Bài học của cách mạng Việt Nam sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954

​Tháng 12/1953, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở màn trận chiến lược với quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm của Pháp tại Điện Biên Phủ. [Ảnh tư liệu TTXVN]

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã đập tan ý chí xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.Với tính chất là cuộc quyết chiến chiến lược trong chiến cuộc đông xuân 1953 - 1954, chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 là trận thắng quyết định để đi tới kết thúc chiến tranh. Đây là thắng lợi quân sự lớn nhất của quân đội và nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp [1945-1954], tiêu diệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của Pháp ở Đông Dương, làm cho kế hoạch Nava thất bại hoàn toàn; làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương. Không những vậy, chiến thắng này đã tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam giành thắng lợi. Điều này đã chứng minh về việc cảnh báo khuynh hướng ảo tưởng, chờ đợi, ỷ lại vào giải pháp ngoại giao trước đó là hoàn toàn đúng đắn khi Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích rõ chủ trương nhất quán của ta là hòa bình, nhưng kinh nghiệm cho thấy: “Phải đánh bao giờ cho đế quốc qụy, nó biết không thể đánh được nữa, nó mới chịu đàm phán. Đừng có ảo tưởng mình muốn đàm phán là nó đàm phán”; “phải đánh cho Pháp qụy. Lúc ấy, có đàm phán mới đàm phán, chứ không phải đưa đàm phán ra là nó đàm phán ngay đâu. Đừng có ảo tưởng. Mục đích của nó là xâm lược. Nó mất 99% còn hy vọng 1%, nó vẫn đánh. Phải đánh nó qụy nó mới chịu”.   Trong chiến tranh, đấu tranh quân sự luôn giữ vai trò quyết định. Chiến thắng Điện Biên Phủ là lợi thế của Việt Nam trong đấu tranh ngoại giao. Phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà bước vào Hội nghị Giơnevơ với tư cách một dân tộc chiến thắng; buộc Pháp phải đàm phán, ký kết Hiệp định Giơnevơ về kết thúc chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương. Chiến thắng Điện Biên Phủ làm thất bại cố gắng cao nhất của thực dân Pháp với sự giúp sức của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai; giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược, làm tiêu tan hy vọng giành thắng lợi bằng quân sự của thực dân Pháp…Đây là chiến thắng lớn nhất trong cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược, có ý nghĩa chiến lược trên toàn chiến trường Đông Dương. Từ giữa tháng 11-1953, thực dân Pháp, với sự giúp sức của Mỹ, đã xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương với tổng số quân hơn 16.000 tên, gồm 17 tiểu đoàn bộ binh và lính dù, 2 tiểu đoàn và 3 đại đội pháo lớn, 1 đại đội xe tăng, 1 phi đội máy bay, tổ chức thành 8 cụm với 46 cứ điểm. Chiến dịch bắt đầu từ ngày 13-3-1953 và kết thúc thắng lợi vào ngày 7-5-1954. Sau 55 ngày đêm chiến đấu, với 3 đợt tiến công, các lực lượng vũ trang ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, Tướng Đờ Caxtơri và Bộ Chỉ huy tập đoàn cứ điểm bị quân ta bắt sống. Thắng lợi của quân và dân ta trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954, mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ, đã góp phần quyết định đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi. Chính vì vậy, trong Báo cáo về dự thảo hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá I Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu bật ý nghĩa của thắng lợi này: “Chiến thắng Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơnevơ thắng lợi đã kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến vô cùng anh dũng của nhân dân ta, miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng”.   Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên hòa bình, độc lập và chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa gắn với đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Đánh giá về ý nghĩa trọng đại này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Lần đầu tiên trong lịch sử, một dân tộc bị áp bức đã đánh bại cuộc xâm lược của một đế quốc hùng mạnh, đã giành lại độc lập cho dân tộc, đem lại ruộng đất cho dân cày, đưa lại quyền dân chủ thực sự cho nhân dân”. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chẳng những đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ; chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta và các nước trên bán đảo Đông Dương; bảo vệ và phát triển thành quả Cách mạng Tháng Tám năm 1945; mà còn mở ra giai đoạn cách mạng mới, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.Trong Lời ghi trong sổ lưu niệm của Bảo tàng Điện Biên Phủ, Ngày 7 tháng 5 năm 1964, Người viết: “Trước đây 10 năm, chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến lâu dài gian khổ, anh dũng của quân và dân nước ta chống thực dân Pháp xâm lược và sự can thiệp của đế quốc Mỹ”.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

08:53, 07/05/2018

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 là một mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, để lại nhiều bài học có ý nghĩa lịch sử và thời đại; trong đó, bài học về ý chí, quyết tâm giành độc lập dân tộc của Đảng và dân tộc ta còn nguyên giá trị.

Sau gần 8 năm trở lại xâm lược Việt Nam [1945-1953], thực dân Pháp không những không thực hiện được mục tiêu của chúng, mà còn bị sa lầy trước ý chí đấu tranh quật khởi của quân và dân ta. Trước tình thế bất lợi, chính phủ Pháp phải điều tướng Nava sang Đông Dương với hy vọng giành lại thế chủ động trên chiến trường; từ đó, buộc Chính phủ Việt Nam phải đàm phán theo những điều kiện có lợi cho Pháp. Khi sang Việt Nam, dựa vào kinh nghiệm trận mạc dạn dày, tướng Nava vạch ra kế hoạch tác chiến được gọi là “Kế hoạch Nava”. Điểm mấu chốt của kế hoạch là tập trung lực lượng cơ động chiến lược ở đồng bằng Bắc Bộ [lúc cao điểm lên đến 44 tiểu đoàn] nhằm giành lại sự chủ động chiến lược xoay chuyển tình thế trên chiến trường Đông Dương, thực hiện đòn tiến công mang tính quyết định khi có điều kiện. Được sự hỗ trợ của đế quốc Mỹ, thực dân Pháp đã xây dựng Điện Biên Phủ thành một cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.

Trước tình hình đó, Đảng ta đã tập trung lãnh đạo, tuyên truyền, giáo dục cho quân và dân ta nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp; tiến hành tổng động viên mọi lực lượng để phá tan Kế hoạch Nava của chúng. Sau nhiều tháng nỗ lực chuẩn bị Chiến dịch và trải qua 55 ngày đêm chiến đấu kiên cường, dũng cảm, sáng tạo, ngày 7-5-1954, lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Cat-xtơ-ri. Toàn bộ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được xem là “bất khả chiến bại” đã bị quân và dân ta đánh bại. Thắng lợi đó là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố; trong đó, ý chí và quyết tâm giành độc lập dân tộc, tự do cho Tổ quốc đã được Đảng và nhân dân ta nhân lên gấp bội, tạo thành sức mạnh có ý nghĩa quyết định.

Tháng 12-1953, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở màn trận chiến lược với quyết tâm tiêu diệt Tập đoàn cứ điểm của Pháp tại Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu TTXVN

Trước hết, đó là sự lãnh đạo kháng chiến đúng đắn, bản lĩnh và trí tuệ sáng tạo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp là Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Chiến dịch. Ngay từ những ngày đầu phát động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo. Đường lối đó là sự tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân bằng chiến tranh cách mạng, với mục tiêu “Độc lập dân tộc, người cày có ruộng, tiến lên CNXH”. Mục tiêu đó đã phản ánh đúng nguyện vọng thiết tha của đa số nhân dân lao động bao đời dưới ách đè nén, áp bức của thực dân, phong kiến, nên đã có tác dụng động viên tinh thần, ý chí quyết tâm vượt mọi gian khổ, hy sinh của hàng chục vạn cán bộ, chiến sĩ và dân công tham gia Chiến dịch. Nắm vững lý luận Chủ nghĩa Mác – Lênin, vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước, Đảng và Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta thực hiện đường lối kháng chiến: toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính. Nhờ đó, Đảng ta đã động viên, tổ chức toàn dân đánh địch bằng sức mạnh của cả dân tộc, bằng sức mình là chính; đồng thời, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của các nước XHCN và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Với tầm nhìn chiến lược, Đảng ta xác định phải đánh trúng vào xương sống của chiến lược Nava. Để làm được điều đó, chúng ta đã chủ động mở các chiến dịch trên khắp chiến trường Đông Dương, làm cho địch phải phân tán lực lượng, dàn mỏng đội quân cơ động chiến lược trên các chiến trường, tạo so sánh lực lượng có lợi cho ta, buộc quân Pháp phải chấp nhận trận quyết chiến chiến lược với ta tại Điện Biên Phủ, trong khi thời gian và không gian do ta làm chủ. Với quyết tâm tiêu diệt toàn bộ Tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của địch ở Đông Dương, Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy đã giao cho Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp làm Tổng Chỉ huy Chiến dịch. Phương châm tác chiến ban đầu của Chiến dịch là “đánh nhanh, thắng nhanh”. Sau hơn một tháng làm công tác chuẩn bị, các đơn vị đã triển khai xong đội hình chiến đấu, sẵn sàng nổ súng theo phương án này. Tuy nhiên, sau khi đánh giá lại tình hình, thấy còn nhiều bất lợi, Đảng ủy và Bộ Chỉ huy Chiến dịch đã quyết định thay đổi phương châm tác chiến sang “đánh chắc, tiến chắc”; hoãn thời điểm tiến công để tiếp tục làm công tác chuẩn bị, chuyển đổi đội hình, bố trí lại lực lượng theo phương châm tác chiến mới.

Bộ đội kéo pháo vào trận địa chuẩn bị tác chiến theo phương châm "đánh chắc, tiến chắc". Ảnh tư liệu

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã khẳng định sức mạnh của ý chí quyết tâm“thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” của quân và dân ta. Với vũ khí thô sơ và tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, nhân dân cả nước đã nhất tề đứng lên kháng chiến, phát huy cao độ tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ra sức thi đua xây dựng hậu phương vững chắc, đóng góp sức người, sức của, bảo đảm mọi điều kiện cần thiết cho chiến trường. Bằng tinh thần quả cảm, không ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh, chấp hành mọi mệnh lệnh của trên, quân và dân ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách, tổ chức, bố trí lại toàn bộ đội hình chiến đấu; trong đó, khó khăn nhất là bố trí lại hệ thống hỏa lực, phải kéo pháo ra, kéo pháo vào các trận địa mới trong điều kiện địa hình, thời tiết vô cùng khó khăn, phức tạp. Quá trình đó đã làm cho quân đội ta trưởng thành vượt bậc về mọi mặt: tư tưởng chính trị, tổ chức lực lượng, trình độ chỉ huy, tác chiến, trang thiết bị quân sự và bảo đảm hậu cần. Bộ đội ta đã củng cố thêm một bước về ý chí chiến đấu với tinh thần quyết chiến, quyết thắng; chấp hành nghiêm kỷ luật chiến trường, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm chiến đấu.

Tinh thần dũng cảm chiến đấu hy sinh của quân và dân ta là nhân tố trực tiếp làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ. Tiến công Điện Biên Phủ, chúng ta gặp nhiều khó khăn, cả tiềm lực quân sự, kinh tế, địa hình hiểm trở, xa hậu phương… Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã huy động được tối đa sức người, sức của, bao gồm thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, với số lượng cao điểm có lúc lên đến hàng chục vạn người, được tổ chức, biên chế khá chặt chẽ, cùng với bộ đội đào giao thông hào, làm đường dã chiến trong điều kiện rất khó khăn, gian khổ của vùng núi rừng Tây Bắc, lại luôn bị máy bay địch oanh tạc… Trong khoảng thời gian hơn một tháng, bộ đội và thanh niên xung phong đã hoàn thành một khối lượng công việc vô cùng đồ sộ; mở hàng trăm tuyến hào, sửa đường từ Tuần Giáo tới Điện Biên Phủ [dài 82 km], tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng và xe kéo pháo, đặc biệt là pháo hạng nặng [105 mm] có thể triển khai vào trận địa an toàn và bí mật. Về lực lượng, quân đội ta tuy quân số có đông hơn đối phương, nhưng kinh nghiệm đánh công kiên chưa nhiều, vũ khí kém hiện đại hơn địch, trong khi đó, Chiến dịch được tiến hành trong suốt 55 ngày đêm, công tác bảo đảm hậu cần - kỹ thuật còn nhiều khó khăn, nên các trận đánh không thể diễn ra liên tục mà phải chia thành nhiều đợt tiến công nhỏ. Sau mỗi đợt tiến công phải tổ chức lại quân số, bổ sung hậu cần - kỹ thuật và các mặt bảo đảm khác. Cũng bằng sự sáng tạo, chỉ huy pháo binh của ta đã lập ra các trận địa giả, nghi binh lừa địch, làm cho khoảng 80% bom, đạn của quân Pháp không đánh trúng mục tiêu pháo binh của ta. Trong Chiến dịch, có rất nhiều cán bộ, chiến sĩ, dân công đã anh dũng chiến đấu, hy sinh, góp sức mình để làm nên chiến thắng. Sau này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét: “Thực tế kinh nghiệm này của Chiến dịch Điện Biên Phủ đã trở thành truyền thống chiến đấu dùng thô sơ đánh hiện đại của quân đội ta trong suốt chiều dài chống Mỹ, cứu nước”. Cùng suy nghĩ đó, một ký giả người Pháp - Giuyn Roa, bảy năm sau, khi trở lại thăm Điện Biên Phủ, đã kết luận: “Chúng ta [Pháp] thua trận này, nguồn gốc do đâu? Trước hết là do phẩm chất của những con người đã đương đầu với chúng ta”. Điều đó đã nói lên tất cả.

Thắng lợi của Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ không chỉ là chiến thắng của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mà còn là bài học sâu sắc về ý chí quyết tâm giành độc lập dân tộc của Đảng và dân tộc ta. Hiện nay, dù cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta còn nhiều khó khăn, thách thức; nhưng tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, với tinh thần và ý chí của quân và dân ta được hun đúc từ Điện Biên Phủ, công cuộc đổi mới của đất nước sẽ tiếp tục đạt được những thành tựu to lớn trong thời kỳ mới.

Theo tài liệu của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Video liên quan

Chủ Đề