Bài tập kiểm toán 2 có lời giải

Giải Bài Tập Sách Bài Tập Môn Kiểm Toán Hoạt Động Chi Tiết chuẩn khối ngành kinh tế hiện hành của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo. Tổng hợp các dạng bài tập môn kiểm toán hoạt động và đáp án. Tự học Online xin giới thiệu đến các bạn tham khảo Giải Bài Tập Sách Bài Tập Môn Kiểm Toán Hoạt Động

Tải Xuống  

Bài 1/12/SBT:

Công ty Thành Đạt đưa vào sử dụng Chương trình đầu tư 20 tỉ VNĐ thay thế dây chuyền công nghệ cũ. Thu được kết quả như sau:

TTChỉ tiêuThực tế kì trướcMục tiêu kì nàyThực tế kỳ này
1

2

3

Tổng số vốn [luỹ kế].

Doanh thu

Chi phí

100

100

90

120

150

100

110

121

100.

  1. Xác định hiệu quả vốn đầu tư theo quan niệm của Kiểm toán hoạt động:

Hiệu quả vốn đầu tư được đánh giá dựa trên:

+ Sức sản xuất.

+ Sức sinh lời.

+ Mức tiết kiệm.

 

STT

Chỉ tiêuTT

 [N-1]

KH

[N]

TT

[N]

TT[N] so với KH [N]TT[N] so với TT năm N-1KH[N] so với TT [N-1]
123456=5-47=6/48=5-39=8/310=4-311=10/3
1Tổng vốn đầu tư100120110-10-8,3310102020
2Doanh thu100150121-29-19,3321215050
3Chi phí90100100001011,111011,11
4Lợi nhuận105021-29-581111040400
5Lợi nhuận/ Vốn đầu tư [%]1041,6719,1-22.5 9,1 31,67 
6Lợi nhuận/Doanh thu [%]1033,3317,36-15,97 7,36 23,33 
7Lợi nhuận/Chi phí[%]11,115021-29 9,89 38,89 

* Theo quan điểm của kiểm toán hoạt động: So sánh kỳ thực tế với kỳ kế hoạch năm N:

– Lợi nhuận: giảm 29 tỷ so với kế hoạch tương ứng tốc độ giảm 58%=> Doanh nghiệp không đạt mục tiêu đề ra.

– Các tỷ suất lợi nhuận đều thấp hơn kế hoạch, chỉ xấp xỉ ½ kế hoạch.

=> Vốn đầu tư được sử dụng không hiệu quả.

* Theo quan điểm của phân tích tài chính: So sánh chỉ tiêu kỳ thực tế năm nay sơ với năm trước.

– Lợi nhuận tăng thêm 11 tỷ tương ứng tốc độ tăng 110%.

– Các tỷ suất lợi nhuận đều cao hơn so với năm trước cho thấy sức sản xuất, sức sinh lời và mức tiết kiệm hiệu quả.

=> Vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả.

 Hiệu quả trong kiểm toán hoạt độngHIệu quả trong phân tích tài chính
Giống– Quan điểm hiệu quả: sử dụng nguồn lực tối ưu để đạt hiệu quả.

– Chỉ tiêu đánh giá [ các chỉ tiêu tài chính]

Khác nhau:

1. Chỉ tiêu.

2. Đánh giá hiệu quả.

3. Lợi nhuận:

 

Tài chính + Phi tài chính.

– Đánh giá hiệu quả và đưa ra đề xuất.

– Chuẩn đánh giá: Kỳ mục tiêu.

Gắn với kỳ. [luỹ kế]

 

Tài chính.

– Đánh giá hiệu quả, tìm ra sự khác biệt, giải thích và tìm ra nguyên nhần.

– Chuẩn đánh giá: so với thực tế kỳ trước.

Gắn với thời điểm.

* Đánh giá hiệu năng quản lý:

+ Mức đảm bảo nguồn lực. [ cột 6].

+ Kỳ thực tế so với kỳ kế hoạch. [mức phù hợp giữ kế quả và mục tiêu]: so sánh giữa cột 8 và 10.

+ Tính năng động của nhà điều hành.

– Về mức đảm bảo nguồn lực: Theo kế hoạch, DN phải đầu tư 20 tỷ nhưng giảm xuống còn 10 tỷ tương ứng mức giảm 8,33 %.

=> Nguồn lực không được đảm bảo.

– Về doanh thu: DT kế hoạch là tăng 50 tỷ trong thực tế chỉ tăng 21 tỷ trong khi chi phí không đổi => Lợi nhuận chưa đạt được.

=> Hiệu năng quản lý không tốt.

Bài tập 4.2: DN có quy mô vừa:

  1. Năng suất lao động năm hiện hành giảm 30% so với năm trước và thấp hơn các doanh nghiệp khác trong cùng ngành có cùng quy mô.

* Kỹ thuật kiểm toán để phát hiện vấn đề [trang 127]:

+ Xem xét tài liệu.

+ So sánh.

+ Quan sát.

+ Phỏng vấn  [ được sử dụng rộng rãi trong kiểm toán hoạt động].                                                                            

* Thủ tục kiểm toán thực hiện để có phát hiện trên:

[ áp dụng ở đâu, như thế này, tham khảo trang 127 để chém theo].

– Xem xét tài liệu:

  + Kiểm tra tài liệu phản ánh kết quả công việc:

>> Báo cáo số lượng sản phẩm hoàn thành [ của bộ phận sản xuất theo ngày, tháng, tuần..].

>>  Báo cáo sử dụng lao động.

>>  Báo cáo thời gian sản xuất [ Bảng chấm công]

 + Tính năng suất lao động năm nay.

 + Xem xét hệ thống đánh giá của đơn vị qua

>> Báo cáo hoạt động của bộ phận sản xuất.

>> Báo cáo của bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm đã sản xuất trong kỳ.

– So sánh:

+ Kiểm toán viên so sánh năng suất lao động năm nay so với năm trước: giảm 30%.

=> Hiệu quả sử dụng lao động không cao.

 + So sánh NSLĐ của công ty với các công ty khác cùng quy mô, cùng ngành cho thấy NSLĐ của công ty thấp hơn.

=> Hiệu năng quản lý của nhà quản trị kém.

– Quan sát:

  KTV tiến hành quan sát quá trình sản xuất tại 1 bộ phận sản xuất [ 1 phân xưởng hay 1 tổ đội] trong 1 thời gian xem NSLĐ của bộ phận đó như thế nào.

– Phỏng vấn:

  + Phỏng vấn quản đốc, tổ trưởng, đội trưởng về NSLĐ của bộ phận vì đây là những người nắm rõ nhất.

  + Phỏng vấn các công nhân sản xuất để tham khảo.

  + Phỏng vấn ban giám đốc nếu cần.

* Định hướng công việc kiểm toán viên cần thực hiện đối với các phát hiện này:

– Đối với DN sản xuất kinh doanh :

+ Đánh giá hiệu quả hoạt động thông qua sức sản xuất [ với DN sản xuất]; Sức lưu chuyển hàng hoá [ với DN thương mại].

+ Đánh giá mục tiêu hiệu quả qua lợi nhuận [sức sinh lời]

+ Đánh giá mục tiêu hiệu năng qua doanh thu [ mức phù hợp giữa kết quả và mục tiêu].

– Đối với đơn vị hành chính sự nghiệp: đánh giá trực tiếp mục tiêu hiệu quả qua mức tiết kiệm cho từng kỳ hoạt động, mục tiêu hiệu năng qua tổng mức tiết kiệm trong lỳ [kết quả so với kế hoạch].

Các bước:

– Xác định vấn đề liên quan đến phát hiện.

[ Ví dụ vấn đề liên quan đến nhân sự:liên quan đến phòng nhân sự, nhà quản lý cấp cao.]

Năng suất lao động liên quan đến sự phát triển của DN, các nhà quản lý cấp cao, tiêu chí: năng suất lao động.

– Xác định ảnh hưởng của phát hiện đến hoạt động của đơn vị.

+ Liên quan đến hiệu lực/ hiệu quả/ hiệu năng.

+ Nêu ảnh hưởng: Nếu là ưu điểm: vận dụng vào bộ phận khác. Nếu là nhược điểm: để xuất.

   Năng suất lao động giảm dẫn tới sức sản xuất giảm, có thể mức sinh lời giảm [ trong trường hợp ko tăng thêm nhân công] khi đó chi phí tăng khiến mức tiết kiệm giảm khiến hiệu quả kinh doanh hay lợi nhuận giảm sút. Nếu việc năng suất giảm không đủ để đáp ứng các đơn đặt hàng từ bộ phận tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến uy tín của DN và mối quan hệ với khách hàng.

– Xác định tiêu chí đánh giá đối với hoạt động [phù hợp với các tiêu chí hiệu lực, hiệu quả, hiệu năng].

  1. Mức tiết kiệm hoặc hiệu quả hoạt động:

II.01. Sức sản xuất.

II.01.02. Sức sản xuất của lao động.

II.01.02.01. Sức sản xuất của lao động nói chung. [ nếu lên cấp 5 thì PX1 PX2]

II.01.02.02. Sức sản xuất của lao động trực tiếp.

III. Hiệu năng quản lý:

III.01. Mức đảm bảo nguồn lực cho sản xuất.

III.01.01. Mức đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất.

III.01.01.01. Mức đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất chung.

III.01.01.02. Mức đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất trực tiếp.

III.01.02. Mức đảm bảo lao động cho sản xuất.

III.01.02.01. Mức đảm bảo lao động sản xuất chung.

III.01.02.01. Mức đảm bảo lao động sản xuất trực tiếp.

III.01.03. Mức đảm bảo máy móc thiết bị cho sản xuất sản phẩm.

III.03. Mức năng động của nhà điều hành
III.03.01. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực.

III.03.01.01. Chính sách đào tạo lao động trực tiếp.

III.03.01.02. Chính sách đào tạo lao động khác.

III.03.02. Chính sách đãi ngộ cho công nhân viên.

III.03.02.01. Chính sách đãi ngộ cho lao động trực tiếp.

III.03.02.01. Chính sách đãi ngộ cho lao động khác.

– Xác định nguyên nhân dẫn tới phát hiện.

– Đưa ra đề xuất cải tiến đối với phát hiện.

– Thảo luận với nhà quản lý về các đề xuất [ chỉ ra nhược điểm => Nhà quản lý có biết những nhược điểm đó hay không, nêu đề xuất => Báo cáo].

* Tiêu chuẩn đánh giá:
– Năng suất lao động trung bình của DN cùng quy mô cùng ngành.

– Năng suất lao động năm trước.

* Xác định nguyên nhân và đưa ra đề xuất:

– Nguyên nhân:

+ Điều kiện lao động không đảm bảo.

+ Chính sách đãi ngộ không hợp lý.

+ Thiên tại.

+ Máy móc, thiết bị lạc hậu, không được bảo dưỡng kịp thời.

+ Trình độ tay nghề của lao động kém.

+ NVL ko đc cung cấp kịp thời.

+ Quản lý kém hiệu quả.

– Đề xuất: xem xét cải thiện trước [tốn ít chi phí], Đổi mới sau [ tốn nhiều chi phí]:chém theo nguyên nhân

+ Đối với vấn đề lao động: …

+ Đối với NVL:..

+ Đối với máy móc thiết bị…

  1. Thời gian rảnh của nhân viên kế toán chiếm 25% thời gian làm việc, kiểm toán viên cho rằng mức này là quá cao.

* Xác định kỹ thuật kiểm toán:

– Xem xét tài liệu.

– So sánh.

– Quan sát.

– Tính toán.

– Phỏng vấn.

* Thủ tục kiểm toán:

– Xem xét tài liệu:

+ Xem xét tài liệu về mục tiêu và kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp :

>> Bảng phân công công việc trong các tháng của kỳ kiểm toán.

>> Bảng kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp.

>> Quy định tuyển dụng, kế hoạch tuyển dụng nhân viên phòng kế toán

>> Danh sách nhân viên phòng kế toán.

+ Xem xét tài liệu ghi chép kết quả làm việc:

>> Bảng chấm công phòng kế toán.

>> Bảng thanh toán lương nhân viên phòng kế toán.

+ Kiểm tra các chính sách liên quan đến thời gian, giờ giấc làm việc của nhân viên phòng kế toán:

>> Nội quy về thời gian làm việc.

– Quan sát tình hình hoạt động của phòng kế toán để nắm bắt tương đối. lượng thời gian rảnh.

– Tính toán tỷ lệ thời gian làm việc nhàn rỗi so với thời gian làm việc thực tế.

– So sánh:

+ So sánh tỉ lệ thời gian làm việc thực tế của nhân viên phòng kế toán so với quy định của công ty phát hiện thời gian rảnh chiếm 25% thời gian làm việc thấy mức độ này là quá cao.

+ So sánh số lượng nhân viên kế toán làm việc thực tế với lượng nhân viên cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc.

– Phỏng vấn:

+ Phỏng vấn nhân viên kế toán về khối lượng công việc và thời gian làm việc.

+ Phỏng vấn nhà quản lý về năng lực, trình độ và tinh thần trách nhiệm của nhân viên kế toán.

+ Phỏng vấn BGĐ về chính sách tuyển dụng.

* Định hướng:

– Xác định vấn đề liên quan đến phát hiện.

Vấn đề liên quan đến phòng quản tổ chức và quản lý nhân sự, tiêu chí đánh giá: Tỉ lệ thời gian rảnh so với thời gian làm việc.

– Xác định ảnh hưởng của phát hiện đến hoạt động của đơn vị.

+ Tỉ lệ thời gian rảnh của nhân viên phòng kế toán quá cao khiến lãng phí chi phí lương cho thời gian rảnh, mức tiết kiệm giảm, hiệu quả kinh doanh giảm => Hiệu quả hoạt động kém.

– Xác định tiêu chí đánh giá đối với hoạt động [phù hợp với các tiêu chí hiệu lực, hiệu quả, hiệu năng].

  1. Mức tiết kiệm/lãng phí và hiệu quả hoạt động.

II.03.Mức lãng phí:

II.03.01. Mức lãng phí thời gian làm việc:

II.03.01.01. Mức lãng phí tuyệt đối thời gian làm việc.

II.03.01.02. Mức lãng phí tương đối thời gian làm việc.

II.03.02. Mức lãng phí chi phí lương

II.03.02.01. Mức lãng phí tuyệt đối chi phí lương .

II.03.02.02. Mức lãng phí tương đối chi phí lương.

III.Hiệu năng quản lý.

III.03 Mức năng động của nhà quản lý.

III.03.01. Mức năng động trong việc tuyển dụng nhân dự.

II.03.01.01 Mức năng động trong việc tuyển dụng nhân sự phòng kế toán.

III.03.02. Mức năng động trong việc quản lý nhân sự.

III.03.02.01. Mức năng động trong quản lý nhân sự phòng kế toán.

* Tiêu chuẩn đánh giá:

– Thời gian làm việc thực tế bình quân ngày.

* Nguyên nhân:

– Tình hình kinh doanh của công ty không tốt như trước khiến khối lượng công việc giảm.

– Công ty có kế hoạch bổ sung nhân lực nhưng số nhân viên kế toán thuê thêm thừa so với yêu cầu.

– Tinh thần trách nhiệm, trình độ nghiệp vụ của nhân viên kế toán ko cao.

– Nhà quản lý phân bổ thời gian làm việc, quản lý nhân sự chưa tốt.

– Chính sách lương thưởng đãi ngộ, kỷ luật chưa hợp lý, chưa mang tính khuyến khích và răn đe.

Giải pháp: …

– Cắt giảm nhân sự, kiểm soát thời gian làm việc chặt chẽ, nghiên cứu điều chỉnh chính sách đãi ngộ , kỉ luật nhân viên thiếu tinh thần trách nhiệm.

– Giao thêm cho các nhân viên kế toán những nhiệm vụ khác để DN ko phải thuê thêm nhân viên.

Bài 8/80/SBT

Kiểm toán viên kiểm toán hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của Công ty Thuỷ sản Anh Trang phát hiện những vấn đề sau:

  1. Nhiều thuốc kháng sinh được sử dụng để phòng bệnh cho tôm dẫn đến 1 số lô tôm xuất khẩu vượt dư lượng kháng sinh cho phép của đối tượng nhập khẩu giá cao. Những lô này sau đó được bán cho đối tác khác với giá rẻ hơn rất nhiều.
  2. Một số địa điểm, công ty đào đất thành hồ lớn để nuôi tôm làm mất cân bằng sinh thái địa phương.
  3. Chưa có hợp đồng bán thuỷ sản phế phẩm cho các cơ sở chế biến thức ăn gia súc để tiết kiệm chi phí.
  4. Chi phí lao động trực tiếp tăng mạnh trong năm. Do công ty không có nguồn lao động ổn định hay thuê theo thời vụ nên bị động theo điều kiện thị trường lao động.
  5. Tỉ lệ sản phẩm hỏng trong năm tăng quá nhiều.
  6. Tính đồng nhất về quy cách của nhóm tôm xuất khẩu giảm mạnh trong khi đối tác của công ty yêu cầu quy cách sp xuất khẩu phải đồng nhất.

* Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất:

– Về sức sản xuất: hiệu quả hoạt động kém do tỷ lệ sản phẩm hỏng trong năm tăng quá nhiều dẫn đến sức sản xuất kém. [NV e].

-Về sức sinh lời:

+ Từ phát hiện a: 1 số lô tôm xuất khẩu vượt dư lượng kháng sinh cho phép của đối tác nhập khẩu giá cao nên phải bán cho đối tác khác với giá rẻ dẫn đến lợi nhuận của DN giảm, sức sinh lời giảm.

+ Từ phát hiện c: DN chưa có hợp đồng bán thuỷ sản phế phẩm cho cơ sở chế biến thức ăn gia súc => DN chưa tiết kiệm được chi phí, giảm sức sinh lời.

+ Từ phát hiện d: Chi phí lao động trực tiếp tăng mạnh => Tăng chi phí => giảm lợi nhuận=> giảm sức sinh lời.

+ Từ phát hiện e: tỷ lệ sản phẩm hỏng tăng => giảm số lượng sp đủ điều kiện xuất khẩu => giảm sức sinh lời.

=> Sức sinh lời của DN kém.

– Về mức tiết kiệm:

+ Từ phát hiện c: Chưa tái chế đc thuỷ sản phế phẩm để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

+ Từ phát hiện d: Chi phí lao động tăng cao do thị trường lao động bất ổn => DN chưa tiết kiệm được chi phí lao động trực tiếp.

=> DN chưa có biện pháp tiết kiệm chi phí phù hợp dẫn đến mức tiết kiệm kém.

=> Hiệu quả sản xuất của DN kém.

* Đánh giá hiệu năng quản lý hoạt động sản xuất:

– Về mức đảm bảo nguồn lực: Từ phát hiện d, DN có nguồn lao động không ổn định, thuê theo thời vụ => DN chưa đảm bảo mức độ ổn định lao động cho quá trình sản xuất.

– Về mức độ phù hợp giữa kết quả đạt được và mục tiêu:

+ Từ phát hiện a và f: Chất lượng tôm không đảm bảo dẫn đến không đạt được số lượng đơn hàng và giá bán như mục tiêu đề ra => giảm uy tín của công ty.

+ Từ phát hiện b: DN làm mất cân bằng sinh thái địa phương => DN chưa nghiên cứu và đưa ra biện pháp thích hợp để cân bằng giữa mục tiêu sản xuất và bảo vệ môi trường => Khâu quản lý, kiểm soát chất lượng chưa tốt.

– Về mức năng động của nhà quản trị: Từ phát c, DN không linh động trong việc tìm kiếm cơ sở chế biến thức ăn gia súc đế bán thuỷ hải sản phế phẩm nhằm tiết kiệm chi phí.

=> Hiệu năng quản lý kém.

* Nhận định yếu điểm và đề xuất giải pháp:

– Yếu điểm của công tác kiểm soát hoạt động sản xuất [ trang 189]: Từ phát hiện 6, tính đồng nhất về quy cách tôm xuất khẩu giảm mạnh chứng tỏ khâu kiểm soát sản xuất chưa chặt chẽ [ các yếu điểm khác thuộc công tác khác chứ ko phải công tác kiểm soát hoạt động sản xuất.]

– Nguyên nhân:

+ Quá trình muôi và tuyển chọn tôm giống chưa đạt yêu cầu.

+ Kinh nghiệm và trình độ của lao động nuôi tôm chưa đồng nhất.

+ Tính đồng bộ của máy móc, nguyên liệu, phương tiện nuôi tôm kém.

– Giải pháp : Tương ứng các nguyên nhân trên, đề ra giải pháp:

+ Quản lý chặt chẽ NVL đầu vào từ quá trình nuôi tôm để đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng đồng thời đảm bảo nguồn cung ứng đúng mục tiêu.

+ Nâng cao trình độ và kinh nghiệm của người lao động.

+ Kiểm soát chặt chẽ quá trình nuôi và chế biến.

+ Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy móc, thay mới nếu cần thiết.

* Thủ tục kiểm tra để phát hiện [ dựa vào trang 182 để chém]:

– Xem xét tài liệu :

+ Xem xét hợp đồng xuất nhập khẩu và các chỉ tiêu chất lượng.

+ Hoá đơn mua nguyên vật liệu nuôi tôm xem thuốc kháng sinh, NVL đầu vào đạt chất lượng không.

+ Biên bản xuất kho nguyên vật liệu: Kiểm tra lượng thuốc kháng sinh được sử dụng.

+ Biên bản đánh giá chất lượng để xem có đồng đều và phù hợp yêu cầu của nhà nhập khẩu không.

– So sánh: so sánh mức đồng nhất về quy cách của nhóm sản phẩm tôm thực tế so với yêu cầu của đối tác.

– Phỏng vấn:

+ Phỏng vấn nhân viên bộ phận kiểm định chất lượng để tìm hiểu mức đồng nhất của sp.

+ Phỏng vấn quản lý tổ đội sx tìm hiểu độ đồng đều của tay nghề ng lao động từ đó đưa ra đánh giá về việc quản lý sử dụng lđ trong sản xuất.

– Quan sát: quan sát quy trình chế biến, vận hành máy móc.

Bài 6.1./191:

Phát hiện yếu điểm trong kiểm soát tương ứng với những nội dung nêu trên của kiểm toán viên nội bộ, đề xuất để cải thiện tình hình:[ tìm yếu điểm trang 178]

  1. KTV nội bộ tìm thấy sự khác nhau về dung sai đã sử dụng trong sản xuất linh kiện máy móc nông nghiệp. Nhà máy Atlanta đã sử dụng dung sai 3/8 inch trái lại nhà máy Charleston sử dụng dung sai 5/16 inch.

– Yếu điểm trong kiểm soát việc thiết kế, nghiên cứu và kiểm soát chất lượng chưa chặt chẽ dẫn tới 2 nhà máy sử dụng 2 loại dung sai khác nhau.

– Một linh kiện có dung sai thấp hơn có thể lắp ráp cho sản phẩm của cả 2 nhà mày, còn linh kiện có dung sai cao hơn chỉ lắp ráp cho sản phẩm sản xuất tại nơi đó, tạo ra chất lượng sản phẩm không đồng nhất, khâu bảo hành gặp khó khăn, ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp.

– Giải pháp:

+ Sử dụng thống nhất 1 tiêu chuẩn dung sai phù hợp, dung sai thấp hơn cho chất lượng sản phẩm tốt hơn nhưng tốn nhiều chi phí hơn.

+ Kiểm tra kiểm soát chặt chẽ khâu thiết kế và sản xuất linh kiện tại các nơi khác nhau, đảm bảo mức độ đồng đều.

+ Nhà quản lý đưa ra chính sách, định hướng tốt trong khâu thiết kế sản phẩm.

  1. Kiểm tra một số công việc và nhiệm vụ của lao động sản xuất cho thấy việc chuyển giao không được phê chuẩn giữa các công việc khác nhau. Khi phỏng vấn, công nhân trả lời để giảm tải và sửa chữa lỗi xảy ra trước đó, nhưng kiểm toán viên không phát hiện ra lỗi nào trong công đoạn sản xuất.

– Yếu điểm trong kiểm soát việc quản lý và sử dụng lao động.

–  Công việc và nhiệm vụ của lao động sản xuất được kiểm soát không chặt chẽ dẫn tới lao động tự ý chuyển giao không qua xét duyệt gây khó khăn trong việc tính toán lương, truy cứu trách nhiệm khi xảy ra thất thoát, ảnh hưởng tới chất lượng công việc.

– Giải pháp:

+ Phân công nhiệm vụ rõ ràng và hợp lý.

+ Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ quá trình chuyển giao công việc.

c.Kiểm toán viên phát hiện ra một vài đơn đặt hàng đã bị huỷ bỏ trong năm do sự trì hoãn việc mua sắm và phân phát những bộ phận thiết bị thiết yếu.

– Yếu điểm trong việc kiểm soát xác định và đánh giá những dịch vụ cần thiết cho vận hành phương tiện, thiết bị cũng như khả năng cung ứng sẵn sàng cho sản xuất.

– Việc kiểm soát ko tốt các thiết bị cần thiết dẫn đến phân phối thiết bị không kịp thời khiến đơn đặt hàng bị huỷ bỏ ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín cũng như kết quả của doanh nghiệp, mối quan hệ với khách hàng.

– Đề xuất :

+ Kiểm kê chặt chẽ các thiết bị đang sử dụng và có nhu cầu đầu tư mới để sẵn sàng cung ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất khi cần thiết.

+ Định kỳ bảo dưỡng máy móc thiết bị.

+ Có chính sách khen thưởng, xử phạt nhân công chịu trách nhiệm phân phối thiết bị sản xuất hợp lý.

+ Đưa ra các khoản chiết khấu, gói khuyến mại để xin lỗi và lấy lại uy tín với khách hàng.

  1. KTV kiểm nghiệm số lượng xe gắn máy được lựa chọn để xem xét khả năng hoạt động của chúng và nhận thấy một số xe gắn máy ko hoạt động do những sai sót mà ko được báo cáo.

– Yếu điểm trong kiểm soát việc thiết kế, nghiên cứu và kiểm soát chất lượng sản phẩm.

– Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm ko tốt dẫn tới các sản phẩm sai hỏng ko đc báo cáo ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp

– Đề xuất:

+ Xử lý sửa chữa lô hàng kém chất lượng, tìm hiểu nguyên nhân và quy kết trách nhiệm: do linh kiện, thiết bị đầu vào chất lượng ko đảm bảo hay trình độ tay nghề của công nhân, sự thiếu trách nhiệm của công nhân…

+ Kiểm soát chặt chẽ khâu kiểm định chất lượng.

+ Nhà quản lý đưa ra chính sách khuyến khích khen thưởng cũng như xử phạt phù hợp.

 Bài 8.7/ Trang 272 giáo trình:

Chương trình kiểm toán hoạt động thu chi và thanh toán nêu mục tiêu đánh giá hoạt động thông qua các tiêu chí:

  1. Tính liên tục của các phiếu thu.

– Kiểm tra cột “STT của phiếu thu” từ bảng kê số 1, phát hiện thiếu phiếu thu số 7546, 7547, 7548

– Tiêu chí đánh giá:

  1. hiệu lực hệ thống kiểm soát nội bộ

I.02 [ Mức kiểm soát qua hệ thống chứng từ, sổ kế toán].

I.02.01. Mức kiểm soát được qua hệ thống chứng từ.

I.02.01.01. Tính liên tục của chứng từ.

I.02.01.01.01. Tính liên tục của phiếu thu.

– Nguyên nhân các phiếu thu chưa được đánh số đầy đủ:

+ Kế toán viên bỏ sót các phiếu thu.

+ Kế toán viên cố tình không vào sổ các phiếu thu.

+ Kế toán viên ghi sai phiếu thu nên huỷ chứng từ mà không thông báo

=> Không có sự liên tục của phiếu thu.

  1. Tính cập nhật của các thông tin vềthu chi, thanh toán:

– Từ Sổ tay kiểm toán viên bàn giảo lại, số tiền từ ngân phiếu nhận ngày ngày 9/12 nhưng được ghi sổ ngày 30/12:

   5 triệu *7 + 2 triệu * 6 = 47 triệu.

– Tiêu chí đánh giá:

  1. hiệu lực hệ thống kiểm soát nội bộ

I.02. Mức kiểm soát được qua hệ thống thông tin

I.02.02. Mức kiểm soát được qua hệ thống sổ chi tiết

I.02.02.01. Có ghi sổ và kiểm soát kịp thời những biến động.

III.Hiệu năng quản lý:

III.03. Mức năng động của nhà quản lý:

III.03.01. Mức quản lý kịp thời việc thực hiện, tuân thủ nguyên tắc của nhân viên.

III.03.01.01. Mức quản lý kịp thời việc thực hiện, tuân thủ nguyên tắc của nhân viên kế toán.

– Nguyên nhân & ảnh hưởng

+ Kế toán viên bỏ sót nghiệp vụ.

+ Kế toán viên cố tình chiếm dụng vốn bất hợp  pháp dẫn tới doanh nghiệp không thể sử dụng tiền để thanh toán hoặc kinh doanh.

=> Tính cập nhật của thông tin không được đảm bảo.

  1. Hiệu năng quản lý qua thực hiện định mức về tiền mặt tồn quỹ [50 triệu].

– Kiểm tra cột “Số dư cuối ngày” của Bảng kê số 1 phát hiện tiền mặt tồn quỹ của các ngày trên Bảng kê đều cao hơn định mức.

– Tiêu chí đánh giá:

III. Hiệu năng quản lý.

III.02. Mức phù hợp của kết quả và mục tiêu

III.02.01. Số tiền không chi được so với dự kiến

III.02.02. Tỷ suất số tiền chi đúng dự kiến

  III.02.02.01. Tỷ suất số tiền chi [ so với tổng số tiền chi dự kiến]

  III.02.02.02. Tỷ suất số tiền chi theo đối tượng [ so với số tiền dự kiến chi cho từng đối tượng].

– Nguyên nhân tiền mặt tồn quỹ và ảnh hưởng: DN chưa quản lý tốt lượng tiền tồn quỹ khiến rủi to tài chính tăng cao và DN ko thu được tiền lãi khi đem lượng tiền đó đi kinh doanh or gửi ngân hàng.

=> Hiệu năng quản lý qua thực hiện định mức tiền mặt quản lý kém

  1. Sai sót của các định khoản kế toán và đề xuất điều chỉnh: [không cho VAT, ko cần hạch toán]

Rà soát bảng kê số 1:

Ngày thángPhản ánh trên sổ sáchNội dung nghiệp vụKhả năng sai phạm
21/12

22/12

23/12

24/12

25/12

Nợ TK 111: 60

      Có TK 112: 60.

Nợ TK 111: 60

      Có TK 512: 60

Nợ TK 111: 40

     Có TK 112: 40

Nợ TK 111: 20

      Có TK 331: 20.

Nợ TK 111: 10

     Có TK 511: 10.

Nợ TK 111: 40

     Có TK 131: 40.

Nợ TK 111: 50

      Có TK 334: 50

Nợ TK 111: 20

      Có TK 156: 20

Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ.

Bán hàng thu tiền mặt.

Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt.

Bán được hàng do đơn vị khác ký gửi thu tiền mặt.

Bán hàng thu tiền mặt.

Khách hàng thanh toán nợ.

Trả lương cho ng lao động.

Không sai phạm.

Không sai phạm.

Không sai phạm.

Không sai phạm.

Không sai phạm.

Không sai phạm.

Không sai phạm.

Sai chế độ. [ khi bán hàng hoá tài khoản 111 được phản ánh đối ứng với doanh thu]

  1. Tính chính xác của các thông tin về thu chi và thanh toán cùng đề xuất điều chỉnh chênh lệch [nếu có]:

Bài này cho chỉ trích bảng kê nên ko thể đối chiếu tổng cột và tổng hàng, chỉ đưa ra nhận xét sau:

– Cần xác minh nghiệp vụ rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ ngày 21/12 và 23/12 vì lượng tiền tồn quỹ đã vượt định mức nhưng vẫn rút thêm. Cho vào bảng kê xác minh ở dưới.

– Đối chiếu số dư cuối ngày: Số dư cuối ngày = [thu – chi] + số dư cuối ngày trước , trong bài này ko có.

Nếu đề bài cho nhật ký chứng từ, rà soát bảng như sau:

NTGhi có TK 111, ghi nợ các TKCộng có TK 111Kết luận
151152
1/6

2/6

.

.

.

Cộng

Đối chiếu

 

8000

7500

 

7000

7000

  Khớp số liệu

Khớp số liệu

Đưa vàoBKXMKhớp số liệu   

Mẫu bảng kê chênh lệch:

Chứng từDiễn giảiSố tiềnMức độ vi phạm
SHNTGhi sổThực tếChênh lệch
1373/6Chi mua sắm công cụ dụng cụ5.8005.000800Ghi tăng chi phí.

Mẫu bảng kê xác minh:

Chứng từDiễn giảiSố tiềnĐối tượng xác minhMức độ vi phạm
SHNTTrực tiếpGián tiếp
10

140

190

118

21/12

4/6

25/6

22/6

Rút tiền mặt về nhập quỹ

Tạm ứng nhân viên mua nguyên vật liệu.

Chi trả lương

Chi mua TSCĐ

60

7.500

10.000

8.000

-Ngân hàng.

– Kế toán tiền mặt.

– Thủ quỹ.

– Người xin tạm ứng.

– Kế toán tiền mặt.

– Thủ quỹ.

– Kế toán trưởng.

– Kế toán lương.

– Thủ quỹ.

– Kế toán trưởng.

– Nhà cung cấp.

– Kế toán TSCĐ

– Thủ quỹ.

– Kế toán trường.

– Ban giám đốc.

– Giám đốc, trưởng bộ phận.

– Giám đốc

– Trưởng phòng nhân sự.

– Giám đốc

– Trưởng bộ phận sử dụng TSCĐ

Rút tiền mặt nhập quỹ trong khi tiền mặt tại quỹ vượt định mức.

Thiếu giấy xin tạm ứng.

Không có bảng lương đính kèm.

Không có hoá đơn gốc.

  1. Mức đầy đủ của các chứng từ gốc về các nghiệp vụ phát sinh.

Từ sổ tay của kiểm toán viên, phiếu thu số 5467 và 6754 chưa có giấy biên nhận tiền.

– Tiêu chí đánh giá:

I.Hiệu lực kiểm soát nội bộ.

I.02. Mức kiểm soát của hệ thống thông tin.

I.02.01. Mức đầy đủ của chứng từ.

  1. Xác định mức thu nhập hoặc tổn thất từ hoạt động tính theo lãi suất hiện hành là 15%.

– Tổn thất do dư tiền tồn quỹ [ đơn vị triệu đồng]:

NgàyTồn quỹ vượt định mứcLãi suất ngày[%]Tổn thất
21/12

22/12

23/12

24/12

25/12

63

40

30

10

45

0.04

0.04

0.04

0.04

0.04

0.0252

0.016

0.012

0.004

0.018

Tổng: 28.2

– Tổn thất do ghi sổ chậm: [47 triệu * 15%] * 21 / 360 = 0.41125 triệu hay 411.250 đồng.

Đánh giá chung:

– Hiêu lực về kiểm soát việc thu tiền chưa tốt.

 + Hạch toán không đảm bảo nguyên tắc cập nhật.

+ Ko đủ chứng từ gốc trong thủ tục thu tiền.

– Hiệu quả hoạt động không tốt:

+ Tổn thất do ko thu được lãi do tồn quỹ vượt định mức và ghi sổ chậm.

– Hiệu năng quản lý ko cao:

+ Các mục tiêu đề ra chưa được hoàn thành.

+ Định mức tiền tồn quỹ ko đạt như kế hoach.

+ Một số nghiệp vụ bị hạch toán không đúng chế độ kế toán.

Mấu kiến nghị và nhận xét:

Kiến nghị:

* Nhận xét: từ ngày 21 đến ngày 25/9 trên NKCT1 xảy ra 3 sai phạm chứng tỏ mật độ sai phạm lớn.

 – Mức độ sai phạm được coi là trọng yếu vì: cố tình ghi giảm thu [theo Sổ tay của Kiểm toán viên nghiệp vụ a] đã khai giảm số tiền thu trên các phiếu thu so với hoá đơn thực tế phát sinh; Thiếu thủ tục [thiếu chứng từ gốc]; Theo nguyên tắc nhận tiền uỷ thác xuất nhập khẩu: nhận tiền uỷ thác phải viết Giấy biên nhận tiền.

– Nguyên tắc và chế độ kế toán bị vi phạm: trả lương thừa cho công nhân, hạch toán những nghiệp vụ không bao giờ tồn tại [tăng tiền mặt, giảm thành phẩm; tăng tiền mặt giảm tiền đang chuyển]. Chứng tỏ việc quản lý vốn lỏng lẻo, không chặt chẽ, cần có các chính sách quản lý vốn hợp lý.

à Với những vấn đề sai phạm do kiểm toán viên xác định ở trên, DN cần phải có những biện pháp trong việc quản lý các nghiệp vụ về quỹ [quản lý các nghiệp vụ thu và chi tiền chặt chẽ nhằm giảm thiểu  gian lận]

* Kiến nghị:

– Phải có sự phân chia trách nhiệm giữa thủ quỹ và kế toán tiền mặt

– Hàng thàng hoặc cuối kỳ, kế toán tiền mặt và thủ quỹ phải thường xuyên đối chiếu với nhau để tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch.

– Tất cả các nghiệp vụ phát sinh phải có chứng từ gốc kèm theo, DN cần phải xây dựng qui trình luân chuyển chứng từ phù hợp với từng nghiệp vụ để từ đó có thể kiểm soát nội bộ với các nghiệp vụ thu và chi tìên hợp lý.

– Thường xuyên đào tạo chuyên môn và nghiệp vụ cho kế toán.

– Đối với nghiệp vụ thu tiền phải có sự quản lý chặt chẽ hơn nữa.

Video liên quan

Chủ Đề