4 ví dụ về nhân phẩm và danh dự

Nhân phẩm và danh dự được cho là phẩm chất và giá trị của một con người. Chính vì thế mà nhân phẩm và danh dự có ý nghĩa bao hàm cả việc mình nhìn nhận về bản thân và người khác nhìn nhận mình. Để có thể hiểu rõ hơn về nhân phẩm và danh dự, chúng ta hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây!


Khái niệm Danh dự và Nhân phẩm

Nhân phẩm và danh dự là hai phạm trù đạo đức học khác nhau nhưng lại có quan hệ quy định lẫn nhau. cho xã hội.

Bạn đang xem: Ví dụ về nhân phẩm và danh dự

Bài Viết: Danh dự là gì

Nhân phẩm là gì?

Mỗi con người chúng ta luôn có những phẩm chất ổn định. Những phẩm chất này làm nên giá trị của cá nhân. Đó là nhân phẩm.

Vậy:

Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được. Nói phương pháp khác, nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người.

Người có nhân phẩm là người có lương tâm,nhu yếu vật chất và tinh thần lành mạnh, luôn thực hiện tốt những nghĩa vụ đạo đức nếu với xã hội và người khác, biết tôn trọng những quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ.


Người có nhân phẩm được xã hội đánh giá cao và được kính trọng. Người thiếu nhân phẩm hoặc tự đánh mất nhân phẩm sẽ bị xã hội đánh giá thấp, bị coi thường và khinh rẻ, bị tố cáo và lên án.

Trong cuộc sống, đa số mọi người đều ý thức quan tâm giữ gìn nhân phẩm của tôi nhưng vẫn có những kẻ coi thường nhân phẩm của chính mình, của những người khác, có suy nghĩ và hành vi đi ngược lại với lợi ích của thế gới

Để trở thành người có nhân phẩm, con người cần phải

Có lương tâm trong sáng.Nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh.Thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức.Thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức.Tôn trọng nhân phẩm của chính mình cũng như của mọi người xung quanh.



Abraham Lincoln là ví dụ điển hình về người có danh dự và nhân phẩm

Danh dự là gì?

Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội nếu với một người dựa trên những giá trị tinh thần, đạo đức của những người đó

Khi con người tạo ra được cho mình những giá trị tinh thần, đạo đức và những giá trị đó được xã hội đánh giá, công nhận thì người đó có danh dự

Danh dự có cơ sở từ những cống hiến thực tiễn của con người nếu với xã hội, với người khác. Là con người, ai cũng đóng góp ít nhiều cho cuộc sống, cho xã hội, do đó, ai cũng có danh dự. Tuy nhiên, mỗi chúng ta phải luôn giữ gìn và bảo vệ danh dự của tôi và tôn trọng danh dự của những người khác. Khi chúng ta biết giữ gìn danh dự của tôi, của những cá nhân có được một sức mạnh tinh thần để làm điều tốt, hướng chúng ta đến điều thiện và tránh xa những điều xấu.


Nhân phẩm và danh dự là hai phạm trù đạo đức khác nhau nhưng lại có quan hệ lẫn nhau

Nhân phẩm là giá trị làm người, còn danh dự là kết quả của quá trình xây dựng và bảo vệ nhân phẩm.

Mỗi con người có danh dự không chỉ biết giữ gìn nhân phẩm của bản thân mà còn phải biết làm nhân phẩm của tôi được xã hội công nhận trải qua hành động cống hiến không mệt mỏi cá nhân cho xã hội.

Khi biết giữ gìn danh dự của tôi, những cá nhân có được một sức mạnh tinh thần để làm điều tốt và không làm điều xấu. Đó này là ý nghĩa quan trọng của danh dự.

Xem thêm: Diện Tích Xung Quanh Và Diện Tích Toàn Phần Của Hình Hộp Chữ Nhật

Tiền, bạc mất đi có thể tìm lại được nhưng một khi chúng ta đánh mất nhân phẩm và danh dự là mất đi phẩm chất và giá trị làm người. Đó là yếu tố tạo nên giá trị của một con người. Vì vậy, chúng ta hãy sống, học tập và làm việc cho thật tốt. Sống không có nghĩa là chỉ biết nghĩ cho mình, mà hãy vì người khác. Bởi lẽ vì, chúng ta chỉ thật sự hạnh phúc khi biết đem lại thú vui và hạnh phúc cho người khác. Đó mới là thú vui là l

Danh dự và nhân phẩm là quyền của mỗi người, được pháp luật công nhận và bảo vệ, điều này được thể hiện nhiều trong nhiều quy định pháp luật khác nhau, từ đạo luật cao nhất là hiến pháp cho đến những quy định pháp luật chuyên ngành. Bài viết tới đây là kết thúc. Mọi ý kiến đóng góp vui lòng để lại dưới phần comment. Xin chào và hẹn hội ngộ chúng ta ở những bài viết sau.


Thể Loại: Chia sẻ Kiến Thức Cộng Đồng
Bài Viết: Danh Dự Là Gì – Nghĩa Của Từ Danh Dự

Thể Loại: LÀ GÌ

Nguồn Blog là gì: //firmitebg.com Danh Dự Là Gì – Nghĩa Của Từ Danh Dự

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

1. Khởi động:

* Mục tiêu:

- Giúp HS hiểu được thế nào là nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc.

- Rèn luyện năng lực nhận biết, năng lực so sánh cho HS.

* Cách tiến hành:

- GV sử dụng phương pháp thuyết trình:

Người có đạo đức cũng là người có lương tâm, nhân phẩm và danh dự, mỗi người luôn phải tu dưỡng đạo đức, trau dồi lương tâm, giữ gìn phẩm giá của mình đồng thời cũng luôn tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người khác.

Phần tiếp theo của bài học sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về nhân phẩm, danh dự - những phẩm chất không thể thiếu của một con người có đạo đức. Những phẩm chất ấy cùng với ý thức về việc thực hiện bổn phận, nghĩa vụ luôn thường trực và một lương tâm trong sáng sẽ luôn soi đường cho mỗi chúng ta hướng đến hạnh phúc đích thực của cuộc sống.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Thảo luận lớp tìm hiểu khái niệm nhân phẩm là gì? Danh dự là gì?

* Mục tiêu:

- Giúp HS hiểu thế nào là nhân phẩm? Thế nào là danh dự? Làm thế nào để trở thành người có nhân phẩm?

- Rèn luyện năng lực tư duy, năng lực phê phán.

* Cách tiến hành:

- GV [Có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm nhân phẩm bằng phương pháp “chiết tự”:

+ Nhân: người.

+ Phẩm: phẩm chất, phẩm giá].

- GV : Nhân phẩm là gì ?

- Hãy cho ví dụ về người có nhân phẩm.

- Ví dụ 1: Bạn A nhặt được chiếc ví đựng giấy tờ và tiền, rồi mang gửi trả lại cho người bị đánh rơi. Ta nói bạn A là người có nhân phẩm.

- Ví dụ 2: người này rất nhân hậu, thương người, dũng cảm, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư thì ta nói người ấy có nhân phẩm.

- Nhìn chung, mọi người đều có ý thức quan tâm và giữ gìn nhân phẩm của mình.

+ Nguyễn Đình Chiểu:

“Thà đui mà giữ đạo nhà,

Còn hơn có mắt ông cha chẳng thờ”.

+ Nguyễn Trung Trực: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.

Trừ một số kẻ xấu xa, coi thường nhân phẩm của chính mình để đạt được một mục đích thấp hèn nào đó.

Vd: Bọn buôn lậu ma tuý, buôn người, trộm, cướp, bọn bán hàng giả [buôn bán thuốc giả], hàng kém chất lượng ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người…

- Những người có nhân phẩm sẽ được xã hội đánh giá như thế nào?

- Ví dụ: Dân ta rất kính trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già kính yêu của dân tộc. Trọng lịch sử dân tộc, những tấm gương như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung đều được nhân dân ta kính trọng, đề cao, coi đó là những vị thần, vị thánh của đất nước.

- Người nào thiếu nhân phẩm sẽ bị xã hội đánh giá thấp, bị coi thường và kinh rẻ. Những kẻ trộm cướp, tham ô, giết người hay phản dân, hại nước sẽ bị mọi người lên án, phê bình, thậm chí căm ghét.

- Như thế nào là một người có nhân phẩm ? Và làm thế nào để trở thành người có nhân phẩm?

- Khi nhân phẩm của một người đã được xã hội đánh giá và công nhận thì người đó có danh dự. Vậy, danh dự là gì?

- Hay danh dự là nhân phẩm đã được đánh giá và công nhận.

- Mỗi thời đại, mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp xã hội có thể có những đánh giá khác nhau về nhân phẩm của con người. Trong hoàn cảnh nhất thời, những người có nhân phẩm cao quý đôi khi bị trù dập, ám hại nhưng vẫn được nhân dân đánh giá đúng và tôn vinh. Ví dụ trường hợp của Nguyễn Trãi.

- Danh dự có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân?

- “Tốt danh hơn lành áo”, “Danh dự quý hơn tiền bạc”, “Mất danh dự là mất tất cả”.

Trong điều kiện hiện nay, nhân phẩm, danh dự có ý nghĩa to lớn giúp con người chiến thắng những cám dỗ vật chất tầm thường, biết hy sinh lợi ích cá nhân, vượt qua những khó khăn, thử thách nghiệt ngã của cơ chế thị trường để giữ gìn nhân phẩm, bảo vệ danh dự của bản thân, của gia đình, tập thể, Tổ quốc và nhân dân.

- Khi nào một cá nhân được coi là có lòng tự trọng?

- Tự trọng và tự ái có khác nhau hay không? Khác ở điểm nào?

+ Người có lòng tự trọng biết tự kiềm chế những nhu cầu và ham muốn thấp kém, những phản ứng có tính chất bản năng, cố gắng thực hiện những chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội. Người biết tự trọng thì không để người khác xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của mình. Người càng có lòng tự trọng thì càng biết quý trọng nhân phẩm và danh dự của người khác. “Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác” [Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân].

+ Tự ái là những phản ứng thường mang tính bản năng, mù quáng, không biết tự kiềm chế khi bị đụng chạm đến cái tôi cá nhân của mình. Người hay tự ái luôn phản ứng vì những chuyện lặt vặt, cỏn con, tự cảm thấy bị “mất phẩm giá” vì những việc không đâu, từ đó dẫn đến việc đánh nhau, thậm chí đến những việc sai trái, tệ hại hơn.

- Lưu ý: Mốc giới ngăn cách giữa tự trọng và tự ái là rất nhỏ.

* Hoạt động 2: Sử dụng phương pháp đàm thoại, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm để Tìm hiểu về phạm trù " hạnh phúc" .

* Mục tiêu:

- Giúp HS hiểu thế nào là hạnh phúc? Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội.

- Rèn luyện năng lực tư duy, năng lực phê phán.

* Cách tiến hành:

- GV đưa tình huống: Em muốn có một chiếc xe đạp mới đi học từ lâu rồi. Chiều nay đi học về, em thấy mẹ đã mua chiếc xe đạp mới cho em. Em rất vui mừng khi đón nhận mópn quà ấy. Đó là những phút giây hạnh phúc.

- GV: Đặt câu hỏi.

- Hạnh phúc là gì?

- Vì sao phải là “nhu cầu chân chính, lành mạnh” thì mới cảm thấy hạnh phúc thật sự?

- Vì nếu con người có lòng tham không đáy, hoặc nhu cầu không chân chính lành mạnh về vật chất, tinh thần, có suy nghĩ, hành động vô đạo đức, thì sẽ bị cắn rứt lương tâm, không hạnh phúc.

- Hãy cho thêm ví dụ.

Vd: hạnh phúc của người làm cha, làm mẹ là thấy con mình trưởng thành, có sự nghiệp, thành công trong cuộc sống, biết hiếu thảo, vâng lời…

- Hãy kể tên các loại hạnh phúc mà em biết.

- Nhận xét, chốt lại: Hạnh phúc có nhiều loại: hạnh phúc của cá nhân, hạnh phúc gia đình và hạnh phúc của xã hội; hạnh phúc bình dị đời thường, hạnh phúc cao cả…

- [Phần này có thể để cho học sinh tự học].

- Tại sao nói đến hạnh phúc trước tiên là nói đến hạnh phúc cá nhân?

- C. Mác nói: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội” nên hạnh phúc cá nhân không tách rời hạnh phúc xã hội.

- Hạnh phúc xã hội là gì?

- Giải thích: hạnh phúc từng cá nhân là cơ sở của hạnh phúc xã hội và khi được sống trong một xã hội hạnh phúc thì các cá nhân có đầy đủ điều kiện để phấn đấu cho hạnh phúc của mình.

3. Nhân phẩm và danh dự.

a. Nhân phẩm.

- Khái niệm : Là toàn bộ những phẩm chất mà con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người.

- Người có nhân phẩm được xã hội đánh giá cao, được kính trọng và có vinh dự lớn.

- Những biểu hiện của người có nhân phẩm:

+ Có lương tâm trong sáng, có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh.

+ Luôn thực hiện tốt các nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội và người khác.

+ Thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức tiến bộ.

b. Danh dự.

- Khái niệm :Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó.

- Danh dự là nhân phẩm đã được xã hội đánh giá và công nhận.

- Danh dự có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi con người, thúc đẩy con người làm điều thiện, điều tốt, ngăn ngừa điều ác, điều xấu.

- Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó được coi là có lòng tự trọng.

- Tự trọng khác xa [đối lập hoàn toàn] với tự ái:

+ Người có lòng tự trọng biết đánh giá đúng bản thân mình theo các tiêu chuẩn khách quan.

+ Người hay tự ái thường đánh giá quá cao bản thân mình theo tiêu chuẩn chủ quan.

4. Hạnh phúc

a. Hạnh phúc là gì?

• Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng,thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần.

b. Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội

• Hạnh phúc từng cá nhân là cơ sở của hạnh phúc xã hội

• Xã hội hạnh phúc thì cá nhân có điều kiện phấn đấu

• Khi cá nhân phấn đấu cho hạnh phúc của mình thì phải có nghĩa vụ đối với người khác và xã hội

• Trong xã hội chúng ta hiện nay, hạnh phúc xã hội là cuộc sống hạnh phúc của tất cả mọi người

• Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội luôn gắn bó với nhau

• Hạnh phúc xã hội không thể có được nếu mỗi người chỉ biết thu vén cho hạnh phúc của riêng mình.

Video liên quan

Chủ Đề