Bài tập tính giá trị sản xuất (GO)

Câu hỏi: Giá trị sản xuất là gì?

Trả lời

Giá trị sản xuất [tiếng Anh: Gross Output, viết tắt: GO] là biểu hiện bằng tiền toàn bộ giá trị của các kết quả hoạt động lao động hữu ích do lao động của doanh nghiệp làm ra trong một thời kì nhất định, thường là một năm.

Mời bạn đọc cùng với Top lời giải tìm hiểu thêm về giá trị sản xuất qua bài viết dưới đây.

1. Giá trị sản xuất [Gross Output – GO]

Định nghĩa

Giá trị sản xuấttrong tiếng Anh làGross Output, viết tắt làGO.Giá trị sản xuấtlà biểu hiện bằng tiền toàn bộ giá trị của các kết quả hoạt động lao động hữu ích do lao động của doanh nghiệp làm ra trong một thời kì nhất định, thường là một năm.

Ý nghĩa của chỉ tiêu giá trị sản xuất

Chỉ tiêu giá trị sản xuất GO có ý nghĩa to lớn ở cả tầm vi mô và vĩ mô.

- Ở tầm vi mô, chỉ tiêu GO của doanh nghiệp được dùng để tính chỉ tiêu giá trị tăng thêm [VA], giá trị tăng thêm thuần [NVA] của doanh nghiệp.

- Đây cũng là cơ sở để tính các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Ở tầm vĩ mô, chỉ tiêu GO của doanh nghiệp được dùng để tính GO của từng địa phương và cả nước,tổng sản phẩm trong nước[GDP], tổng thu nhập quốc gia [GNI], thu nhập quốc gia thuần [NNI]... của vùng hoặc của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

2. Phương pháp tính và cách xác định chỉ tiêu giá trị sản xuất GO

Phương pháp tính chỉ tiêu giá trị sản xuất

Xét về mặt giá trị, giá trị sản xuất bao gồm 3 bộ phận cấu thành: C + V + M

Trong đó:

- C: là chi phí cho quá trình sản xuất, bao gồm:

+ C1: khấu hao tài sản cố định

+ C2: chi phí trung gian [C2]

- V: thu nhập người lao động gồm: tiền công, tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp có tính chất lương, tiền nộp bảo hiểm xã hội [chỉ tính phần doanh nghiệp trả cho người lao động, không tính phần trích từ tiền công người lao động để trả].

- M: thu nhập của doanh nghiệp, gồm các khoản:

+ Thuế sản xuất

+ Lãi trả tiền vay ngân hàng [không kể chi phí dịch vụ ngân hàng đã tính vào IC] và phần thu trên vốn [đối với các doanh nghiệp nhà nước]

+ Mua bảo hiểm nhà nước [không kể bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho cán bộ công nhân viên]

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp + Phần còn lại lãi ròng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp

Lưu ý:Khi tính giá trị sản xuất, cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

- Phản ánh đúng và đủ giá trị sản phẩm bao gồm cả C, V,

- Chỉ được tính kết quả do lao động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm ra trong kỳ.

- Được tính toàn bộ kết quả hoàn thành trong kỳ báo cáo [kể cả sản phẩm tự sản, tự tiêu, sản phẩm chính và sản phẩm phụ đã sản xuất trong kỳ].

- Được tính chênh lệch của sản phẩm dở dang và bán thành phẩm.

- Do các loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm, tính chất khác nhau nên chỉ tiêu giá trị sản xuất của các ngành cũng được tính theo các phương pháp khác nhau.

Cách xác định chỉ tiêu giá trị sản xuất

Có hai cách xác định GO của doanh nghiệp.

- Cách 1: Căn cứ vào kết quả của quá trình tạo ra thành quả lao động, GO gồm có:

+Giá trị thành phẩm đã sản xuất được trongkì.

+Giá trị bán thành phẩm đã tiêu thụ trongkì.

+Giá trị phụ, phế phẩm, thứ phẩm, phế liệu đã tận thu để sử dụng hoặc tiêu thụ trongkì.

+Chênh lệch giá trị sản xuất dở dang cuốikìso với đầukì.

+Giá trị các công việc dịch vụ của ngành làm cho bên ngoài được tính theo qui định đặc biệt.

+Tiền thu được do cho thuê tài sản cố định kèm theo người điều khiển.

- Cách 2: căn cứ vào thông tin thu thập được từ biểu 02 báo cáo tài chính của doanh nghiệp về "kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp", GO bao gồm:

+Doanh thu tiêu thụ sản phẩm sản xuất chính

+Doanh thu tiêu thụ sản phẩm sản xuất phụ

+Doanh thu bán phế liệu, phế phẩm

+Chênh lệch cuốikìso với đầukìthành phẩm tồn kho

+Chênh lệch cuốikìso với đầukìsản phẩm sản xuất dở dang, công cụ mô hình tự chế

+Chênh lệch cuốikìso với đầukìgiá trị hàng hoá gửi bán chưa thu được tiền

+Giá trị sản phẩm được tính theo qui định đặc biệt

+Tiền thu được do cho thuê tài sản cố định kèm theo người điều khiển

+Giá trị sản phẩm dịch vụ làm thuê cho bên ngoài đã hoàn thành trongkì

Để tính chỉ tiêu GO, người ta phải đưa toàn bộ kết quả về đơn vị giá trị để có thể tổng hợp được. Trong tính toán thực tế hiện nay, các doanh nghiệp thường sử dụng giá sử dụng cuối cùng với hai mục đích:

+Để phản ánh kết quả thực tế sản xuất, kinh doanh, xác định mức lỗ, lãi của doanh nghiệp, thống kê tính GO theo giá hiện hành của giá sử dụng cuối cùng.

+Để so sánh động thái về kết quả sản xuất, kinh doanh, loại trừ ảnh hưởng của yếu tố giá cả, thống kê tính GO theo giá so sánh của giá sử dụng cuối cùng.

Tuy nhiên, do mỗi ngành sản xuất đều có những đặc điểm riêng nên nội dung cụ thể tính chỉ tiêu GO trong từng ngành cũng có điểm khác nhau.

Phương pháp tính giá trị sản xuất cho từng ngành hàng

- Đối với loại hình doanh nghiệp sản xuất, vận tải, khách sạn nhà hàng, dịch vụ tư vấn thì GO được tính như sau:

+ GO theo giá cơ bản = Doanh thu thuần sản phẩm chính + Trợ cấp + Thu bán sản phẩm phụ +Thu cho thuê tài sản [chưa bao gồm đất], máy móc, thiết bị có người điều khiển + Thu bán phế liệu, sản phẩm tận thu + TSCĐ tự trang, tự chế + Chênh lệch thành phẩm tồn kho, hàng gửi bán, sản phẩm dở dang [cuối kỳ - đầu kỳ].

+ GO theo giá nhân tố = Tổng chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố + Trợ cấp + Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh – Lợi nhuận từ hoạt động tài chính + Lãi vay phải trả + Gía trị TSCĐ tự trang, tự chế.

+ GO theo giá sản xuất = GO theo giá cơ bản + Thuế sản phẩm phát sinh phải nộp [bao gồm VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu]

- GO của DN thương nghiệp, phân phối điện, du lịch, kinh doanh BĐS:

+ GOtheo giá cơ bản = Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ – Giá vốn hàng bán ra [hoặc vốn tài chính đã đầu tư] + trợ cấp.

+ GOtheo giá nhân tố = Tổng chi phí sxkd theo yếu tố + trợ cấp + Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD – Lợi nhuận từ hoạt động tài chính + Lãi vay phải trả

+ GOtheo giá sản xuất = GO theo giá cơ bản + thuế sp phát sinh phải nộp [VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu]

- Đối với loại hình hành chính sự nghiệp như các bộ, sở, ủy ban, trung tâm hỗ trợ DN, trung tâm đào tạo,..:

+ GO= Tổng chi phí thường xuyên – Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và công trình hạ tầng – Chi chuyển nhượng thường xuyên + Khấu hao tài sản cố định

+ HoặcGO= Tiền lương và các khoản tương tự lương + Chi về hàng hóa và dịch vụ [chi phí trung gian] + Khấu hao TSCĐ

- Đối với hộ sản xuất nông, lâm thủy sản:

+ GO= Sản lượng x đơn giá bình quân năm

- Với hộ sản xuất phi nông, lâm, thủy sản:

+ GO= Tổng số lao động hoặc sản xuất x Go bình quân/lao động hoặc hộ [đựoc tính theo kq điều tra chọn mẫu]

Tham khảo thêm

Giá trị trung gian VA [Value Added]là lượng giá trị mới tăng thêm trong giá trị sản phẩm do kết quả của quá trình sản xuất và khấu hao TSCĐ trong một thời kỳ nhất định

Chi phí trung gian IC [ Intermediate Comsumption]là một bộ phận cấu thành của giá trị sản xuất, bao gồm những chi phí vật chất và dịch vụ đã sử dụng trong quá trình sản xuất

Theo phương pháp sản xuất VA = GO – IC

Theo phương pháp phân phối VA = Thu nhập lần đầu của người LĐ + Thu nhập lần đầu của DN + Thuế SX + Khấu hao TSCĐ

Hiệu quả [Efficiency]là làm đủ, không thừa, không thiếu những việc cần thiết, sử dụng tối ưu nguồn lực đầu vào để tạo ra đầu ra

Hiệu lực [Effectiveness]là việc định hướng đúng đầu ra, tức tạo ra một sản phẩm thỏa mãn thị trường.

Năng suất [Productivity]là chỉ tiêu phản ánh quan hệ giữa kết quả đầu ra so với chi phí đầu vào của quá trình sản xuất. = Kết quả đầu ra/Chi phí đầu vào

Bài gốc: tại đây

A. Giá trị sản xuất

Giá trị sản xuất là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ sản phẩm vật chất và dịch vụ do lao động của doanh nghiệp tạo ra  trong một thời kỳ nhất định thường tính cho một năm.

Xét về mặt giá trị, giá trị sản xuất bao gồm 3 bộ phận cấu thành:  C + V + M Trong đó: – C: [cost] là chi phí cho quá trình sản xuất, bao gồm:

+ C1: khấu hao tài sản cố định


+ C2: chi phí trung gian [C2] – V: thu nhập người lao động gồm: tiền công, tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp có tính chất lương, tiền nộp bảo hiểm xã hội [chỉ tính phần doanh nghiệp trả cho người lao động, không tính phần trích từ tiền công người lao động để trả]. – M: thu nhập của doanh nghiệp, gồm các khoản: +Thuế sản xuất + Lãi trả tiền vay ngân hàng [không kể chi phí dịch vụ ngân hàng đã tính vào IC] và phần thu trên vốn [đối với các doanh nghiệp nhà nước] + Mua bảo hiểm nhà nước [không kể bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho cán bộ công nhân viên] + Thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Phần còn lại lãi ròng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Lưu ý: Khi tính giá trị sản xuất, cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
– Phản ánh đúng và đủ giá trị sản phẩm bao gồm cả C, V, M.

– Chỉ được tính kết quả do lao động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm ra trong kỳ. – Được tính toàn bộ kết quả hoàn thành trong kỳ báo cáo [kể cả sản phẩm tự sản, tự tiêu, sản phẩm chính và sản phẩm phụ đã sản xuất trong kỳ].

– Được tính chênh lệch của sản phẩm dở dang và bán thành phẩm.

Do các loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm, tính chất khác nhau nên chỉ tiêu giá trị sản xuất của các ngành cũng được tính theo các phương pháp khác nhau. Sau đây là nội dung và phương pháp tính giá trị sản xuất của một số ngành cơ bản trong nền kinh tế

1. Giá trị sản xuất công nghiệp

 Khái niệm: Giá trị sản xuất công nghiệp là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do hoạt động sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp làm ra trong một thời kỳ nhất định [thường là 1 năm].

Giá trị sản xuất công nghiệp bao gồm: –  Giá trị thành phẩm. –  Giá trị công việc có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài. –  Giá trị phụ phẩm, phế phẩm, phế liệu thu hồi trong quá trình sản xuất. –  Giá trị hoạt động cho thuê tài sản cố định, máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp.

–  Giá trị chênh lệch số dư cuối kỳ so với số dư đầu kỳ của bán thành phẩm và sản phẩm dở dang.

 Nguyên tắc tính giá trị sản xuất công nghiệp:

–  Tính theo phương pháp công xưởng, nghĩa là lấy đơn vị hạch toán độc lập cuối cùng làm đơn vị để tính toán.
–  Chỉ được tính kết quả trực tiếp của hoạt động sản xuất công nghiệp trong đơn vị hạch toán độc lập. Nghĩa là chỉ tính kết quả do chính hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tạo ra và chỉ tính 1 lần, không được tính trùng trong phạm vi doanh nghiệp và không tính những sản phẩm mua vào rồi bán ra không qua chế biến gì thêm tại doanh nghiệp.

Phương pháp tính giá trị sản xuất công nghiệp:

Chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp được tính theo giá cố định và được xác định theo 2 phương pháp ™ Phương pháp1:

                    GO = YT1 +YT2 + YT3 + YT4 + YT5                                              [2.3]                  Trong đó:

–  Yếu tố 1: Giá trị thành phẩm, bao gồm: + Giá trị thành phẩm là những sản phẩm được sản xuất từ nguyên vật liệu của doanh nghiệp và của khách hàng đem đến để gia công. Những sản phẩm này phải hoàn thành tất cả các giai đoạn sản xuất trong doanh nghiệp, đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng qui định đã được nhập kho thành phẩm hay bán ra ngoài. + Giá trị bán thành phẩm, vật bao bì đóng gói, công cụ, dụng cụ, phụ tùng thay thế không tiếp tục chế biến tại doanh nghiệp được bán ra ngoài hay cung cấp cho những bộ phận không sản xuất công nghiệp.

+ Giá  trị sản phẩm phụ hoàn thành trong kỳ.

Ngoài ra đối với một số ngành công nghiệp đặc thù, không có thủ tục nhập kho như sản xuất điện, nước sạch, hơi nước, nước đá . . . thì tính theo sản lượng thương phẩm [hoặc sản lượng thực tế đã tiêu thụ].

Lưu ý: đối với giá trị thành phẩm sản xuất từ NVL của khách hàng chỉ tính phần chênh lệch giữa giá trị thành phẩm và giá trị NVL khách hàng đem đến.

– Yếu tố 2: Giá trị công việc có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài [hay còn gọi giá trị hoạt động dịch vụ công nghiệp].

Công việc có tính chất công nghiệp là một hình thái của sản phẩm công nghiệp, nhằm khôi phục hoặc làm tăng thêm giá trị sử dụng, không làm thay đổi giá trị ban đầu của sản phẩm.

Giá trị công việc có tính chất công nghiệp được tính vào giá trị sản xuất của doanh nghiệp phải là giá trị công việc có tính chất công nghiệp làm cho các đơn vị bên ngoài, hoặc các bộ phận khác không phải là hoạt động sản xuất công nghiệp trong doanh nghiệp

– Yếu tố 3: Giá trị phụ phẩm, thứ phẩm, phế phẩm, phế liệu thu hồi trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, bao gồm: + Phụ phẩm là sản phẩm được tạo ra cùng với sản phẩm chính trong quá trình sản xuất công nghiệp. Ví dụ như sản xuất đường thì sản phẩm chính là đường, phụ phẩm là rỉ đường [nước mật]. +Thứ phẩm là những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn chất lượng, không được nhập kho thành phẩm. + Phế phẩm là sản phẩm sản xuất ra hỏng hoàn toàn không thể sửa chữa được.

+ Phế liệu thu hồi trong quá trình sản xuất.

Các loại sản phẩm thuộc yếu tố 3 không phải là mục đích trực tiếp của sản xuất mà chỉ là sản phẩm thu hồi do quá trình sản xuất tạo ra. Bởi vậy, quy định chỉ được tính vào yếu tố 3 phần đã tiêu thụ và thu tiền.

– Yếu tố 4: Giá trị hoạt động cho thuê tài sản cố định, máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp

Yếu tố này chỉ phát sinh khi máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp không sử dụng mà cho bên ngoài thuê, [không phân biệt có công nhân hay không có công nhân vận hành đi theo]. Yếu tố này thường không có giá cố định, nên thống kê dựa vào doanh thu thực tế thu được của hoạt động này trong kỳ để tính vào yếu tố 4.

– Yếu tố 5: Giá trị chênh lệch cuối kỳ so với đầu kỳ của bán thành phẩm, sản phẩm dở dang.

Trong thực tế sản xuất yếu tố 5 ở phần lớn các ngành công nghiệp, chiếm tỷ trọng không đáng kể, trong chỉ tiêu giá trị sản xuất. Trong khi việc tính toán yếu tố này lại phức tạp, bởi vậy thống kê qui định yếu tố 5 chỉ tính đối với ngành cơ khí, chế tạo máy có chu kỳ sản xuất dài.

2. Giá trị sản xuất Xây dựng

Khái niệm: Sản phẩm xây dựng là kết quả hữu ích, trực tiếp của hoạt động sản xuất xây dựng do lao động của doanh nghiệp xây dựng thi công tại hiện trường theo thiết kế được duyệt. Hay nói cách khác, đó là một bộ phận của tổng sản phẩm xã hội do lao động trong lĩnh vực xây dựng sáng tạo ra.

Chỉ tiêu này xác định toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh xây dựng trong một thời kỳ, nó không phụ thuộc vào mức độ hoàn thành của sản phẩm.

 Nguyên tắc
– Kết quả đó phải do chính lao động của doanh nghiệp tạo ra tại hiện trường.  Những vật tư mua về chưa sử dụng vào sản xuất hoặc bán lại cho đơn vị khác, giá trị thiết bị máy móc do bên A đưa tới để lắp đặt vào công trình đều không được tính vào giá trị sản xuất xây dựng. – Phải là kết quả trực tiếp của hoạt động sản xuất xây lắp. – Phải là kết quả hoạt động sản xuất xây lắp theo đúng thiết kế, đúng qui trình công nghệ xây lắp trong hợp đồng giao nhận thầu. – Phải là kết quả sản xuất xây lắp hữu ích; không được tính vào giá trị sản xuất xây dựng những khối lượng công việc phá đi làm lại, những chi phí sửa chữa lại các công trình hư hỏng do không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu thiết kế do bên B gây ra, nếu do bên A thay đổi thiết kế thì phần phá đi, làm lại được tính vào giá trị sản xuất xây dựng. – Chỉ tính kết quả hoàn thành trong kỳ báo cáo, đối với khối lượng thi công dở dang thì tính vào giá trị sản xuất phần chênh lệch cuối kỳ so với đầu kỳ.

– Được tính toàn bộ giá trị của sản phẩm xây dựng vào giá trị sản xuất xây dựng, gồm: C + V + M.

Ngoài những nguyên tắc trên, giá trị sản xuất xây dựng còn được qui định tính thêm các khoản thu nhập sau của đơn vị xây dựng: + Khoản tiền chênh lệch do làm tổng thầu chung thu được của các đơn vị chia thầu khác. + Khoản thu do cho thuê phương tiện, xe máy thi công có công nhân điều khiển đi kèm theo.

+ Khoản thu được do bán những phế liệu, phế thải trong sản xuất xây dựng [chỉ tính khi đơn vị bán ra thu được tiền, không tính số tập trung trong kho, bãi chưa bán].

Phương pháp tính giá trị sản xuất xây dựng:

Bao gồm: – Giá trị công tác xây dựng – Giá trị công tác lắp đặt máy móc thiết bị – Giá trị công tác sữa chữa lớn nhà cửa vật kiến trúc – Giá trị công tác thăm dò khảo sát thiết kế phát sinh trong quá trình thi công

– Giá trị công tác xây dựng cơ bản khác và các khoản thu nhập khác được tính vào giá trị sản xuất xây dựng

Tổng giá trị tất cả các loại công tác trên ta được giá trị sản xuất xây dựng.

™ Phương pháp tính giá trị sản xuất công tác xây dựng

Công tác xây dựng gồm xây dựng mới, xây dựng lại, cải tạo, mở rộng, nâng cấp các công trình xây dựng và giá trị lắp đặt máy móc thiết bị vào công trình.

Giá trị sản xuất công tác xây dựng được tính là chi phí trực tiếp và gián tiếp theo đơn giá dự toán hợp đồng cho từng công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành [thành phẩm] và giá trị sản phẩm xây dựng dở dang.

Công thức tính:
G = ∑pq C TL+ + + GTGT                                               [2.5]

Trong đó: + P: đơn giá dự toán của 1 đơn vị khối lượng sản phẩm + q: Khối lượng thi công xong [hoặc khối lượng thi công dở dang quy ra khối lượng thi công xong] + C: chi phí chung +TL: thu nhập chịu thuế tính trước.

+ GTGT: thuế giá trị gia tăng.

3. Giá trị sản xuất nông nghiệp 

Khái niệm: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ kết quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp trong một thời kỳ nhất định, [thường tính theo mùa, vụ, hay năm] Bao gồm:

™Giá trị sản phẩm trồng trọt
– Giá trị sản phẩm chính và phụ của cây lâu năm: + Cây công nghiệp + Cây gia vị + Cây dược liệu + Cây ăn quả – Giá trị sản phẩm chính và phụ của cây ngắn ngày + Thóc, ngô, khoai, các loại rau, đậu + Các loại hoa

– Giá trị chênh lệch sản phẩm dở dang cuối kỳ so với đầu kỳ của sản phẩm trồng trọt

™ Giá trị sản phẩm chăn nuôi

– Giá trị trọng lượng thịt hơi tăng thêm trong năm của gia súc, gia cầm [không tính gia súc làm chức năng TSCĐ như heo nái, heo đực giống, bò lấy sữa, súc vật dùng để cày kéo] – Giá trị sản lượng các loại sản phẩm thu được trong năm không phải thông qua hoạt động giết thịt như trứng, sữa, lông cừu, mật ong .v .v . – Giá trị các loại thuỷ sản nuôi trồng trong năm. – Giá trị các loại sản phẩm phụ thu được trong năm

– Giá trị chênh lệch cuối kỳ so với đầu kỳ của sản phẩm dở dang thuộc hoạt động chăn nuôi.

™ Giá trị hoạt động dịch vụ nông nghiệp: như cày bừa thuê, gặt lúa, tưới tiêu. . .

 Nguyên tắc tính giá trị sản xuất nông nghiệp
– Được phép tính trùng trong nội bộ ngành.
– Đơn giá của sản phẩm nông nghiệp được tính theo đơn giá bình quân của người sản xuất, công thức:

            Σ[qN tiêu thụ trên thị trường x p + qN không tiêu thụ trên thị trường x pUT ]
P =  ———————————————————————————————————      [ 2.11]
                   Σ[qN tiêu thụ trên thị trường + qN không tiêu thụ trên thị trường]

Trong đó:
+ P : đơn giá bình quân của người sản xuất
+ qN: số lượng sản phẩm nông nghiệp + P:  đơn giá bán theo giá thị trường [giá hiện hành].

+ PUT: đơn giá ước tính theo giá thị trường.

Phương pháp tính giá trị sản xuất nông nghiệp  Công thức:
                  GTSXNN = GTTT + GTCN  + GTHĐDVNN                          [2.12]
Trong đó: + GTSXNN: giá trị sản xuất nông nghiệp. + GTTT:       giá trị trồng trọt. + GTCN:      giá trị chăn nuôi.

+ GTHĐDVNN:   giá trị hoạt động dịch vụ nông nghiệp.

4. Giá trị sản xuất thương mại

Khái niệm: Giá trị sản xuất thương mại là hoạt động thương mại làm tăng giá trị của hàng hoá trong quá trình lưu chuyển từ nơi sản xuất đến nơi sử dụng cuối cùng. Hoạt động của doanh nghiệp thương mại có những đặc điểm khác với các doanh nghiệp sản xuất, những điểm khác biệt đó là:

™ Mua bán hàng hoá: Là hình thức trao đổi tiền – hàng giữa người mua với người bán, qua đó quyền sở hữu thay đổi, hàng hoá chuyển từ người bán sang người mua và tiền chuyển từ người mua sang người bán, nói cách khác người mua nhận hàng, người bán nhận tiền. Thống kê quy định các trường hợp cụ thể sau đây được coi là mua bán hàng hoá.

–  Bên bán đã trao hàng, bên mua đã nhận hàng nhưng vì lý do nào đó bên mua chưa thanh toán tiền cho bên bán. –  Hàng gởi bán được coi là hàng bán khi thực tế đã bán.

–  Doanh thu về gia công sửa chữa vật phẩm tiêu dùng, cũng được coi là hoạt động bán hàng hoá

Các trường hợp sau đây không được coi là mua bán hàng hoá: –  Bên mua đã thanh toán tiền cho bên bán, bên bán đã nhận tiền nhưng hai bên chưa giao nhận hàng. –  Tổn thất, mất mát, hao hụt và dôi thừa hàng hoá trong quá trình kinh doanh.

–  Trả lại hàng hoá nhận bán hộ cho chủ hàng hoặc giao số hàng hoá đó cho đơn vị khác theo yêu cầu của chủ hàng.

™Bán lẻ: Lưu chuyển hàng hoá bán lẻ là việc bán hàng hoá trực tiếp cho người tiêu dùng để tiêu dùng vào nhu cầu cá nhân, hoặc các nhu cầu khác không có tính chất sản xuất; lưu chuyển hàng hoá bán lẻ là khâu cuối cùng của quá trình lưu chuyển hàng hoá. Tuy nhiên trong điều kiện thực tế hiện nay, việc phân biệt bán lẻ hay bán buôn theo mục đích sử dụng là khó khăn. Do vậy, qui ước toàn bộ hàng hoá bán tại các quày hàng được coi như là hàng hoá bán lẻ.

™ Bán buôn[sỉ]: Lưu chuyển hàng hoá bán buôn là việc giao dịch hàng hoá nhằm mục đích tiếp tục chuyển bán hoặc tiêu dùng cho sản xuất. Những trường hợp sau đây được hạch toán là bán buôn: –  Bán hàng cho các đơn vị sản xuất để sử dụng cho sản xuất  – Bán hàng cho các đơn vị thương mại khác để tiếp tục chuyển bán.

–  Bán hàng cho các ngành ngoại thương để xuất khẩu.

Những trường hợp sau đây không được hạch toán vào bán buôn: – Tổn thất, hao hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh. –  Bán các loại bao bì, phế liệu thu nhặt. –  Bán hàng cho các đơn vị sản xuất dùng cho nhu cầu tập thể.

–  Điều động hàng hoá trong nội bộ doanh nghiệp.

™Hàng hoá tồn kho: Hàng hoá tồn kho là một bộ phận sản phẩm xã hội; nhưng đã tách khỏi quá trình sản xuất đi vào lĩnh vực tiêu dùng, còn nằm lại ở khâu lưu thông dưới dạng dự trữ nhằm bảo đảm cho việc luân chuyển hàng hoá được tiến hành một cách liên tục. Hàng hoá tồn kho của doanh nghiệp thương mại bao gồm: –  Hàng hoá tồn kho tại khâu lưu thông, bao gồm hàng hoá tại kho cửa hàng, quầy hàng, trạm thu mua, hàng hoá bị trả lại còn nhờ bên mua giữ hộ, hàng gởi bán hộ. –  Hàng hoá tồn kho trong gia công, bao gồm hàng hoá nguyên liệu [kể cả sản phẩm dở dang] của đơn vị hiện còn nằm tại các cơ sở sản xuất, gia công chế biến chưa thu hồi.

–  Hàng hoá đang trên đường vận chuyển bao gồm hàng hoá của đơn vị đang trên đường vận chuyển.

 Phương pháp tính giá trị sản xuất thương mại

Phương pháp1:

Công thức:
Giá trị sản xuất thương mại = chi phí lưu thông + Lãi + thuế       [2.13]

™Phương pháp2:

Công thức:
Giá trị SX thương mại = Doanh số bán ra trong kỳ – trị giá vốn hàng hoá bán ra  [2.14]

5. Giá trị sản xuất doanh nghiệp phục vụ công cộng, phục vụ sinh hoạt, du lịch, khách sạn, nhà hàng

Đây là nhóm ngành thực hiện các hoạt động dịch vụ công cộng phục vụ sinh hoạt, du lịch, khách sạn nhằm đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của xã hội, dân cư. Đặc điểm cơ bản của lĩnh vực này là không tạo ra sản phẩm vật chất như các ngành công nghiệp, nông nghiệp v.v . . . nhưng tạo ra những giá trị dịch vụ hữu ích cho đời sống kinh tế, xã hội. Quá trình hoạt động dịch vụ được gắn liền với quá trình tiêu dùng nó; không cần phải qua khâu lưu thông thuộc ngành thương mại, cung ứng vật tư, vận tải. Do đó giá trị của hoạt động dịch vụ trong quá trình sản xuất cũng là giá trị của những hoạt động đó trong tiêu dùng.

Do từng lĩnh vực hoạt động dịch vụ có những đặc điểm khác nhau, do đó phương pháp tính giá trị sản xuất cũng có những khía cạnh riêng phù hợp với từng loại doanh nghiệp, cụ thể:

– Đối với các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ công cộng, nguồn thu chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước cấp toàn bộ, hoặc cấp một phần. Giá trị sản xuất bằng tổng chi phí thường xuyên trong năm, hoặc bằng tổng thu từ ngân sách [không kể vốn đầu tư cơ bản, mua sắm tài sản cố định] trong một năm.

            Các khoản chi phí thường xuyên bao gồm: + Lương chính, phụ cấp lương. + Sinh hoạt phí cán bộ đi học. + Bảo hiểm xã hội. + Các loại tiền thưởng. + Phúc lợi tập thể. + Y tế, vệ sinh. + Công tác phí. + Hội nghị phí. + Nghiệp vụ phí. + Chi đi công tác và chữa bệnh ở nước ngoài. + Các khoản chi tiếp khách nước ngoài.

+ Chi sửa chữa các công trình lớn, nhỏ không thuộc vốn xây dựng cơ bản.

– Đối với doanh nghiệp quốc doanh, hợp tác xã không do ngân sách cấp kinh phí mà kinh doanh độc lập, giá trị sản xuất bằng tổng doanh thu trong năm.

– Đối với doanh nghiệp tư nhân, giá trị sản xuất bằng tổng doanh thu trong năm

B. Giá trị gia tăng [hoặc giá trị tăng thêm] [ Ký hiệu VA = Value Added]

a. Khái niệm: Giá trị gia tăng là một bộ phận của giá trị sản xuất, sau khi trừ đi phần chi phí trung gian, chỉ tiêu này phản ánh phần giá trị tăng thêm của kết quả sản xuất kinh doanh do chính bản thân doanh nghiệp tạo ra được trong một thời kỳ nhất định. Do vậy để tính giá trị tăng thêm thống kê phải xác định đúng chi phí trung gian.

Chi phí trung gian [ký hiệu IC: Intermediational Cost] là một bộ phận của chi phí sản xuất nói chung, nó được cấu thành trong giá trị sản phẩm và được thể hiện dưới dạng vật chất như nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng và dưới dạng dịch vụ sản xuất

Do đặc điểm, tính chất sản xuất của từng loại doanh nghiệp; nên giữa các loại hình doanh nghiệp có những khoản chi phí trung gian giống nhau và khác nhau  Chi phí trung gian công nghiệp bao gồm những khoản chi phí sau:

™ Chi phí vật chất thường xuyên, gồm có:
– Nguyên, vật liệu chính. – Vật liệu phụ, bao bì. – Bán thành phẩm mua ngoài. – Điện, nhiên liệu, chất đốt. – Công cụ lao động nhỏ. – Vật tư đưa vào sửa chữa thường xuyên tài sản cố định. – Dụng cụ bảo vệ sản xuất và phòng cháy chữa cháy. – Trang phục bảo hộ lao động. – Chi phí văn phòng phẩm.

– Chi phí vật chất khác.

Chi phí dịch vụ, gồm có:
– Công tác phí. – Tiền thanh toán các hợp đồng sản phẩm hay dịch vụ thuê ngoài. – Tiền thuê nhà cửa máy móc thiết bị, kho bãi. – Tiền thuê sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng TSCĐ. – Tiền chi trả đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, công nhân viên. – Tiền hổ trợ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học. – Tiền chi cho dịch vụ pháp lý, ngân hàng, tư vấn kinh doanh. – Tiền cước bưu điện, vận tải, lệ phí bảo hiểm nhà nước về tài sản. – Chi phí phòng cháy chữa cháy, bảo vệ an ninh và vệ sinh khu vực. – Tiền thuê quảng cáo, thông tin, kiểm toán.

– Tiền trả các dịch vụ khác: in, sao, chụp tài liệu.

Chi phí trung gian của hoạt động thương mại bao gồm những khoản chi phí: – Chi phí vận tải bốc xếp sau khi trừ phần thuê ngoài. – Chi hoa hồng. – Chi dịch vụ phí ngân hàng và tín dụng. – Chi phí công cụ lao động nhỏ. – Chi phí hao hụt tổn thất hàng hoá.

– Phần chi phí vật chất và dịch vụ khác như: chi phí bảo quản, chọn lọc, đóng gói bao bì, chi phí trực tiếp khác, chi phí quản lý hành chính.

b. Phương pháp tính giá trị gia tăng

 Phương pháp sản xuất: Là phương pháp gián tiếp tính dựa vào tài liệu giá trị sản xuất và chi phí trung gian Công thức:

VA = GO – IC                                                                                [2.15]
Trong đó: + VA: giá trị gia tăng + GO: giá trị sản xuất

+ IC: chi phí trung gian

Phương pháp phân phối: Bằng tổng các yếu tố sau:

VA = C1 + V+M                                                                                [2.16]
Trong đó:
+ C1: chi phí khấu hao TSCĐ là toàn bộ giá trị khấu hao tài sản cố định đã trích trong kỳ. + V: thu nhập của người lao động là tổng các khoản mà doanh nghiệp phải thanh toán cho người lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh mà họ tham gia, ví dụ như tiền lương, và tiền thưởng có tính chất lương mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động theo số phát sinh trong kỳ báo cáo; tổng số tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp [chỉ tính phần mà doanh nghiệp phải nộp cho người lao động, không tính phần người lao động tự nộp từ tiền lương của mình], phụ cấp ăn trưa, ca ba, phụ cấp đi lại và các khoản phụ cấp khác tính vào giá thành sản phẩm; các khoản thu khác mà người lao động nhận trực tiếp như tiền lưu trú công tác, quà tặng.

+ M: thu nhập của doanh nghiệp, bao gồm: thuế sản xuất kinh doanh là các loại thuế phát sinh do kết quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp; lợi nhuận và các khoản phải nộp khác bao gồm: lợi nhuận trước khi nộp thuế, lợi tức trả lãi tiền vay, các khoản thuế và lệ phí phải nộp khác ngoài thuế sản xuất, giá trị nộp cơ quan quản lý cấp trên.

C. Giá trị gia tăng thuần [ NVA = Net value Added]

a. Khái niệm: Là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị mới do bản thân doanh nghiệp tạo ra được trong một thời kỳ nhất định.

b. Phương pháp xác định

 Phương pháp sản xuất Công thức:

                            NVA = VA – C1                                                                [2.17]

 Phương pháp phân phối Công thức:

                        NVA =  V + M                                                                      [2.18]

Ba chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần được biểu hiện trong sơ đồ sau:

Giá trị sản xuất [GO]   =   C1  + C2  + V + M

Chi phí trung gian [IC]: C2

Giá trị gia tăng [VA]  =     C1  +  V  +  M

Khấu hao TSCĐ [C1 ]

Giá trị gia tăng thuần [NVA]
[V +M]

Video liên quan

Chủ Đề