Bài tập đóng là gì

- Em ăn cơm chưa?

-Em đang làm gì đấy?

-Em có người yêu chưa?

Được xem là những câu hỏi đóng thiếu muối nhất quả đất nằm trong bí kíp tán gái nhạt như nước ốc của những thanh niên hiện nay, nên cũng không khó gặp những trường hợp khiến các thanh niên không ít lần bị từ chối tình cảm một cách phũ phàng.Và nếu bạn cũng từng không ít lần bị crush từ chối như vậy rồi, thì bài viết dưới đây chính là dành cho bạn.

1. Câu hỏi mở, câu hỏi đóng là gì? Đặc điểm của mỗi dạng câu hỏi

Ở bất kỳ mọi vấn đề nào cũng vậy, trước khi muốn tìm ra được cách giải quyết nó thì điều đầu tiên đó là bạn cần phải hiểu được khái niệm của nó là gì, các biểu hiện và nguyên nhân dẫn đến vấn đề đó. Vậy ở trong các trường hợp này, câu hỏi đóng có nghĩa là gì?

Câu hỏi mở, câu hỏi đóng là gì?Đặc điểm của mỗi dạng câu hỏi

1.1. Câu hỏi đóng là gì?

Mỗi câu hỏi có một đặc điểm, cách sử dụng riêng và câu hỏi đóng, câu hỏi mở cũng có đặc điểm riêng biệt cụ thể, áp dụng vào những tình huống phù hợp nhất:

Hiểu một cách đơn giản thì câu hỏi đóng có nghĩa là loại câu hỏi mà người được hỏi chỉ có thể trả lời bằng câu từ ngắn gọn, thông thường câu trả lời sẽ là có hoặc không, hay nói một cách khác câu trả lời của câu hỏi đóng chỉ có thể được là một câu trả lời duy nhất. Trong đó chức năng chính của câu hỏi đóng thường được dùng để thể hiện được những đánh giá trong phần kết luận hay nêu tổng quát về một vấn đề, sự vật, sự việc nào đó. Tóm lại thì câu hỏi đóng chính là sự đóng lại của một vấn đề nào đó.

Ví dụ: Bạn ăn cơm chưa?  Với câu hỏi này thì khi được hỏi người nghe cũng chỉ có thể trả lời bạn là rồi hoặc chưa và một điều hiển nhiên là cuộc trò chuyện cũng sẽ mau chóng kết thúc nếu bạn không mau chóng nghĩ ra câu hỏi tiếp theo

Nên một điều dễ hiểu là trong nhiều trường hợp câu hỏi đóng dẫn người được hỏi đến ngõ cụt không biết bản thân nên trả lời như nào thì phù hợp nhất, cuộc trò chuyện cũng vì thế mà nhanh chóng đi vào bế tắc và kết thúc nhanh chóng

1.2. Câu hỏi mở là gì?

Trái lại với câu hỏi đóng, câu hỏi mở lại giúp người nghe có thể dễ dàng trả lời hơn, họ có cho mình sự tự do trong cách diễn đạt ý tưởng của của bản thân mà không cần phải tuân theo bất kỳ một quy tắc hay một vấn đề nào cả nhưng thông tin đưa ra vẫn đầy đủ và đem đến cho người hỏi một góc nhìn tổng quan nhất.

Ví dụ: Cũng với vấn đề trên bạn có thể đặt câu hỏi với một cách khác như: bạn cảm thấy bữa tối hôm nay thế nào?. Thì ở câu hỏi như vậy người hỏi không chỉ

Hay nói một cách tổng quát thì câu hỏi mở chính là câu mà người hỏi sẽ được người nghe đáp lại bằng một câu trả lời đầy đủ nhất với những kiến thức và vấn đề liên quan đến nhau và không theo một khuân mẫu cố định giống với câu hỏi đóng.

Từ câu hỏi mở mà người đưa câu hỏi và người trả lời cũng đều có những cách xử lý thông tin, phong phú trong cách phân tích các dữ liệu giúp cho cuộc trò chuyện trở lên thú vị hơn bao giờ hết, câu trả lời không bắt buộc theo khuôn mẫu định sẵn nhưng thông tin đưa ra phải đầy đủ, dù dài dòng nhưng vẫn phải đưa ra vấn đề chính cần được hỏi. Tuy nhiên, có một số người không có kỹ năng trong cách trả lời một số câu hỏi đòi hỏi sự phân tích nâng cao dẫn đến kết quả đưa thông tin thiếu.

Câu hỏi mở rủi ro về lạc đề thấp, tránh được sự sai lệch từ phía người trả lời nhưng đôi khi gặp khó khăn sai lệch từ người hỏi. Việc hiểu ý nhau là không phải dễ dàng nếu không có sự rõ ràng trong câu hỏi và câu trả lời. Trong học tập thường thấy câu hỏi mở thường được hỏi về kiến thức học tập như câu hỏi hôm nay buổi học như thế nào?, bài tập về nhà gây khó khăn ra sao?, câu hỏi mở thường đòi hỏi suy nghĩ tư duy cao hơn là câu hỏi đóng.

Cách để đưa ra câu hỏi đóng câu hỏi mở

2. Cách để đưa ra câu hỏi đóng câu hỏi mở

Để có thể đưa ra câu hỏi đóng câu mở sao cho phù hợp với tình huống, tránh việc trả lời nhầm ý, khi người đặt câu hỏi muốn có câu trả lời chi tiết nhưng người trả lời lại đáp lại bằng một từ ngữ ngắn gọn, không đem lại sự hài lòng trong cuộc giao tiếp. Phải có phương pháp để đưa ra câu hỏi đóng câu hỏi mở một cách chính xác.

- Để có cách đưa ra câu hỏi đóng câu hỏi mở thì việc hiểu ý nghĩa của hai câu hỏi là cần thiết, phân biệt rõ ràng về đặc điểm mà mỗi câu hỏi mang lại để có sự áp dụng hiệu quả cao. Người đặt câu hỏi luôn mong muốn người trả lời sẽ trả lời trọng tâm vấn đề đưa ra, tránh lan man đi ngược với chủ đề đang nói đến. Phải rèn luyện bản thân, trau dồi hiểu biết về các câu hỏi để có sự sinh hoạt trong việc đặt câu hỏi và đưa ra câu trả lời. Ví dụ về câu hỏi mở Tại sao kiến thức môn Văn lại gây khó khăn cho bạn?"

Ví dụ về câu hỏi đóng Kiến thức môn Văn có thực sự khó không? Đều cùng một chủ đề văn học nhưng cách dùng từ ngữ khác nhau, ý câu trả lời cũng sẽ khác nhau. Dù trường hợp nào, những câu hỏi phải phù hợp với câu trả lời thì hiệu quả mới đem lại chất lượng cao

- Nên biết sử dụng câu hỏi đóng, câu hỏi mở tại thời điểm, không gian cụ thể nào. Tránh việc ở đâu cũng áp dụng câu hỏi đó, có trường hợp việc dùng câu hỏi không đúng chủ đề dẫn đến cuộc nói chuyện trở nên nhạt nhẽo. Câu hỏi đóng là câu hỏi thường ít xuất hiện ở các chủ đề thảo luận, thuyết trình, xuất hiện chủ yếu ở vấn đề tâm sự trao đổi hay hỏi han vấn đề nào đó. Xác định thời điểm và nội dung cần nói đến là yêu cầu về sự nhìn nhận vấn đề cao của người đặt câu hỏi và người trả lời đối với mọi người xung quanh.

Cách để đưa ra câu hỏi đóng câu hỏi mở

- Cách để đưa ra câu hỏi đóng câu hỏi mở không chỉ ở việc nhớ đặc điểm riêng của từng loại câu hỏi mà còn thể hiện qua việc biết cách sử dụng ngôn từ trong các câu hỏi đóng, câu hỏi mở. Phải biết câu hỏi mở thường bắt đầu bằng những từ sau tại sao, làm cách nào, như thế nào, giải thích, hãy kể về" Đối với câu hỏi đóng thì thường xuất hiện từ có, không trong ý diễn đạt vấn đề. Cách sử dụng ngôn từ đối với câu hỏi đóng cũng hạn chế ngôn ngữ hơn vì là câu hỏi không được dùng phổ biến như câu hỏi mở.

- Để đưa ra câu hỏi đóng câu hỏi mở áp dụng vào sử dụng không chỉ trong sách vở mà còn ở ngoài xã hội. Rèn luyện để có cách đặt câu hỏi đóng mở phù hợp, rèn luyện qua các bài văn đặt câu liên quan đến câu hỏi đóng, câu hỏi mở hoặc có thể trao đổi trực tiếp với nhau qua việc đặt câu hỏi về các chủ đề khác lạ. Ý thức học hỏi và nâng cao kiến thức là cần thưởng để các bạn trẻ tự tin vào khả năng của mình trong việc đặt ra những câu hỏi đóng, mở cho người trả lời.

- Hãy biết phân biệt đối tượng để đưa ra những câu hỏi đóng mở phù hợp nhất, đừng hỏi mọi người những câu hỏi quá riêng tư đừng để người đối diện thấy khó chịu về việc cung cấp quá nhiều thông tin cá nhân. Hãy biết ước lượng mức độ thoải mái của người được hỏi để có những câu hỏi phù hợp nhất mà cũng phụ thuộc vào tính cách của mỗi người để có sự tiếp xúc giao tiếp chuẩn mực nhất. Những câu hỏi đóng câu hỏi mở được các bạn trẻ sử dụng thường xuyên trong quá trình sinh hoạt cuộc sống hàng ngày, việc nghĩ câu hỏi phù hợp giúp các bạn có tự duy, sáng tạo cao, hoàn thiện bản thân trong nhiều lĩnh vực cũng như nhìn nhận sự việc, hiểu biết bản thân là nền tảng cho việc đánh giá năng lực bản thân cũng như cách giao tiếp, ứng xử có văn hóa đối với mọi người xung quanh mình.

Trên đây là một số những chia sẻ về chủ đề câu hỏi đóng là gì hi vọng rằng thông qua những kiến thức được chia sẻ trong bài viết đã có thể đem đến cho bạn một câu trả lời chính xác nhất về câu hỏi đóng là gì, cũng như biến câu hỏi đóng thành câu hỏi mở một cách dễ dàng nhất nhé. Chúc các bạn áp dụng được những kiến thức trong bài thành công!!

Chủ Đề