Bài III - bài 3.5, 3.6, 3.7, 3.8 phần bài tập bổ sung trang 41 sbt toán 6 tập 2

Do đó \[\displaystyle 2{\rm{S}} - S = \left[ 1 + {1 \over 2} + {1 \over {{2^2}}} + ... + {1 \over {{2^{19}}}}\right]\]\[\displaystyle -\left[{1 \over 2} + {1 \over {{2^2}}} + {1 \over {{2^3}}} + ... + {1 \over {{2^{20}}}}\right] \]
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Bài III.5
  • Bài III.6
  • Bài III.7
  • Bài III.8

Bài III.5

Chứng minh rằng \[\displaystyle S = {1 \over 2} + {1 \over {{2^2}}} + {1 \over {{2^3}}} + ... + {1 \over {{2^{20}}}} < 1\]

Phương pháp giải:

- Nhân tổng \[S\] đã cho với \[2\].

- Lấy \[2S\] vừa tìm được ở trên trừ đi \[S\] ban đầu, từ đó tìm được tổng \[S.\]

Lời giải chi tiết:

Ta có\[\displaystyle S = {1 \over 2} + {1 \over {{2^2}}} + {1 \over {{2^3}}} + ... + {1 \over {{2^{20}}}}\]

Nên \[\displaystyle 2S = 1 + {1 \over 2} + {1 \over {{2^2}}} + ... + {1 \over {{2^{19}}}}\]

Do đó \[\displaystyle 2{\rm{S}} - S = \left[ 1 + {1 \over 2} + {1 \over {{2^2}}} + ... + {1 \over {{2^{19}}}}\right]\]\[\displaystyle -\left[{1 \over 2} + {1 \over {{2^2}}} + {1 \over {{2^3}}} + ... + {1 \over {{2^{20}}}}\right] \]

Suy ra \[\displaystyle S=1 - {1 \over {{2^{20}}}}\].

Mà \[\displaystyle 1 - {1 \over {{2^{20}}}}\] nên \[S < 1.\]

Bài III.6

Có bao nhiêu cách viết phân số \[\displaystyle {1 \over 5}\]dưới dạng tổng của hai phân số \[\displaystyle {1 \over a} + {1 \over b}\]với \[0 < a < b\] ?

Phương pháp giải:

Lập luận để có các sí \[a,b\] thỏa mãn đề bài.

Lời giải chi tiết:

Vì \[\displaystyle {1 \over a} + {1 \over b} = {1 \over 5}\]nên \[\displaystyle {1 \over a} < {1 \over 5}\], suy ra \[a > 5.\] \[[1]\]

Ta lại có \[0 < a < b\] nên \[\displaystyle {1 \over a} > {1 \over b}\]. Do đó \[\displaystyle {1 \over a} + {1 \over a} > {1 \over a} + {1 \over b}\]

hay \[\displaystyle {2 \over a} > {1 \over 5} = {2 \over {10}}\], suy ra \[a < 10.\] \[[2]\]

Từ\[[1]\]và\[[2]\]ta có \[\displaystyle a \in \left\{ {6;7;8;9} \right\}.\]

Nếu\[a = 6\]thì \[\displaystyle {1 \over b} = {1 \over 5} - {1 \over 6} = {1 \over {30}}\]nên\[b = 30\]

Nếu\[a = 7\]thì \[\displaystyle {1 \over b} = {1 \over 5} - {1 \over 7} = {2 \over {35}}\]suy ra\[b = 17,5\][loại]

Nếu\[a = 8\]thì \[\displaystyle {1 \over b} = {1 \over 5} - {1 \over 8} = {3 \over {40}}\]suy ra \[\displaystyle b \approx 13,3\][loại]

Nếu\[a = 9\]thì \[\displaystyle {1 \over b} = {1 \over 5} - {1 \over 9} = {4 \over {45}}\]suy ra\[b = 11,25\][loại]

Vậy chỉ có một cách viết là \[\displaystyle {1 \over 5} = {1 \over 6} + {1 \over {30}}.\]

Bài III.7

Tìm số tự nhiên có hai chữ số sao cho tỉ số giữa số đó với tổng các chữ số của nó là lớn nhất.

Phương pháp giải:

Sử dụng:\[\overline {ab} = 10a + b\] từ đó đánh giá để có phân số lớn nhất.

Lời giải chi tiết:

Đặt \[\displaystyle k = {{\overline {ab} } \over {a + b}}\]

Ta có \[\displaystyle k = {{10{\rm{a}} + b} \over {a + b}} \le {{10{\rm{a}} + 10b} \over {a + b}}={{10[a+b]} \over {a + b}} = 10\]

Suy ra: \[\displaystyle k = 10 \Leftrightarrow b = 10b \Leftrightarrow b = 0\]

Như vậy \[k\] lớn nhất bằng \[10\] ứng với các số \[10\,;\; 20\,;\;30\,;\;\,;\;90.\]

Bài III.8

Có thể tìm được hai chữ số \[a\] và \[b\] sao cho phân số \[\displaystyle {a \over b}\]bằng số thập phân \[a, b\] hay không ?

Phương pháp giải:

Cùng so sánh hai số\[\dfrac{a}{b};a,b\] với \[a\]

Lời giải chi tiết:

Giả sử ta tìm được hai chữ số\[a\] và \[b\]sao cho \[\displaystyle {a \over b} = a,b\]

Rõ ràng ta có \[a,b > a\] [vì \[b \ne 0\]] \[[1]\]

Ta lại có \[\displaystyle {a \over b} = a.{1 \over b}\]mà \[\displaystyle {1 \over b} \le 1\]nên \[\displaystyle a.{1 \over b} \le a\]

Hay \[\displaystyle {a \over b} \le a.\] \[[2]\]

Vậy \[\displaystyle {a \over b} < a,b\]nghĩa là không tìm được hai chữ số \[a\] và \[b\] thỏa mãn đề bài.

Video liên quan

Chủ Đề