước thanh sạch “của tôi”: đó là những món quà chuộc lỗi khi tôi nhận ra rằng, con chim chào mào mình yêu quý sẽ chỉ hạnh phúc trong cuộc sống tự do, giữa thiên nhiên rộng lớn.

3. Vì sao lúc đầu, nhân vật "tôi" "sợ chim bay đi" nhưng kết thúc bài lại khẳng định: Chẳng cần chim lại bay về/Tiếng hót ấy giờ tôi đã nghe rất rõ.

Sự khẳng định của nhân vật “tôi” ở hai dòng thơ cuối thể hiện những đổi thay trong ý nghĩ, cảm xúc; trong tình yêu dành cho thiên nhiên. Chẳng cần con chim chào mào lại bay về, tiếng hót du dương vẫn vang lên trong tâm trí. Bởi vì, nhân vật “tôi” đã biết ứng xử với thiên nhiên bằng sự tôn trọng và tình yêu chứ không phải bằng mong muốn “độc chiếm” hẹp hòi, ích kỉ. Tình yêu thương ấy khiến cho tâm hồn con người rộng mở, phong phú, tràn đầy niềm vui và sức sống.

4. Dòng thơ nào được lặp lại trong bài thơ? Theo em việc lặp lại như vậy có tác dụng gì?

Dòng thơ“triu… uýt… huýt… tu hìu…được lặp lại 2 lần trong bài thơ. Tác giả đã cho những thanh âm của thiên nhiên điệp khúc, vang lên lần nữa ở cuối bài thơ. Chuỗi âm thanh được nhắc lại trọn vẹn như từng cất lên lần đầu, nhưng bạn đọc lại cảm nhận “con chào mào” đã đi qua một hành trình, từ đơn lẻ tới hòa nhập, từ âm vực có phần lảnh lót, chói gắt đến phối bè, vang vọng.

5. Con chim chào mào đã bay đi rồi nhưng nhân vật "tôi" vẫn có thể nghe rất rõ tiếng chim hót. Viết một đoạn văn [khoảng 5-7 câu] miêu tả một hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp được em lưu giữ trong ký ức.

Gợi ý:

- Hình ảnh thiên nhiên: cánh đồng lúa chín, dòng sông quê hương…

- Miêu tả hình ảnh thiên nhiên [theo không gian, thời gian]

- Kỉ niệm với hình ảnh thiên nhiên.

- Cảm nhận về hình ảnh thiên nhiên.

Tôi thích nhất là được cùng mẹ ra thăm đồng vào buổi sớm mai. Khi ấy, mọi vật thật tinh khôi và tươi mới. Những ánh nắng đầu tiên của ngày mới rọi xuống cánh đồng làm bừng sáng cả không gian. Sương lúc này vẫn còn giăng mắc trên từng ngọn cây, lá cỏ, cả cánh đồng chìm trong màn sương sớm làm tôi có cảm giác như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Từng bông lúa nặng trĩu hạt lúc này như đang gượng dậy để đón chào những tia nắng ấm áp.Cánh đồng quê yêu dấu đã nuôi tôi khôn lớn, trưởng thành bằng hạt gạo trắng ngần, thơm như dòng sữa mẹ. Dù có đi đâu xa, hình ảnh về cánh đồng lúa sẽ mãi nhắc nhở tôi về một miền quê giản dị nhưng xiết bao trìu mến, thân thương

III. Tổng kết bài soạn Con chào mào sách Kết nối tri thức

1. Giá trị nội dung bài Con chào mào

Bài thơCon chào màolà tiếng lòng yêu thiên nhiên cùngkhao khát tự do của tác giả.
2. Đặc sắc nghệ thuật bài Con chào mào

Thể thơ tự do kết hợp với bút pháp miêu tả linh hoạt, biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ,... đặc sắc.

IV. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về nhân vật “tôi” trong bài thơ Con chào mào

Con chào màolà một bài thơ ngắn gọn mà đặc sắc của tác giả Mai Văn Phấn khi viết về thiên nhiên. Cả bài thơ nổi bật với hình ảnh đẹp đẽ của chú chim chào mào trong tự nhiên. Hình ảnh chú chim chào mào với những chiếc lông có đốm trắng, cái mào màu đỏ rực đang say sưa hót líu lo trên cành cao. Tác giảđồng thời đặt định vị trí “Hót trên cây cao chót vót” của “nhân vật” này. Ba câu thơ đã mở ra một khung cảnh thanh bình, có thể đó là ban mai trong suốt hoặc hoàng hôn ráng vàng, thanh tịnh. Nó mang đến cho bạn đọc cảm giác yên bình về một khoảng không thiên nhiên thanh sạch, mướt xanh. Đến câu thơ thứ ba của khổ thơ này là một bản ký xướng âm giọng chim đầy thú vị: “triu… uýt… huýt… tu hìu…”.Đây không chỉ đơn thuần là tiếng hót huyền diệu của con chào mào, mà là tiếng vọng của thiên nhiên trong khoảng không kỳ vĩ, bí ẩn. Sự vang vọng của câu thơ thứ ba này được phát ra từ hình ảnh “đốm trắng mũ đỏ” và “cây cao chót vót” ở trên. Viết những dòng thơ này, hẳn tác giả đã hóa thân vào thiên nhiên để yêu mến và miêu tả thế giới tự nhiên một cách sinh động.

- Không gian: vô tăm tích → sự mơ hồ, không xác định.

- Hành động: tôi nghĩ → nhắc lại về chủ thể, hành động nghĩ đi vào tâm tưởng. Có thể tất cả đều là trong suy nghĩ sau khi đã trải nghiệm thực tế.

- Những hoạt động của chào mào:

+ Chào mào mổ những con sâu.

+ Chào mào ăn trái cây chín.

+ Chào mào uống nước.

→ Đi đến hóa thân vào chào mào với "Thanh sạch của tôi".  Khái niệm “của tôi” trong trường hợp này cho thấy hồn vía kẻ sáng tạo đã được chiết ra, gạn lọc lấy những gì tinh túy nhất, đẹp nhất để “nuôi” chú chim bé nhỏ của ông.

- Nghệ thuật lặp lại tiếng chim chào mào, tách riêng thành một dòng thơ độc lập tạo ấn tượng. 

- 2 câu cuối dường như đối lập với phần đầu nhưng lại vô cùng hợp lí.

+ Chẳng cần chim bay về vì hình ảnh con chim đã ở trong tâm hồn tác giả.

+ Hạnh phúc khi chim được bay cao, xa nhưng cũng gợi chút tiếc nuối.

➩ Chào mào đã hợp nhất với tác giả.

Bài thơ Con chào mào của Mai Văn Phấn là tác phẩm sẽ được giới thiệu trong sách Kết nối tri thức của lớp 6.

chiase24.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 6: Con chào mào, mời các bạn học sinh cùng tham khảo dưới đây.

Soạn bài Con chào mào

I. Đọc văn bản

1. Tác giả

– Mai Văn Phấn sinh năm 1955.

– Quê hương: Ninh Bình

– Ông là một nhà thơ và viết tiểu luận phê bình.

– Thơ Mai Văn Phấn có đề tài phong phú, nội dung và nghệ thuật có những cách tân, một số bài được dịch ra nhiều thứ tiếng.

– Một số tác phẩm như: Giọt nắng [thơ, 1992], Người cùng thời [trường ca, 1999], Bầu trời không mái che [thơ song ngữ]…

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

Bài thơ được in trong tập “Bầu trời không mái che”.

b. Thể thơ

Con chào mào là bài thơ sáng tác theo thể thơ tự do.

c. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1. Ba câu đầu: Hình ảnh con chào mào trong thực tế.
  • Phần 2. Còn lại: Hình ảnh con chào mào trong suy nghĩ

3. Đọc hiểu văn bản

a. Hình ảnh con chào mào trong thực tế

– Vị trí: trên cây cao chót vót

– Màu sắc: đốm trắng, mũ đỏ

– Âm thanh: tiếng hót “triu… uýt… huýt… tu hìu…”

=> Xuất hiện một cách trực tiếp với những đặc điểm quen thuộc.

b. Hình ảnh con chào mào trong suy nghĩ

– Xuất hiện trong suy nghĩ của nhân vật “tôi”.

– Hành động: vẽ chiếc lồng chim vì sợ nó bay đi, đó là mong muốn được độc chiếm cái đẹp của thiên nhiên.

– Cuộc rượt đuổi giữa hai nhân vật:

  • Nhân vật “tôi” vừa vẽ xong thì chào mào vụt cánh bay đi.
  • Tôi ôm khung nắng, khung gió, nhành cây: ôm trọn không gian thiên nhiên rộng lớn.
  • Hối hả đuổi theo: nhanh chóng, gấp gáp và lo sợ

=> Khao khát mở rộng “chiếc lồng” của ông thành bất tận, để tâm hồn mình bao trùm cả thiên nhiên rộng lớn.

– Không gian: vô tăm tích, không biết là ở đâu

– Hành động: nghĩ

– Những hoạt động của chào mào: mổ những con sâu, ăn trái cây chín đỏ, uống từng giọt nước. Đó là những món quà chuộc lỗi khi tôi nhận ra rằng, con chim chào mào mình yêu quý sẽ chỉ hạnh phúc trong cuộc sống tự do, giữa thiên nhiên rộng lớn.

– “Chẳng cần chim bay về/Tiếng hót ấy giờ tôi nghe rất rõ”: Chim chào mào không cần quay về nhưng vẫn cảm nhận được tiếng hót vang lên trong tâm trí. Bởi nhân vật “tôi” đã biết yêu thiên nhiên bằng sự tôn trọng, không còn là sự độc chiếm ích kỉ. Tình yêu ấy khiến cho dù ở bất cứ nơi đâu cũng sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.

II. Sau khi đọc

1. Em có thể tưởng tượng, hình dung những hình ảnh gì khi đọc ba dòng thơ đầu?

Hình ảnh chim chào mào với bộ lông đốm trắng, chiếc mào đỏ rực đang đứng trên cây cất tiếng hót. Xung quanh là không gian thiên nhiên thoáng đãng, yên bình.

2. Hãy nêu những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật “tôi” khi “vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ”.

– Mong muốn vẽ xong chiếc lồng cho con chim chào mào: muốn độc chiếm cái đẹp của thiên nhiên.

– Sợ hãi nếu như chim bay đi, có nghĩa là cái đẹp của thiên nhiên biến mất.

– Khi “hối hả đuổi theo” mang cả nắng, gió, nhành cây: Khao khát mở rộng “chiếc lồng” của ông thành bất tận, để tâm hồn mình bao trùm cả thiên nhiên rộng lớn.

Xem Thêm:  Tiếng Anh 11 Unit 1: Language - Soạn Anh 11 trang 8, 9

– Khi đã “vô tăm tích”, nhân vật “tôi” đã hình dung con chim chào mào đang mổ những con sâu, trái cây chín đỏ, giọt nước thanh sạch “của tôi”: đó là những món quà chuộc lỗi khi tôi nhận ra rằng, con chim chào mào mình yêu quý sẽ chỉ hạnh phúc trong cuộc sống tự do, giữa thiên nhiên rộng lớn.

3. Vì sao lúc đầu, nhân vật “tôi” sợ chim bay đi nhưng kết thúc bài lại khẳng định: Chẳng cần chim lại bay về/Tiếng hót ấy giờ tôi đã nghe rất rõ.

– Lời khẳng định ở hai câu thơ cuối cho thấy sự thay đổi trong suy nghĩ, cảm xúc dành cho thiên nhiên.

– Chim chào mào không cần quay về nhưng vẫn cảm nhận được tiếng hót vang lên trong tâm trí. Bởi nhân vật “tôi” đã biết yêu thiên nhiên bằng sự tôn trọng, không còn là sự độc chiếm ích kỉ. Tình yêu ấy khiến cho dù ở bất cứ nơi đâu cũng sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.

4. Dòng thơ nào được lặp lại trong bài thơ? Theo em việc lặp lại như vậy có tác dụng gì?

– Dòng thơ được lặp lại trong bài thơ: “Triu… uýt…. huýt … tu hìu…”.

– Đó là tiếng hót của con chào mào, nhưng cũng chính là âm thanh của thiên nhiên xuất hiện ở đầu và cuối bài thơ. Điều đó cho thấy chim chào mào đã đi qua một hành trình tìm về với thiên nhiên.

5. Con chim chào mào đã bay đi rồi nhưng nhân vật “tôi” vẫn có thể nghe rất rõ tiếng chim hót. Viết một đoạn văn [khoảng 5 – 7 câu] miêu tả một hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp được em lưu giữ trong ký ức.

– Gợi ý:

  • Hình ảnh thiên nhiên: cánh đồng lúa chín, dòng sông quê hương…
  • Miêu tả hình ảnh thiên nhiên [theo không gian, thời gian]
  • Kỉ niệm với hình ảnh thiên nhiên.
  • Cảm nhận về hình ảnh thiên nhiên.

Xem Thêm:  Khoa học lớp 5 Bài 55: Sự sinh sản của động vật

– Bài mẫu: Quê hương là một thành phố nằm ven biển, bởi vậy hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp nhất được tôi lưu giữ trong kí ức là bãi biển quê tôi. bãi biển Sầm Sơn rộng mênh mông. Gió biển lồng lộng. Tiếng sóng vỗ ào ạt. Bãi cát vàng trải dài. Bầu trời lúc này thật cao, không một gợn mây. Bãi cát vàng trong nắng càng trở nên lấp lánh, trông tuyệt đẹp. Nước biển xanh và trong. Nhìn ra xa phía chân trời, bầu trời và biển như hòa vào làm một. Gió biển lồng lộng, cùng với tiếng sóng vỗ nghe thật vui tai. Bên cạnh bãi biển, núi Trường Lệ – một địa danh khá nổi tiếng ở đây, đứng sừng sững chạy dài theo mép nước. Phía nam dãy Trường Lệ còn có bãi tắm Tiên Ẩn, một thung lũng nhỏ với cảnh quan gần như nguyên sơ. Cuối bãi là đền Độc Cước cổ kính uy nghi, tọa lạc trên một hòn núi đá. Tất cả đều tuyệt đẹp như những bức ảnh mà em đã được xem trên mạng khi tìm hiểu về Sầm Sơn. Nhờ có bãi biển Sầm Sơn mà quê hương của tôi đang ngày càng phát triển hơn. Tôi cảm thấy vô cùng tự hào về quê hương của mình.

Xem thêm tại Đoạn văn miêu tả một hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp

Video liên quan

Chủ Đề