Vì sao gọi lễ hội nghinh ông

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc là lễ hội dân gian lớn nhất ở Cà Mau có nguồn gốc xa xưa được lưu truyền gìn giữ hàng trăm năm. Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc cũng là dịp để du khách gần xa tìm hiểu về nét đẹp văn hoá của ngư dân miền biển Cà Mau.

Theo lưu truyền trong dân gian và với nguời dân miền biển thì “Cá Ông” là một linh vật hết sức linh thiêng, là vị thần hộ mệnh cho thuyền bè đi biển. Khi sóng to gió lớn, tàu bè gặp nạn thì “Ngài” sẽ hiện lên hộ tống tàu bè đưa vào chỗ cạn, an toàn. Và ngược lại, khi Cá Ông gặp nạn, xác trôi dạt vào bờ đều được ngư dân tổ chức an táng và thờ cúng thật trang trọng.

Tại cửa biển Sông Đốc, vào năm 1925, sau khi hay tin cá Ông lụy ở Vàm Xáng, bà con ngư dân đã họp bàn cất miếu và thỉnh cốt Ông về thờ, sau đó các cụ mới tìm địa thế thuận lợi để xây lăng theo kiểu đình, miếu cổ xưa. Qua nhiều lần di dời và tôn tạo, hiện nay lăng tọa lạc tại khóm 2, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Lăng Ông Nam Hải đang trưng thờ các bộ xương cốt cá Ông trôi dạt vào bờ vào các năm 1951, 1953, 1963…. Đời vua Gia Long năm thứ tư đã sắc phong cho cá Ông là Đại Càn Nam Hải Thượng Đẳng thần mà ngư dân thường gọi là Nam Hải Đại Tướng Quân. Lăng Ông Nam Hải đã được Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật, trao bằng bảo trợ vào tháng 3 năm 2013.

Lăng Ông Nam Hải Sông Đốc được trang hoàng lỗng lẫy vào những ngày lễ hội

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc tổ chức trong ba ngày: 14, 15, 16 tháng 2 âm lịch hàng năm được xếp vào danh sách 60 lễ hội tiêu biểu ở Việt Nam. Mục đích của lễ hội là nhằm tôn vinh loài Cá Ông [Cá Voi] và cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho quốc thái dân an. Đặc biệt các ngư dân cầu xin những chuyến ra khơi được bình an và đánh bắt được nhiều tôm, cá.

Phần lễ diễn ra rất trang nghiêm và tôn kính

Phần lễ diễn ra rất trang nghiêm và tôn kính, chính lễ bắt đầu từ 13 giờ ngày rằm. Vị chánh lễ cùng Ban Trị sự Lăng Ông trang trọng tiến hành những nghi thức, nghi lễ truyền thống: Chánh lễ đọc văn tế, kế tiếp là lễ bái của học trò lễ, hội bà, hội ông… Sau đó thỉnh lư hương lên kiệu [long đình], được các học trò lễ khiêng và theo hầu. Trong lễ Nghinh Ông, đi đầu là lân, trống, tiếp theo là Long Đình, chánh chủ, chánh vạn, đại biểu các chức sắc, học trò lễ, đội cung nữ, phi tần và bà con diễu hành từ Lăng Ông qua thị trấn Sông Đốc đến cảng, lên tàu ra biển Nghinh Ông. Dân chúng đứng hai bên đường, hò reo cổ vũ, tạo nên không khí lễ hội thật náo nhiệt.

Đoàn diễu hành Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc Cà Mau

Hàng trăm ghe tàu đủ mọi kích cỡ, công suất, kiểu trang trí tạo ra một khung cảnh đầy màu sắc sống động cả một vùng cửa biển rộng lớn. Trong những ghe tàu lớn nhỏ ra biển, có một cụm tàu chính gồm 3 chiếc kết lại thành đoàn [người ta gọi là tàu thủy lực], tàu này có nhiệm vụ chở Ban tổ chức, các vị chức sắc, học trò lễ…

 Trên những chiếc tàu chạy ra biển tham gia Nghinh Ông, khách trên tàu dù lạ hay quen cũng đều được chủ tàu mời ăn uống miễn phí. Khách du lịch Cà Mau lúc này sẽ được thỏa thích ngắm biển cả bao la, ngắm nhìn từng đoàn tàu với cờ hoa rực rở, ngắm từng đợt sóng ôm ấp mạn thuyền và được nghe các vạn chài kể về truyền thuyết Cá Ông cứu người trên biển.

Từng đoàn tàu tham gia Nghinh Ông

Từng đoàn tàu tham gia Nghinh Ông đều chạy ra biển theo hướng Hòn Chuối và không giới hạn thời gian hay khoảng cách từ đất liền ra biển. Trên đường diễu hành nếu gặp cá Ông phun nước [Ông dội] thì đoàn tàu quay trở về ngay. Nếu không gặp thì đoàn tàu tiếp tục ra khơi và sau đó chủ lễ vái đọc lời nguyện cầu. Thường thì cách đất liền một, hai hải lý, chủ lễ sẽ làm lễ “xin keo”. Xin được keo tức là đã gặp “Ông” và rước “Ông” về tàu quay về và đem những lọ nước biển trong lành về Lăng Ông thờ cúng.

Tàu quay về và đem những lọ nước biển trong lành về Lăng Ông thờ cúng

Theo tín ngưỡng dân gian của ngư dân Sông Đốc, thời điểm rước Ông về Lăng là thời khắc linh thiêng nhất để mọi nhà đem hương án, gồm: nhang đèn, trái cây, gà vịt, heo quay… ra trước cửa nhà cúng lễ nhằm thể hiện lòng tôn kính “Ðức Ông Nam Hải”.

Ngoài những nghi lễ truyền thống, tại Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc còn diễn ra nhiều hoạt động của phần hội như: đánh cờ tướng, đẩy gậy, kéo co, bóng chuyền, bóng đá… vô cùng náo nhiệt.

Lễ Hội Nghinh Ông ở Sông Đốc là một nét đẹp văn hoá cộng đồng, một ngày hội dân gian truyền thống mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và đậm chất tín ngưỡng của ngư dân vùng biển. Đó là một nền văn hóa cần được gìn giữ, phát huy đưa vào khai thác để thu hút khách du lịch Cà Mau ngày một nhiều hơn.

Lễ Hội Cà MauLễ Hội Miền TâyLễ hội Nghinh Ông Sông Đốc

Đức Phật

Từ điển

Giáo hội

Chùa

Sách

Tăng sỹ

Dương Kinh Thành

Lễ hội Nghinh Ông thuộc dạng văn hóa, tín ngưỡng dân gian, đã có mặt từ rất lâu đời trong các làng chài ven biển từ Bắc Trung bộ đến Cà Mau, Kiên Giang vùng biển nước ta

Xuất phát từ tục thờ “cá Ông “[cá voi], loài cá hiền lành [đặc biệt chỉ ở biển Nam Hải] được cho là luôn luôn cứu đỡ ngư dân mỗi khi gặp sóng to bão dữ ngoài khơi. Mỗi khi  bắt gặp “Ông” lụy [chết], dù đang kéo lưới, đánh bắt ngoải xa, ngư dân phát hiện phải có trách nhiệm đưa xác vào bờ, cùng vạn chài tổ chức tang lễ chu đáo và để tang nghiêm túc; sau đó an táng cẩn thận, chờ ba năm sau nhặt lấy toàn bộ hài cốt [xương] đem về tôn thờ, nơi đó gọi là Lăng Ông.

Từ những “Cá Ông” lụy đầu tiên được ngư dân địa phương mai táng, lập lăng thờ, lấy ngày tháng đó ấn định là ngày giỗ cho riêng  vạn chài. Đây chính là lý do tại sao nhiều nơi tổ chức Lễ hội Nghinh Ông không cùng một ngày tháng.

Đi tìm sự tích “Cá Ông” cứu đỡ ngư dân, có một vài truyền thuyết khác nhau nhưng tựu trung được công nhận “có lý” nhiều nhất  vẫn là câu chuyện sau đây:

“Ngày xưa, nghe tiếng kêu cứu của ngư dân giữa khơi ngàn mỗi khi giông tố  trùng khắp, Bồ tát Quán Thế Âm  động lòng từ  từ bi ngắt từng cánh sen thả xuống, biến thành những đàn cá vừa vặn với  những con thuyền đủ để  cho ngư dân bám vào  bờ. Nhưng loài cá nhỏ ấy chỉ có thể cứu đỡ các  ngư dân vbà tàu bè nhỏ, không đủ sức  cứu các phương tiện lớn hơn, đàn voi trên rừng xin nguyện  cùng góp  sức và được Bồ Tát Quán Thế Âm chấp thuận, hóa hiện thành…cá voi…”

Niềm tin của ngư dân dành cho  vị cứu tinh của mình  trong lao động nghề nghiệp rất  thành kính và mãnh liệt, cho nên vào thời nhà Nguyễn đã không dưới đôi lần sắc phong cho “Cá Ông” là Nam hải ngư Thần” hay “Thần Ngư”.vv…đã như hun đúc thêm ý nghĩa thiêng liêng về  tục thờ cúng  đặc biệt trong dân gian. 

Để tăng thêm phần ý nghĩa, xin đính kèm dưới đây MP3 bài bóng rỗi Nam bộ được nhà thơ Lê Giang và nhạc sĩ Lư Nhất Vũ sưu tầm, ký âm dưới tựa đề “Hò Chèo Đưa Cá Ông” do nghệ sĩ Bích Phượng hát.

Riêng Lăng Ông Thủy Tướng Cần Giờ, thuộc Tp.HCM, cũng như thường lệ hằng năm, tổ chức cúng và nghinh Ông vào ngày 14, 15, 16 và 17 tháng 8 Âm lịch [18, 19, 20, 21/08/2013]. Đây là lễ hội thuộc cấp thành phố, được Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Tp.HCM  quản lý và tài trợ. Vì thế luôn thu hút  được nhiều giới quan tâm.

Đặc biệt nhân kỳ lễ hội năm nay, Bộ VHTT&DL trao tặng danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể cho Lăng Ông Thủy Tướng. Được biết hiện cả nước có  hơn 40 Di sản Văn hóa phi vật thể được công nhận, Tp.HCM có hai di sản, một trong hai đó chính là lễ hội Nghinh Ông.

 

Một vài hình ảnh Nghinh Ông trên biển ngày 16/08/Âm lịch

 

Vì là lễ hội  của thành phố nên nội dung và thời gian được quan tâm kỹ lưỡng. Ngay như trong phần nghi lễ cúng tế, vẫn thực hiện đầy đủ các nghi thức cổ truyền như Nghinh Ông, Bái yết, xây chầu đại bội và các xuất diễn hát Bội do chính nhà hát Nghệ thuật Hát Bội Tp.HCM đảm trách thường xuyên. Phần tôn vương trong xuất hát cuối sẽ là vở Tiêu Anh Phụng.

 

Điều đáng  lưu ý trong bài viết này  chúng tôi muốn  đề cập đến hai  sự kiện, một vui và một  buồn. 

Trước nhất, với Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ hằng năm, việc sát sinh được hạn chế tối đa để giữ phần thanh tịnh cho bao lời nguyện ước an lành của bà con ngư dân sở tại. Tuy thực hiện  đầy đủ nghi lễ cổ truyển  trong cúng tế nhưng dứt khoát không có lễ Túc Yết , tức đem heo sống vào trước bàn thờ tế và thực hiện hành động  chọc tiết. Chỉ có  một hai món mặn được nấu sẵn  chủ yếu để phục vụ  du khách đường xa ghé lại  trước chiêm bái  sau  chia vui cùng vạn chài. Trước đó, trong hai ngày 14 và Rằm, chỉ có cúng chè xôi với ý nghĩa tưởng nhớ bạn cũ lái xưa [Các nơi khác gọi là cúng Tiền Hiền Hậu Hiền]. Người có công giữ gìn  và cổ vũ cho việc này  chính là đạo hữu Trần Thanh Sơn, người có chân trong Ban tổ chức của Vạn Lạch Thạnh An Cần Giờ và là người phật tử thuần thành tôi rất mến mộ từ hơn 20 năm qua.

Chuyện thứ hai, Buồn và lo ngại!  Như chúng ta biết, ở các  lễ kỳ yên của hầu hết  đình miếu Nam bộ từ trước đến nay, đều có gắn bó rất nhiều với lễ nghi Phật giáo. Thí dụ như  trước tiên bắt buộc  phải thỉnh chư Tăng và Ban Hộ nịệm địa phượng đến tụng một thời kinh cầu an. Ở đó còn có cả một truyền thống tính ngưỡng dân gian mà mỗi dịp kỳ yên chính là để bà con quần tụ với nhau sau một mùa nông nhàn. Từ nơi đó cũng sẽ phát huy nhiều yếu tố và bản sắc dân tộc qua các hình thức lễ và hỗi độc đáo. Do đó  các thành viên trong Ban Quý tế  trong các đình miếu hầu hết đều là con dân nhà Phật. Bây giờ, trước xu hướng mở rộng đô thị, hay tái thiết các mặt bằng dân cư, các đình miếu này cũng bị san bằng  tất cả, dù có cái ngót 90, hay 91 năm tồn tại, mà chưa biết di dời đi đâu.

Tiền đền bù giải tỏa chỉ là hộ trợ di dời! Trong khi đó, ở các nơi tái định cư không có sự quan tâm về mặt tinh thần này. Như vậy ngôi đình, ngôi miếu mất đi có nghĩa là biết bao ký ức  đẹp và nhân cách có được bên mái đình cũng mất theo cơn sóng di dời. 

Vì thế, mỗi năm người viết đều có mặt ở Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ trước là để gặp gỡ, hàn huyên cùng đạo hữu Trần Thanh sơn, sau là để sống lại  hình bóng ngôi đình làng!

Mong rằng các nơi khác sẽ còn như Lăng Ông Thủy Tướng Cần Giớ như thế này.

Video liên quan

Chủ Đề