Âm mưu cơ bản của đế quốc mỹ trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt ở miền Nam Việt Nam là gì

Sáng tạo độc đáo của nghệ thuật quân sự Việt Nam
Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đúng lúc Giao thừa Tết Mậu Thân 1968, toàn quân và toàn dân ta ở miền Nam đã mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy, đồng loạt đánh vào hầu hết các thành phố lớn, đặc biệt là Sài Gòn và Huế, các thị xã, thị trấn, chi khu, quận lỵ, các sân bay và căn cứ hậu cần của Mỹ, quân đội Sài Gòn trên toàn chiến trường miền Nam Việt Nam.

Cuộc tiến công táo bạo bất ngờ đã tiêu diệt bộ phận quan trọng sinh lực cấp cao của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, đánh chiếm những mục tiêu hiểm yếu như Đài phát thanh, Tòa đại sứ Mỹ, đánh vào Bộ Tổng tham mưu, Tổng nha Cảnh sát ngụy ở Sài Gòn, đánh vào nội thành và làm chủ trong một thời gian dài ở Cố đô Huế, phá hủy một khối lượng quan trọng các phương tiện chiến tranh và cơ sở hậu cần-kỹ thuật hiện đại nhất của Mỹ và chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ.

Đây là thắng lợi tạo ra bước ngoặt quyết định của cuộc kháng chiến, làm lung lay tận gốc ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải bắt đầu xuống thang chiến tranh, là một sáng tạo độc đáo của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Bộ đội ta tiếp cận mục tiêu tiến công thị xã Bến Tre trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy
Xuân Mậu Thân 1968. Ảnh tư liệu.

Ngay từ đầu năm 1965, trước sự phá sản của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, Mỹ chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ”, xuất con chủ bài quân viễn chinh Mỹ, đưa ồ ạt quân Mỹ vào tham chiến trên quy mô lớn ở miền Nam, với tham vọng bẻ gãy xương sống Việt Cộng và chụp bắt cơ quan đầu não kháng chiến của ta, đồng thời đẩy mạnh chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc nước ta. Tham vọng của Mỹ khi tiến hành chiến tranh cục bộ là đánh bại cách mạng miền Nam Việt Nam trong vòng từ 25 đến 30 tháng, với kế hoạch 3 giai đoạn, hai cuộc phản công chiến lược, mà giai đoạn 3 được dự tính là hoàn thành việc tiêu diệt khối chủ lực ta, tiếp tục bình định miền Nam, rút quân Mỹ về nước vào cuối năm 1967.

Trước âm mưu của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta đã đánh giá đúng tình hình chiến lược, tạo sự nhất trí cao trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Giữa lúc đế quốc Mỹ ở thế ngập ngừng về chiến lược, giới cầm quyền Mỹ dao động và trong thời điểm rất nhạy cảm của năm bầu cử tổng thống Mỹ, Đảng ta quyết định phải giáng một đòn bất ngờ thật mạnh vào ý chí xâm lược của Mỹ, bằng cách chọn hướng chiến lược hiểm và dùng cách đánh mới, tạo ra một bước ngoặt lớn, làm thay đổi cơ bản cục diện chiến tranh có lợi cho ta, đưa cách mạng và chiến tranh cách mạng miền Nam chuyển sang một thời kỳ mới, thời kỳ giành thắng lợi quyết định.

Sự sáng tạo về nghệ thuật quân sự của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là ở cách đánh chưa từng diễn ra trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ và cả trong lịch sử chiến tranh trên thế giới, khiến cho Mỹ và chính quyền Sài Gòn bị động, bất ngờ.

Đó là sự sáng tạo của phương châm ba vùng chiến lược. Nếu không có ba vùng chiến lược được xây dựng từ nhiều năm với những cơ sở vững mạnh và quần chúng đông đảo ủng hộ thì không thể có chiến tranh ở thành thị, nhất là ở các thành phố trọng điểm Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng là những trung tâm chính trị, quân sự. Đánh vào đây là đánh vào các cơ quan đầu não, các trung tâm chỉ huy, đánh vào sinh lực cao nhất của địch, chỗ hiểm yếu, dễ chấn động và nhạy cảm nhất của chúng.

Đó là sự sáng tạo của việc vận dụng hai lực lượng chính trị và quân sự để giành thắng lợi cả chính trị và quân sự, sáng tạo về hình thức tiến công đồng loạt để tạo hiệu lực như một đòn sét đánh. Để đồng loạt tiến công ở 41 thành phố và thị xã thì phải có một thời gian chuẩn bị dài, phải dự trữ một khối lượng vật chất lớn, đặc biệt là phải giữ được bí mật. Chỉ khi nhân dân có giác ngộ chính trị cao, có lòng nồng nàn yêu nước mới sáng tạo ra trăm phương nghìn kế để tạo ra chỗ giấu quân, để đưa hàng trăm tấn vũ khí, đạn dược vào ngay sào huyệt của địch; sẵn sàng hy sinh cả tính mạng và của cải để bảo vệ các lực lượng cách mạng, để tiếp sức cho các LLVT chiến đấu trong thành phố. Mục tiêu cao nhất của cuộc tổng tiến công là đánh vào ý chí của địch, làm cho chúng lung lay tận gốc, làm nản chí cả những kẻ hiếu chiến nhất, làm náo động cả nước Mỹ, đẩy cuộc chiến tranh ngay trong lòng nước Mỹ lên một bước mới. Trong khi đó, ta tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

Đó còn là sự sáng tạo trong lựa chọn thời cơ chiến lược. Ta tiến hành tổng tiến công và nổi dậy vào lúc số lượng quân Mỹ đông nhất, sau gần 3 năm thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ, đang ở vào thế "tiến thoái lưỡng nan". Ta chọn thời cơ vào năm bầu cử tổng thống Mỹ, tình hình nước Mỹ rất nhạy cảm về chính trị, áp lực quân sự vào thời điểm này có thể tạo ra hiệu lực lớn. Đây là thời cơ ta lựa chọn đúng lúc, đạt hiệu quả cao. Hai tháng sau cuộc tổng tiến công của ta, ngày 31-3, tổng thống Mỹ Giôn-xơn tuyên bố đơn phương ngừng bắn phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, chấp nhận đàm phán với ta ở Hội nghị Pa-ri, không ra ứng cử nhiệm kỳ thứ hai. Trên thực tế, Mỹ đã mặc nhiên thừa nhận một cách đầy đủ sự phá sản của chiến lược chiến tranh cục bộ, tạo ra bước ngoặt mới của cách mạng nước ta.

 Đại tá, PGS, TS TRẦN NAM CHUÂN - QĐND
 
  In bài viết   
 Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :

  • Không có bài nào cũ hơn !

  

Xem tin bài theo thời gian :

Bản tin số 365 [05/2022] | PDF
Tìm số báo Bản tin số 365 [05/2022] Bản tin số 364 [04/2022] Bản tin số 363 [03/2022] Bản tin số 362 [02/2022] Bản tin số 361 [Số tết 2022] Bản tin số 360 [2021] Bản tin số 359 [2021] Bản tin số 358 [2021] Bản tin số 339 [2019] Bản tin số 345-346 [2019] Bản tin số 342 [2019] Bản tin số 338 [2019] Bản tin số 337 [2019] Bản tin số 335-336 [2019] Bản tin số 334 [2018] Bản tin số 331 [2018] Bản tin số 327 [2018] Bản tin số 326 [2018] Bản tin số 324 [2018] Bản tin số 321 [2017] Bản tin số 320 [2017] Bản tin số 319 [2017] Bản tin số 316 [2017] Bản tin số 301 [2016] Bản tin số 300 [2016] Bản tin số 292+293 [2015] Ban tin số 300 [2016] Bản tin số 298+299[2016] Bản tin số 291 [2015] Bản tin 290 [2015] Bản tin số 266 [4/2013] Bản tin số 265 [3/2013] Bản tin số 264 [2/2013] Bản tin ĐHQGHN số 262 + 263 [2013] Số đặc biệt Xuân Quý Tỵ Bản tin số 261 [11/2012] Bản tin số 260 [10/2012] Bản tin số 259 [09/2012] Bản tin số 258 [08/2012] Bản tin số 257 [07/2012] Bản tin số 256 [06/2012] Bản tin số 255 [05/2012] Bản tin số 254 [04/2012] Bản tin số 253 [03/2012] Bản tin số 252 [02/2012] Bản tin số 250 [12/2011] và 251 [1/2012] Bản tin số 249 [11/2011] Bản tin số 248 [10/2011] Bản tin số 247 [9/2011] Bản tin số 246 [8/2011] Bản tin số 245 [7/2011] Bản tin số 244 [6/2011] Bản tin số 243 [5/2011] Bản tin số 242 [4/2011] Bản tin số 241 [3/2011] Bản tin số 240 [2/2011] Bản tin số 239 [1/2011] Bản tin số 238 [12/2010] Bản tin số 237 [11/2010] Bản tin số 236 [10/2010] Bản tin số 235 [9/2010] Bản tin số 234 [8/2010] Bản tin số 233 [7/2010] Bản tin số 232 [6/2010] Bản tin số 231 [5/2010] Bản tin số 230 [4/2010] Bản tin số 229 [3/2010] Bản tin số 228 [2/2010] Bản tin số 227 [1/2010] Bản tin số 226 [12/2009] Bản tin số 225 [11/2009] Bản tin số 224 [10/2009] Bản tin số 223 [9/2009] Bản tin số 222 [8/2009] Bản tin số 221 [7/2009] Bản tin số 220 [6/2009] Bản tin số 219 Bản tin số 218 Bản tin số 217 Bản tin số 216 Bản tin số 215 Bản tin số 214 Bản tin số 213 Bản tin số 212 Bản tin số 211 Bản tin số 210 Bản tin số 209 Bản tin số 208 Bản tin số 207 Bản tin số 206 Bản tin số 205 Bản tin Số 204 Bản tin số 203 - Tết Mậu Tý 2008 Bản tin ĐHQGHN số 202 Bản tin ĐHQGHN - Số 201 Bản tin số 200 Bản tin số 199 Bản tin số 295 [2015]

1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam

a] Bối cảnh lịch sử

Cuối 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm bị thất bại, Mỹ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” [1961 - 1965].

b] Âm mưu

- Là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội Sài gòn, dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mỹ, dựa vào vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ, nhằm chống lại phong trào cách mạng của nhân dân ta.

- Âm mưu cơ bản: “Dùng người Việt đánh người Việt”.

c] Thủ đoạn

- Đề ra kế hoạch Xtalây - Taylo, bình định miền Nam trong 18 tháng.

- Tăng viện trợ quân sự cho Diệm, tăng cường cố vấn Mỹ và lực lượng quân đội Sài Gòn.

- Tiến hành dồn dân lập “Ấp chiến lược”, trang bị hiện đại, sử dụng phổ biến các chiến thuật mới như “trực thăng vận” và “thiết xa vận”. [“Ấp chiến lược” được Mĩ và Ngụy coi như “xương sống” của “Chiến tranh đặc biệt”].

- Thành lập Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam [MACV], trực tiếp chỉ đạo quân đội Sài Gòn.

- Mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành nhiều hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.

2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”của Mĩ

a] Hoàn chỉnh về tổ chức lãnh đạo

- Ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.

- Tháng 01/1961, Trung ương cục miền Nam thành lập.

- Ngày 02/1961, các lực lượng vũ trang thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam.

- Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam do Đảng lãnh đạo, nhân dân ta kết hợp đấu tranh chính trị với đầu tranh vũ trang, nổi dậy tiến công địch trên ba vùng chiến lược [rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị], bằng ba mũi giáp công [chính trị, quân sự, binh vận].

b] Đánh bại kế hoạch Xtalây - Taylo [1961 - 1963]: bình định miền Nam trong 18 tháng.

* Từ năm 1961 đến 1962: quân giải phóng đẩy lùi nhiều cuộc tiến công của địch.

* Đấu tranh chống và phá “Ấp chiến lược”: diễn ra gay go quyết liệt giữa ta và địch. Ta phá “ấp chiến lược” đi đôi với dựng làng chiến đấu. Cuối năm 1962, ta kiểm soát trên nửa tổng số ấp với 70% nông dân ở miền Nam.

* Trên mặt trận quân sự: 2/1/1963, quân dân ta thắng lớn ở trận Ấp Bắc [Mỹ Tho], đánh bại cuộc hành quân càn quét của 2000 lính Sài gòn có cố vấn Mỹ chỉ huy, với phương tiện chiến tranh hiện đại => Dấy lên phong trào: “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

* Đấu tranh chính trị

- Diễn ra mạnh mẽ khắp các đô thị lớn, nổi bật là đấu tranh của “đội quân tóc dài”, của các “tín đồ” Phật giáo…Góp phần đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm.

- Ngày 1/11/1963, Mỹ giật dây Dương văn Minh đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm. Chính quyền Sài Gòn lâm vào tình trạng khủng hoảng.

c] Đánh bại kế hoạch Giônxơn - Mác-na-ma-ra [Johnson - Mac Namara] 1964 - 1965:

- Tăng cường viện trợ quân sự, ổn định chính quyền Sài Gòn.

- Bình định miền Nam có trọng điểm trong hai năm [1964 - 1965].

* Đánh phá “Ấp chiến lược”: từng mảng lớn “Ấp chiến lược” của địch bị phá vỡ, làm phá sản cơ bản “xương sống” của chiến tranh đặc biệt. Vùng giải phóng ngày càng mở rộng, chính quyền cách mạng các cấp thành lập, ruộng đất tịch thu chia cho dân cày nghèo.

* Về quân sự

- Đông Xuân 1964 - 1965, ta thắng lớn ở trận Bình Giã [02/12/1964], loại 1700 tên địch khỏi vòng chiến, đánh bại chiến lược “trực thăng vận” và “thiết xa vận”.

- Sau đó, ta tiếp tục giành thắng lợi ở An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài...

=> Làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.

3. Ý nghĩa

- Cách mạng miền Nam tiếp tục giữ vững thế chủ động tiến công.

- Mỹ đã thất bại trong việc sử dụng miền Nam Việt Nam làm thí điểm một loại hình chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng trên thế giới.

- Mỹ buộc phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” [tức thừa nhận sự thất bại của “Chiến tranh đặc biệt”].

- Chứng tỏ đường lối lãnh đạo của Đảng là đúng đắn và sự trưởng thành nhanh chóng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề