Bài tập về các mối quan hệ sinh thái

Với Lý thuyết, các dạng bài tập Quần xã sinh vật có đáp án Sinh học lớp 12 tổng hợp các dạng bài tập, bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết với đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Quần xã sinh vật từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Sinh học lớp 12.

Quần xã sinh vật là gì ? Đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật

I. Quần xã

- Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định.

- Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất  quần xã có cấu trúc ổn định

II. Các đặc trưng cơ bản của quần xã

   1. Đặc trưng về thành phần loài

   Thành phần loài được thể hiện qua số lượng các loài trong quần xã, số lượng cá thể mỗi loài; loài ưu thế và loài đặc trưng

- Số lượng các loài và số cá thể của mỗi loài thể hiện sự đa dạng của quần xã đồng thời cũng biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã. Các quần xã ổn định có số lượng loài lớn và số lượng cá thể mỗi loài cao.

- Loài ưu thế là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động mạnh mẽ.

- Loài đặc trưng là loài chỉ có ở 1 quần xã nào đó.

   2. Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã.

- Phân bố theo chiều thẳng đứng: sự phân tầng thực vật trong rừng dựa theo điều kiện chiếu sáng, từ đó kéo theo sự phân tầng của các loài động vật sống trong rừng.

- Phân bố theo chiều ngang, ví dụ: phân bố sinh vật từ bờ biển và đất liền, phân bố sinh vật từ vùng nước ven bờ đến ngoài khơi xa.

III. Quan hệ giữa các loài trong quần xã

   1. Các mối quan hệ sinh thái

   Trong quá trình chung sống giữa các loài trong quần xã tồn tại 2 mối quan hệ là quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng

- Quan hệ hỗ trợ: cộng sinh, hợp tác, hội sinh

- Quan hệ đối kháng: cạnh tranh, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác

   2. Khống chế sinh học

- Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở 1 mức nhất định, không tăng cao quá hoặc giảm thấp quá do các mối quan hệ với các loài khác trong quần xã

Diễn thế sinh thái là gì? Nguyên nhân gây diễn thế sinh thái

I. Khái niệm

- Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

- Song song với quá trình biến đổi của quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường

II. Các loại diễn thế sinh thái

   1. Diễn thế nguyên sinh

- Là diễn thế khởi nguồn từ môi trường chưa có sinh vật.

- Các sinh vật đầu tiên phát tán đến tạo nên quần xã tiên phong  giai đoạn hỗn hợp với các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự quần xã ổn định [giai đoạn đỉnh cực]

   2. Diễn thế thứ sinh

- Là dạng diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có một quần thể sinh vật từng sinh sống,

- Quần xã khởi đầu do những thay đổi của môi trường hoặc do các hoạt động của con người mà bị huỷ hoại  quần xã mới phục hồi thay thế.

- Trong điều kiện thuận lợi, diễn thế thứ sinh có thể hình thành 1 quần xã tương đối ổn định. Tuy nhiên, trong thực tế, các quần xã có khả năng phục hồi tương đối thấp

III. Nguyên nhân diễn thế

   1. Nguyên nhân bên ngoài

- Do tác động của ngoại cảnh lên quần xã.

- Sự thay đổi về môi trường, khí hậu thường gây những biến đổi trong cấu trúc quần xã.

- Các dạng thiên tai gây ra sự chết hàng loạt của các loài sinh vật.

   2. Nguyên nhân bên trong

- Sự cạnh tranh giữa các loài đóng vai trò quan trọng trong việc làm biến đổi quần xã.

- Nhóm loài ưu thế là loài đóng vai trò quan trọng trong diễn thế

   Ngoài ra, các hoạt động khai thác tài nguyên của con người đóng vai trò quan trọng trong việc làm biến đổi và làm suy thoái tài nguyên đồng thời cũng có các hoạt động cải tạo nhằm đa dạng hoá tự nhiên

Câu hỏi trắc nghiệm Quần xã sinh vật có đáp án

Câu 1: Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào:

A. cạnh tranh cùng loài

B. khống chế sinh học

C. cân bằng sinh học

D. cân bằng quần thể

Câu 2. Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể bị kìm hãm ở mức nhất định bởi quan hệ sinh thái trong quần xã gọi là:

A. cân bằng sinh học

B. cân bằng quần thể

C. khống chế sinh học.

D. giới hạn sinh thái

Câu 3. Trong các hệ sinh thái trên cạn, loài ưu thế thường thuộc về

A. giới động vật

B. giới thực vật

C. giới nấm

D. giới nhân sơ [vi khuẩn]

Câu 4. Ở rừng nhiệt đới Tam Đảo, thì loài đặc trưng là

A. cá cóc

B. cây cọ

C. cây sim

D. bọ que

Câu 5. Quần xã rừng U Minh có loài đặc trưng là:

A. tôm nước lợ

B. cây tràm

C. cây mua

D. bọ lá

Câu 6. Quá trình diễn thế thứ sinh tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn như thế nào?

A. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết -> Rừng thưa cây gỗ nhỏ -> Cây gỗ nhỏ và cây bụi -> Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế -> Trảng cỏ

B. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết -> Cây gỗ nhỏ và cây bụi -> Rừng thưa cây gỗ nhỏ -> Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế -> Trảng cỏ

C. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết -> Rừng thưa cây gỗ nhỏ -> Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế -> Cây gỗ nhỏ và cây bụi -> Trảng cỏ

D. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết -> Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế -> Rừng thưa cây gỗ nhỏ -> Cây gỗ nhỏ và cây bụi -> Trảng cỏ

Câu 7: Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã?

A. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh

B. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.

C. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh.

D. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh.

Câu 8. Tính đa dạng về loài của quần xã là:

A. mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài

B. mật độ cá thể của từng loài trong quần xã

C. tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát

D. số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã

Câu 9. Quần xã sinh vật là

A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau

B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau

C. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau

D. một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

Câu 10. Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài?

A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu

B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng

C. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ

D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ

Câu 11: Quần xã rừng thường có cấu trúc nổi bật là

A. phân tầng thẳng đứng

B. phân tầng theo chiều ngang

C. phân bố ngẫu nhiên

D. phân bố đồng đều

Câu 12. Hiện tượng cá sấu há to miệng cho một loài chim “xỉa răng” hộ là biểu hiện quan hệ:

A. cộng sinh

B. hội sinh

C. hợp tác

D. kí sinh

Câu 13. Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ kí sinh giữa các loài?

A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu

B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng

C. Động vật nguyên sinh sống trong ruột mối.

D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.

Câu 14. Quan hệ giữa nấm với tảo đơn bào trong địa y là biểu hiện quan hệ:

A. hội sinh

B. cộng sinh

C. kí sinh

D. ức chế cảm nhiễm

Câu 15. Một quần xã ổn định thường có

A. số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài thấp

B. số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài cao

C. số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao

D. số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài thấp

Đáp án

Câu 12345Câu 678910Câu 1112131415
Đáp ánBCBAB
Đáp ánABADB
Đáp ánACDBC

Bài tập trắc nghiệm sinh thái học quần xã theo các mức độ kiến thức

Bài tập về chuỗi và lưới thức ăn trong hệ sinh thái

Phân loại các bài tập phần sinh thái học quần xã theo các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao.

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Quần xã sinh vật là

A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau.

B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

C. tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

D. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài,  cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

Bài tập trắc nghiệm sinh thái học quần xã theo các mức độ kiến thức

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng về diễn thế sinh thái?

A. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu,… hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người.

B. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.

C. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.

D. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

Câu 3: Hiệu suất sinh thái là

A. tỉ số sinh khối trung bình giữa các bậc dinh dưỡng.

B. tỉ lệ phần trăm chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng.

C. hiệu số sinh khối trung bình của hai bậc dinh dưỡng liên tiếp.

D. hiệu số năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng liên tiếp.

Câu 4: Quan hệ chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài mà tất cả các loài tham gia đều có lợi là mối quan hệ

A. cộng sinh.                                                               B. hội sinh.

C. ức chế – cảm nhiễm.                                               D. kí sinh.

Câu 5: Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là

A. cạnh tranh.                                                           B. ký sinh.

C. vật ăn thịt – con mồi.                                          D. ức chế cảm nhiễm.

Câu 6: Hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định do mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã là

A. hiện tượng khống chế sinh học           B. trạng thái cân bằng của quần thể

C. trạng thái cân bằng sinh học            D. Sự điều hòa mật độ.

Câu 7: Cơ sở để xây dựng chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật là

A. vai trò của các loài trong quần xã.

B. mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.

C. mối quan hệ về nơi ở giữa các loài trong quần xã.

D. mối quan hệ sinh sản giữa các cá thể trong loài.

II. THÔNG HIỂU

Câu 8: Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa

A. tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể.

B. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.

C. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.

D. tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?

A. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.

B. Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại.

C. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,… chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.

D. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường.

Câu 10: Một trong những điểm khác nhau giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên là:

A. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do được con người bổ sung thêm các loài sinh vật.

B. Hệ sinh thái nhân tạo luôn là một hệ thống kín, còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ thống mở.

C. Hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

D. Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do có sự can thiệp của con người.

Câu 11: Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần của cây họ Đậu là biểu hiện của mối quan hệ

A. cộng sinh.                      B. kí sinh – vật chủ.            C. hội sinh.              D. hợp tác.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với một hệ sinh thái?

A. Trong hệ sinh thái sự biến đổi vật chất diễn ra theo chu trình.

B. Trong hệ sinh thái sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn.

C. Trong hệ sinh thái sự biến đổi năng lượng có tính tuần hoàn.

D. Trong hệ sinh thái càng lên bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng giảm dần.

Câu 13: Một quần xã có các sinh vật sau:

[1] Tảo lục đơn bào.   [2] Cá rô.                        [3] Bèo hoa dâu.             [4] Tôm.

[5] Bèo Nhật Bản.       [6] Cá mè trắng.            [7] Rau muống.               [8] Cá trắm cỏ.

Trong các sinh vật trên, những sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 là:

A. [3], [4], [7], [8].                                  B. [1], [2], [6], [8].

C. [2], [4], [5], [6].                                  D. [1], [3], [5], [7].

Câu 14: Khi nói về mối quan hệ sinh vật chủ – sinh vật kí sinh và mối quan hệ con mồi – sinh vật ăn thịt, phát biểu nào sau đây đúng?

A.Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ.

B. Sinh vật kí sinh bao giờ cũng có số lượng cá thể ít hơn sinh vật chủ.

C. Sinh vật ăn thịt bao giờ cũng có số lượng cá thể nhiều hơn con mồi.

D.Mối quan hệ sinh vật chủ – sinh vật kí sinh là nhân tố duy nhất gây ra hiện tượng khống chế sinh học

Câu 15: Có bao nhiêu phát biểu đúng về diễn thế sinh thái?

1. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu,… hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người.

2. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.

3. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống và thường dẫn đến một quần xã ổn định.

4. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

A. 1.                               B. 2.                               C. 3.                       D. 4.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tháp sinh thái?

A. Tháp sinh khối không phải lúc nào cũng có đáy lớn đỉnh nhỏ.

B. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.

C. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể của mỗi bậc dinh dưỡng.

D. Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.

Câu 17: Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là

A. châu chấu và sâu.

C. rắn hổ mang.

B. rắn hổ mang và chim chích.

D. chim chích và ếch xanh.

Câu 18: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn?

A.   Lúa→ Sâu ăn lá lúa→ Ếch→ Diều hâu → Rắn hổ mang.

B.   Lúa → Sâu ăn lá lúa→  Ếch→ Rắn hổ mang→Diều hâu.

C.   Lúa→ Sâu ăn lá lúa→ Rắn hổ mang→ Ếch → Diều hâu.

D.   Lúa→ Ếch→ Sâu ăn lá lúa→ Rắn hổ mang → Diều hâu.

Câu 19: Rừng nhiệt đới khi bị chặt trắng, sau một thời gian những loại cây nào sẽ nhanh chóng phát triển?

A. Cây thân cỏ ưa sáng.                                       B. Cây bụi chịu bóng.

C. Cây gỗ ưa bóng.                                              D. Cây gỗ ưa sáng.

Câu 20: Mối quan hệ hỗ trợ bao gồm

1.  Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.

2. Hải quỳ sống trên mai cua

3.  Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.

4. Phong lan sống trên thân cây gỗ

5 . Trùng roi sống trong ruột mối.

A. 1,2,3.                            B. 1, 3, 5.                      C. 2, 4, 5.            D. 1, 3, 4.

III. VẬN DỤNG VÀ VẬN DỤNG CAO

Câu 21: Cho các hoạt động của con người sau đây:

[1] Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh.

[2] Bảo tồn đa dạng sinh học.

[3] Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp.

[4] Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.

Giải pháp của phát triển bền vững là các hoạt động

A. [2] và [3].                 B. [1] và [2].           C. [1] và [4].              D. [3] và [4].

Câu 22: Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, cần tập trung vào các biện pháp nào sau đây?

[1]  Xây dựng các nhà máy xử lý và tái chế rác thải.

[2]  Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường.

[3]  Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh.

[4]  Giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.

[5]  Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản.

A. [1], [3], [5].             B. [2], [3], [5].               C. [3], [4], [5].                 D. [1], [2], [4].

Câu 23: Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy:

A. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3.

B. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.

C. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.

D. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.

Câu 24: Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây đúng?

A.Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh.

B. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.

C. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh.

D.Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinh.

Câu 25: Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: cào cào, thỏ và nai ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, số nhận xét đúng là

1. lưới thức ăn có 4 chuỗi thức ăn.

2. báo thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2,

3. cào cào thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2, chim sâu là sinh vật tiêu thụ bậc 2.

4. cào cào, thỏ, nai có cùng mức dinh dưỡng.

A. 1                         C. 2.                                    B. 3                        D. 4

Câu 26: Cho một số khu sinh học:

[1] Đồng rêu [Tundra].

[2] Rừng lá rộng rụng theo mùa.

[3] Rừng lá kim phương bắc [Taiga].

[4] Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới.

Có thể xếp các khu sinh học nói trên theo mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự đúng là

A. [2] → [3] → [4] → [1].

B. [1] → [3] → [2] → [4].

C. [2] → [3] → [1] → [4].

D. [1] → [2] → [3] → [4].

Câu 27: Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhóm sinh vật có sinh khối lớn nhất là

A. sinh vật tiêu thụ cấp II.                                       B. sinh vật sản xuất.

C. sinh vật phân hủy.                                               D. sinh vật tiêu thụ cấp I.

Câu 28: Nhận xét nào dưới đây không đúng về chu trình sinh địa hoá?

A.Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên.

B. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon đioxit [CO2], thông qua quang hợp.

C. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối amoni [ NH4+], nitrat [NO3–].

D. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng nitơ phân tử [N2], thông qua quang hợp.

A. [1] và [2].              B.      [1] và [4].           C. [1] và [3].               D. [3] và [4].

Câu 29: Tài nguyên nào là tài nguyên tái sinh

A. năng lượng mặt trời và gió.                     B. sinh vật

C. Đất.                                                         D. khoáng sản.

Câu 30: Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?

[1]  Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.

[2]  Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh.

[3]  Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.

[4]  Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng làm nương rẫy.

A. 2.                                  B. 4.                                C. 1.                                  D. 3.

ĐÁP ÁN

1C2A3B4A5A6A7B8C9C10C
11A12C13D14A15C16B17D18B19C20C
21B22D23B24A25B26B27B28B29B30D

Video liên quan

Chủ Đề