Bài thu hoạch môn Toán bộ sách Cánh Diều lớp 2

Nội dung bài viết:

  1. Câu 1: Một số điểm mới trong sách giáo khoa Toán 1 [Cánh Diều]
  2. Câu 2: Lựa chọn một nội dung trong sách giáo khoa Toán 1 [Cánh Diều ] và soạn bài dạy học cho nội dung đó.
  3. Câu 3. Phân tích các phương pháp, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy học, cách đánh giá HS dự kiến sẽ sử dụng trong kế hoạch bài học đã thực hiện ở câu 2.

Bài thu hoạch tập huấn SGK Toán lớp 1 bộ sách Cánh Diều là mẫu dành cho các thầy cô viết ra sau khi tập huấn chương trình giáo dục phổ thông 2018. Mời các bạn tham khảo.

Bài thu hoạch này mang tính chất tham khảo, các bạn chỉ nên đọc để lấy ý tưởng làm bài, phù hợp với kiến thức, môi trường dạy và học cá nhân.

  • Bài thu hoạch tập huấn SGK TNXH lớp 1 bộ sách Cánh Diều
  • Bài thu hoạch tập huấn SGK Tiêng việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều
  • Bài thu hoạch tập huấn SGK Đạo đức lớp 1 bộ sách Cánh Diều

Câu 1: Một số điểm mới trong sách giáo khoa Toán 1 [Cánh Diều]

SGK Toán 1 [bộ sách Cánh Diều] quán triệt các quan điểm phát triển năng lực và phẩm chất, tinh giản, thiết thực, hiện đại được nhấn mạnh trong Chương trình môn Toán mới. Tổng thời lượng dành cho môn Toán lớp 1 mới là 105 tiết, tức giảm đến 25% so với chương trình hiện hành. Ước lượng thời gian [tính theo %] cho các mạch kiến thức là: Số và Phép tính khoảng 80%; Hình học và Đo lường khoảng 15%; Hoạt động thực hành và trải nghiệm khoảng 5%. Về nội dung, sách vừa kế thừa, vừa đổi mới so với SGK hiện hành [tính kế thừa sẽ giúp giáo viên dễ thực hiện bài dạy hơn]. Sách có mục tiêu giúp học sinh đạt được các yêu cầu cơ bản như: Đếm, đọc, viết, so sánh, cộng, trừ các số trong phạm vi 100; Nhận dạng [trực quan] một số hình phẳng và hình khối đơn giản; Thực hành lắp ghép, xếp hình; Thực hành đo độ dài, đọc giờ đúng, xem lịch [lịch tờ hàng ngày]; Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến ý nghĩa thực tiễn của các phép tính cộng, trừ; Thực hành và trải nghiệm ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn đời sống.

Khác với sách hiện hành, sách Toán 1 mới của nhóm tác giả có cấu trúc nội dung và thiết kế qui trình dạy học phù hợp hơn. Mỗi bài học bao gồm nhiều dạng câu hỏi, bài tập hoặc hoạt động được sắp xếp theo tiến trình từ dễ đến khó, hướng đến việc khám phá, phát hiện, thực hành, vận dụng giải quyết vấn đề trong thực tiễn và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.

1. Một số điểm mới trong cấu trúc nội dung

Về số

Quán triệt quan điểm thông qua đếm để hình thành khái niệm số và hình thành kĩ năng thực hành so sánh các số. Cụ thể:

Thông qua đếm số lượng để hình thành khái niệm số. Chú ý đặc điểm ngôn ngữ Tiếng Việt khi HS đếm và đọc các số, VD quá trình biến âm mười  mươi trong đếm, đọc số [số 13  mười ba và số 23  hai mươi ba]. Việc hình thành khái niệm số thông qua Chục và đơn vị chỉ đề cập khi HS đã được hình thành đầy đủ các số trong phạm vi 100.

Thông qua đếm để hình thành kĩ năng thực hành so sánh các số [trong hai số, số nào được đếm trước thì bé hơn, số nào đếm sau thì lớn hơn và ngược lại].Vì vậy, SGK Toán 1 [Cánh diều] sử dụng Băng số và Bảng các số từ 1 đến 100 như phương tiện trực quan giúp HS thực hành so sánh các số.

Về phép tính

Tập trung vào các nội dung:

Ý nghĩa thực tế của phép tính [cộng, trừ];

Kĩ thuật tính nhẩm trong thực hành tính như: Đếm tiếp [hoặc đếm lùi]; Cộng [trừ] nhẩm các số tròn chục; Sử dụng các bảng tính cộng, trừ. Kĩ thuật tính viết [tính theo cột dọc] không đưa vào quá sớm, chỉ được giới thiệu khi học về tính với các số trong phạm vi 100.

Chỉ yêu cầu mức độ làm quen với giải một bài toán có lời văn, không yêu cầu viết đầy đủ câu lời giải, phép tính giải và đáp số.

Về Hình học và Đo lường

Với chủ đề Hình khối, chỉ yêu cầu HS biết cầm, nắm, dịch chuyển, sắp xếp, lắp ghép, thao tác trên các đồ vật cụ thể rồi đọc tên các dạng hình khối đó [khối hộp chữ nhật; khối lập phương], chưa yêu cầu HS phải nhận biết, mô tả đặc điểm của các hình khối [mặt, đỉnh, cạnh]. Ngoài ra, trong HĐ thực hành và trải nghiệm Em vui học toán, GV nên quan tâm cho HS thực hành HĐ, chẳng hạn Vẽ đường viền quanh các đồ vật [hình khối] để tạo hình [hình phẳng],

Với HĐ Thực hành đo độ dài với đơn vị đo là xăng-ti-mét [cm] [trong điều kiện HS chưa học về đoạn thẳng], chú ý tổ chức cho HS sử dụng thước thẳng [có vạch chia xăng-ti-mét] để thực hành đo độ dài một số đồ dùng học tập quen thuộc, không quá nhấn mạnh kĩ năng tính toán [hoặc giải quyết vấn đề] liên quan đến đơn vị đo xăng-ti-mét.

2. Đổi mới về nội dung chương trình

a. Tinh giản, thiết thực

SGK Toán 1 [Cánh Diều] thực hiện giảm tải, VD:

Quan hệ lớn hơn, bé hơn, bằng nhau, các dấu [> , < , = ] và việc so sánh các số chỉ được đề cập khi HS đã được hình thành các số trong phạm vi 10. Điều này giúp cho HS trong những tiết học toán đầu tiên được tập trung vào kĩ năng đếm, đọc, viết mà không bị tải thêm nội dung so sánh các số

Kĩ thuật tính viết [tính theo cột dọc] không đưa vào quá sớm, chỉ được giới thiệu khi học về phép tính với các số trong phạm vi 100.

Chỉ yêu cầu HS biết lựa chọn và viết được phép tính [cộng, trừ] phù hợp với câu trả lời cho tình huống có vấn đề được nêu mà không yêu cầu phải thực sự ghi lời giải một bài toán có lời văn liên quan. VD [Bài 3b trang 131  SGK Toán 1]:

b. Quán triệt tinh thần Mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào cuộc sống

Mỗi Chủ đề trong sách Toán 1 bắt đầu bằng một tranh vẽ, VD: Tranh chủ đề 1 mô tả các đối tượng cụ thể trong sinh hoạt và đời sống hằng ngày như cây trái, vật nuôi; Tranh chủ đề 2 mô tả một buổi sinh hoạt ngoại khóa; Tranh chủ đề 3 mô tả các hoạt động thể dục, thể thao; Tranh chủ đề 4 mô tả hoạt động sôi động chuẩn bị cho lễ hội của HS trường tiểu học.

Ngoài ra, trong mỗi bài học, SGK Toán 1 đều chú ý kết nối chặt chẽ giữa kiến thức lí thuyết với vận dụng thực tế. VD: Sau khi học các số 1, 2, 3 HS thực hành đếm các đồ dùng học tập cá nhân có trên mặt bàn [Bài tập 4 trang 11  SGK Toán 1]; Sau khi học các số 4, 5, 6 GV nên nhắc HS cùng mẹ vào bếp thực hành đếm các đồ vật có trong nhà bếp [Bài tập 4 trang 13  SGK Toán 1]; Sau khi học các số 7, 8, 9, 10 cũng là bắt đầu vào dịp tết Trung thu, HS có thể đếm các đồ chơi trung thu [Trang 14  SGK Toán 1]; như các hình dưới đây.

c. Sách được phân chia thành 4 chủ đề:

Các số đến 10; Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10; Các số trong phạm vi 100; Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100.

Tên của mỗi chủ đề nêu rõ những kiến thức, kĩ năng trọng tâm được đề cập trong chủ đề. Cùng với các tranh Chủ đề thì tranh, ảnh, hình vẽ minh họa được chọn lọc trong các bài học sẽ giúp HS có được những trải nghiệm, hiểu biết đầy đủ, toàn diện hơn về cuộc sống. Đó cũng là cơ hội để giáo dục cho HS sự quan tâm đến bạn bè, gia đình, yêu mến quê hương, đất nước, nhen nhóm sự tò mò khát khao hiểu biết. VD: Tranh chủ đề 1 trang 4, 5  SGK Toán 1]

d. Mỗi chủ đề được phân chia thành các bài học

VD với Chủ đề Các số đến 10 bao gồm các bài học chủ yếu: Các số 1, 2, 3; Các số 4, 5, 6; Các số 7, 8, 9; Số 0; Số 10; Lớn hơn, dấu >. Bé hơn, dấu

Chủ Đề