4w5 là gì

"Triết gia", "kiến trúc sư", "giáo sư trừu tượng",... là những từ ngữ thường được dùng để mô tả loại tính cách INTP. Có khoảng 3% dân số mang tính cách INTP. Các INTP yêu thích lý thuyết và tin rằng tất cả mọi thứ đều có thể phân tích và cải tiến. Họ không quan tâm đến thế giới thực và những thứ thực dụng khác - theo quan điểm của INTP thì nó kém sôi động hơn so với những ý tưởng hay theo đuổi tri thức. Những người có loại tính cách này không có khó khăn để nhận thấy các mô hình mà người khác không thể thấy - điều này làm cho họ trở thành nhà lý thuyết và nhà phân tích xuất sắc.

Kiến thức được tích lũy là tài sản có giá trị nhất của bất kỳ INTP. Hãy tưởng tượng một bộ máy phức tạp không ngừng hấp thụ, xử lý và tạo ra tất cả các loại lý thuyết - đây là cách mà tâm trí INTP hoạt động. Những người mang tính cách này có tư duy logic chính xác nhất trong tất cả các nhóm tính cách - họ dễ dàng nhận thấy ngay cả những điểm khác biệt nhỏ nhất giữa hai báo cáo hay phát biểu[tuyên bố], cho dù thời gian xảy ra giữa hai lần báo cáo đó là khá lâu. Thật tồi tệ khi nói dối với một INTP, họ sẽ nhận ra ngay. Đôi khi họ có thể mơ mộng, nhưng điều này không phải là vì tâm trí của họ được nghỉ ngơi mà hoàn toàn ngược lại.

Các INTP rất nhiệt tình và vô tư khi nói đến việc giải quyết các vấn đề - họ khai thác qua các chi tiết và sau đó phát triển một cách tiếp cận độc đáo và cuối cùng là một giải pháp khả thi. Các INTP thường là những người rất thông minh và đầy nhận thức, họ vẫn có thể thiên vị trong một vài tình huống. Họ hoàn toàn thích những ý tưởng và lý thuyết mới và sẽ không bao giờ bỏ lỡ một cơ hội để thảo luận nó với người khác - tuy nhiên, quá trình tư duy không ngừng này cũng làm cho họ trông khá trầm ngâm và tách biệt, cũng như việc tưởng tượng ra một cuộc tranh luận ngay trong tâm trí họ.

Đôi khi các INTP cũng gặp khó khăn khi diễn giải suy nghĩ của họ với mọi người. Các INTP cũng có thể chuyển sang chủ đề khác trước khi đồng nghiệp hoặc đối tác của họ đã tìm ra những gì các INTP muốn nói.

Các INTP không thể chịu được công việc thường ngày - họ thà đâm đầu vào các vấn đề lý thuyết khó khăn. Các INTP thực sự không bị giới hạn khi nói đến các lý thuyết bí ẩn - nếu nó chưa có giải pháp và chủ đề là rất thú vị, một INTP có thể dành nhiều năm để cố gắng tìm ra giải pháp.

Các INTP thường rất nhút nhát và miễn cưỡng khi nói đến gặp gỡ những người lạ. Tuy nhiên, INTP cũng có thể rất thân thiện và tự tin khi họ tương tác với những người mà họ biết rõ hoặc nói về những điều mà họ quan tâm. Các INTP linh hoạt và thoải mái trong gần như tất cả các tình huống, trừ khi niềm tin hay suy luận logic của họ đang bị chỉ trích. Trong những trường hợp đó, các INTP có thể trở nên rất bảo thủ và tranh luận không mệt mỏi.

Có nhiều điểm chung với các nhóm mang có đặc tính T [Thinking], các INTP không thực sự hiểu hay đánh giá cao các quyết định dựa trên cảm xúc hay ý kiến chủ quan. Theo quan điểm của họ, giải pháp tốt là phải dựa trên suy luận logic. Tuy nhiên, điều này cũng gây khó khăn cho INTP trong việc hiểu được cảm xúc của người khác hoặc đáp ứng nhu cầu tình cảm của họ.

Những người mang tính cách INTP rất thông minh và thậm chí lập dị. Những đặc điểm này, kết hợp với năng lực sáng tạo và suy nghĩ độc đáo, tạo nên một hỗn hợp rất mạnh mẽ. Không ngạc nhiên khi các INTP có nhiều phát minh trong khoa học. INTP không quan tâm nhiều về những dự tính của xã hội và những mục tiêu "bình thường" khác như công việc an toàn - tuy nhiên, họ sẽ làm hết sức mình để tìm một môi trường mà tài năng sáng tạo và tiềm năng của họ có thể được thể hiện.

Một trong số điểm yếu của INTP là luôn luôn lo sự thất bại, không có loại tính cách nào lo xa đến như vậy. Không tự tin như những người anh em INTJ hay ENTJ, các INTP luôn nghi ngờ về hành động của họ. Ngay cả khi INTP đang tranh luận với ai đó, nhiều khả năng họ cũng đang tranh luận với chính bản thân mình.

Những người nổi tiếng mang tính cách INTP:

- Socrates, Nhà triết học - Rene Descartes, Nhà triết học - Blaise Pascal, Nhà toán học, Nhà triết học - Isaac Newton, Nhà vật lý - Carl Jung, Nhà tâm lý học - Albert Einstein, Nhà vật lý - James Madison, cựu Tổng thống Mỹ - Dwight D. Eisenhower, cựu Tổng thống Mỹ - Gerald Ford, cựu Tổng thống Mỹ - Tiger Woods, tay golf chuyên nghiệp

INFP là gì?

INFP là từ viết tắt ghép lại từ 4 chữ [Introversion, iNtuition, Feeling, Perception], 1 trong 16 loại tính cách được nghiên cứu từ chỉ báo nhận dạng tính cách MBTI [Myers-Briggs Type Indicator]. Chỉ báo đánh giá tính cách MBTI được phát triển bởi Isabel Briggs Myers, Katharine Cook Briggs và David Keirsey từ các công trình nghiên cứu của vị bác sỹ tâm thần học nổi tiếng Carl G. Jung về các loại hình tâm lý dựa trên các học thuyết về các chức năng nhận thức. Keirsey gọi INFP là The Healer [Người hòa giải] vì họ có xu hướng thông cảm, sự vị tha và lòng trắc ẩn sâu sắc để giúp đỡ đối với người khác và INFP là 1 trong 4 loại tính cách của một nhóm tính khí Idealist [Nhà lý tưởng].

Nhóm INFP có tính cách như thế nào?

Đánh giá MBTI ước tính đánh giá chính xác khoảng 75% theo chỉ báo hướng dẫn của nó, bằng nhiều câu hỏi trắc nghiệm trên cơ sở bốn “nhị phân” [các cặp đối lập về tâm lý], INFP là 1 trong 16 kết quả loại tính cách và được xác định bằng bốn mà chữ viết tắt ký tự đầu tiên [riêng iNtuition ngoại lệ vì I dùng cho Introversion] như dưới đây:

  • Introversion: ưa thích hướng nội nên thường có xu hướng thích sự yên tĩnh, chỉ thích tương tác với những người bạn thân thiết. Việc tiếp xúc xã hội với những người không quen khiến họ tổn thất nhiều năng lượng;
  • iNtuition: Dùng trực giác nhiều hơn là cảm nhận cụ thể, vì vậy họ tập trung sự chú ý vào bức tranh toàn cảnh hơn là những chi tiết nhỏ nhặt, cũng như là những điều có thể xảy ra trong tương lai hơn là chú ý vào thực tại;
  • Feeling: Đưa ra quyết định dựa vào cảm nhận, trạng thái cảm xúc tình cảm, giá trị cá nhân hơn là dựa vào các yếu tố khách quan hoặc quy luật logic;
  • Perception: Họ không vội đánh giá hay sớm ra một quyết định phán xét quan trọng nào đó , thay vào đó luôn nhìn nhận một cách linh hoạt vấn đề và có thể thay đổi tùy hoàn cảnh.

Giá trị cốt lõi, hành động và suy nghĩ từ xu hướng tính cách của INFP là gì?

INFP là những nhà lý tưởng giàu trí tưởng tượng được dẫn dắt bởi chính niềm tin và các giá trị cốt lõi của họ. Họ tập trung nhiều năng lượng vào các cảm giác mãnh liệt và các giá trị đạo đức sâu sắc. INFP thường rất nhạy cảm, đồng cảm, có lòng vị tha và quan tâm đến sự phát triển của bản thân cũng như những người khác, và mong đợi mọi người cũng làm như vậy. Mang tư tưởng cá nhân nhưng cũng rất sáng tạo, linh hoạt và có hơi hướng nghệ thuật, và không hề phán xét trong việc đối xử với người khác vì họ biết rằng mỗi người có một con đường riêng của bản thân. INFP thật chất là những người có thể trao đổi cởi mở, hợp tác hỗ trợ nhưng có thể sẽ không thích khi các giá trị riêng của bản thân bị vi phạm.
 


INFP – The Healer – Người hòa giải – Nguồn MBTI.vn
 

INFP và Sự nghiệp

Đúng với tính cách của một INFP, khi họ tìm kiếm một công việc, họ luôn chú tâm đến điều mà họ thích làm nhất, đó là công việc tự chủ, sáng tạo, phù hợp với các giá trị cá nhân của họ để giúp đỡ, cải thiện hoàn cảnh cho người khác. INFP luôn được thúc đẩy bởi tầm nhìn và cảm hứng, muốn được đặt dấu ấn cá nhân vào công việc nhưng cũng rất hợp tác, hỗ trợ và linh hoạt với mọi người. Họ phù hợp với các nhóm ngành sau đây:

  • Nghệ thuật và thiết kế [thiết kế thời trang, thiết kế mỹ thuật,…];
  • Dịch vụ cộng đồng và xã hội [Giáo dục sức khỏe, quản lý dịch vụ cộng đồng,…];
  • Giáo dục [Giáo viên, Quản trị viên, Thủ thư…];
  • Chăm sóc sức khỏe [Chuyên gia dinh dưỡng, Bác sỹ vật lý trị liệu,…];
  • Kinh doanh, quản lý và bán hàng [Marketing, Quản trị nhân sự, Quản lý kinh doanh,…];
  • Phương tiện – truyền thông [Biên tập viên, Quan hệ công chúng, Tác giả,…];
  • Khoa học [Nhà tâm lý học, nhà xã hội học,…].

Mối quan hệ ngoại giao của INFP

INFP là những lịch thiệp trong việc giao tiếp, khuyến khích sự khám phá và lựa chọn các ý tưởng. Họ là những người chu đáo, giỏi lắng nghe và luôn cố gắng thích nghi với phong cách giao tiếp của mình với nhiều người khác.

  • Đối với INTP, ENFP, INFJ: tính cách tương tự và nhiều điểm chung nên rất dễ để INFP chia sẻ các giá trị, sở thích và tiếp cận;
  • Đối với ENTP, ENFJ, ISFP, INTJ: Họ có một số sự khác biệt nhưng những khác biệt này lại gây thu hút đối với INFP. Về cơ bản thì họ vẫn có những điểm chung để tạo sự cân bằng trong mối quan hệ với INFP;
  • Đối với ISTP, ENTJ, ESFP, ISFJ: Ban đầu có thể INFP sẽ gặp khó khăn một chút đế tiếp cận và kết nối với nhóm tính cách này. Tuy nhiên nếu tiếp xúc một thời gian thì họ sẽ phát hiện ra những điểm chung cũng như những quan điểm khác có thể học hỏi bổ sung lẫn nhau;
  • Đối với ESTP, ISTJ, ESFJ, ESTJ: Nhóm tính cách này đối lập và xung đột với INFP, tuy nhiên nếu có thế phát triển được mối quan hệthì đây là cơ hội để INFP học hỏi và phát triển, thách thức luôn đi kèm cơ hội.

Phân loại nhóm tính khí của tính cách INFP

  • Nhóm tính cách Artisan [SP]: ISFP [Composer], ISTP [Crafter], ESFP [Performer], ESTP [Promoter];
  • Nhóm tính cách Guardian [SJ]: ISTJ [Inspector], ISFJ [Protector], ESFJ [Provider], ESTJ [Supervisor];
  • Nhóm tính cách Idealist [NF]: ENFP [Champion], INFJ [Counselor], INFP [Healer], ENFJ [Teacher];
  • Nhóm tính cách Rational [NT]: INTP [Architect], ENTJ [Fieldmarshal], ENTP [Inventor], INTJ [Mastermind].

Độ phổ biến của nhóm tính cách INFP

Đây là nhóm tính cách có mức phổ biến trung bình và chiếm khoảng 4% dân số thế giới. Nếu xét theo tỷ lệ giới tính thì đối với nam giới INFP có tỷ lệ là 4%, đối với nữ con số này là 5%

Những INFP nổi tiếng

William Shakespeare, Isabel Briggs Myers, Johny Depp, Tom Hiddleston,….

BẠN CÓ PHẢI LÀ MỘT INFP?

Tiếp theo

Chủ Đề