30 tuổi có nên mổ cận thị

Phẫu thuật mắt lasik để điều trị cận thị đang là phương pháp phổ biến hiện nay. Tuy nhiên phương pháp này không phù hợp với tất cả mọi người và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. 

Phẫu thuật mắt bằng lasik là phẫu thuật khúc xạ bằng tia laser được biết đến nhiều nhất và được thực hiện phổ biến nhất nhằm khắc phục các vấn đề về thị lực. Sau khi phẫu thuật bằng lasik người bị tật khúc xạ sẽ không cần phải sử dụng kính gọng hoặc kính áp tròng. 

Ở mắt có thị lực bình thường, giác mạc uốn cong [khúc xạ] chính xác chiếu vào võng mạc ở phía sau mắt. Nhưng với người cận thị, viễn thị hoặc loạn thị, ánh sáng bị bẻ cong không chính xác dẫn đến mờ mắt. 

Trong phẫu thuật lasik, tia laser được sử dụng để điều chỉnh độ cong của giác mạc giúp tia sáng hội tụ đúng vị trí trên võng mạc để cải thiện thị lực. 

Phẫu thuật lasik là phương pháp để điều chỉnh một trong những vấn đề về thị lực sau đây:

Cận thị

Khi nhãn cầu dài hơn một chút so với bình thường hoặc khi giác mạch cong quá mạnh, các tia sáng tập trung ở phía trước võng mạc và làm mờ tầm nhìn xa. Người bị cận thị có thể thấy các vật ở gần khá rõ nhưng không nhìn thấy các vật ở xa. 

Viễn thị

Khi nhãn cầu ngắn hơn hoặc giác mạc quá phẳng, ánh sáng tập trung phía sau võng mạc thay vì hội tụ ở võng mạc như bình thường. Điều này làm cho tầm nhìn gần bị mờ và chỉ nhìn rõ vật ở xa. 

Loạn thị

Khi giác mạc cong hoặc dẹt không đều khiến các tia sáng đi vào mắt hội tụ ở nhiều điểm khác nhau sẽ dẫn đến loạn thị làm gián đoạn sự tập trung của tầm nhìn gần và tầm nhìn xa. 

Hiện nay phẫu thuật lasik được ưa chuộng vì quá trình mổ nhanh chóng, an toàn và mang lại hiệu quả cao. Thế nhưng phương pháp này không áp dụng được cho tất cả những người bị cận thị, cụ thể những đối tượng được chỉ định phẫu thuật lasik sẽ bao gồm:

  • Từ 18 tuổi trở lên: Độ tuổi này phù hợp để phẫu thuật vì nhãn cầu đã có cấu trúc ổn định
  • Dưới 40 tuổi: sau độ tuổi 40 mắt sẽ bắt đầu kém đi theo thời gian làm cho tính chính xác của việc phẫu thuật không cao. 
  • Độ khúc xạ trong mức ổn định, trong vòng 1 năm hoặc tốt nhất là 2 năm độ khúc xạ không tăng quá 0,75 độ. 
  • Không mắc phải các bệnh lý cấp và mạn tính về mắt như viêm giác mạc, viêm màng bồ đào, đục thủy tinh thể…
  • Đã được điều trị khô mắt trước phẫu thuật
  • Không có sẹo hoặc bất kỳ trầy xước nào ở giác mạc vì sẽ ảnh hưởng tới tạo hình giác mạc bằng laser. 
  • Không mắc phải các bệnh lý toàn thân như lupus, viêm khớp dạng thấp hay xơ cứng bì
  • Không mang thai hoặc cho con bú
  • Người không có kích thước đồng tử lớn vì nếu có sẽ gặp phải biến chứng sau phẫu thuật như lóa mắt, tia sáng tỏa hình sao
  • Không có giác mạc quá mỏng, độ dày ít nhất 0,5mm
  • Độ khúc xạ không quá cao, dưới 10 diop
  • Người thường xuyên tham gia hoạt động thể thao [bóng đá, bóng chuyền, bơi lội…] không thích hợp dùng kính cận

Phẫu thuật lasik mang lại những ưu điểm sau:

  • Nhẹ nhàng không gây đau, không chảy máu sau phẫu thuật
  • Mang lại độ an toàn và độ chính xác cao
  • Quá trình phẫu thuật nhanh trong vài phút và có thể xuất viện ngay sau mổ
  • Thị lực phục hồi nhanh trong ngày và bệnh nhân có thể quay trở lại công việc vào ngày hôm sau

Khô mắt

Phẫu thuật lasik gây giảm lượng nước mắt tiết ra tạm thời. Trong 6 tháng đầu sau khi phẫu thuật, mắt có thể cảm thấy khô bất thường. Để khắc phục khô mắt có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt nhân tạo.

Nhạy cảm với ánh sáng

Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể bị rối loạn thị giác với các dấu hiệu vào ban đêm như nhìn mờ, lóa, chói xung quanh vị trí phát sáng, nhìn đôi.

Bạn không cần phải lo lắng quá với dấu hiệu này vì tình trạng sẽ cải thiện sau khoảng 3 – 6 tháng và không gây khó chịu nữa. 

Thị lực không cải thiện

Sau mổ thị lực bệnh nhân không phục hồi như mong muốn và vẫn phải đeo kính. Tuy nhiên đây là biến chứng hiếm gặp đối với phẫu thuật lasik chỉ chiếm 0,1 – 0,2%. 

Tái cận thị sau mổ

Nguyên nhân tái cận có thể do phẫu thuật khi độ cận chưa ổn định, bất thường về giải phẫu mắt, chế độ chăm sóc, sinh hoạt sau mổ không phù hợp…

Lệch vạt giác mạc

Nếu sau mổ, bệnh nhân để mắt bị va chạm mạnh sẽ khiến giác mạc bị lệch khỏi vị trí ban đầu dẫn đến rối loạn thị giác, viêm giác mạc…

Trước khi phẫu thuật

  • Lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện phẫu thuật
  • Đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn kỹ về phương pháp mổ cũng như những biến chứng có thể xảy ra
  • Chia sẻ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe bản thân và các loại thuốc đang sử dụng
  • Cần dừng sử dụng kính áp tròng trong một khoảng thời gian trước phẫu thuật
  • Xác định công việc có phù hợp để mổ lasik hay không

Sau khi phẫu thuật

  • Không cần lo lắng khi thấy các triệu chứng như cộm mắt, khó mở mắt, chảy nước mắt sau mổ vì các triệu chứng sẽ mất đi
  • Hạn chế đọc sách, xem tivi, dùng điện thoại sau mổ một ngày
  • Dành nhiều thời gian cho mắt nghỉ ngơi và đừng quên nhỏ nước mắt nhân tạo
  • Tránh để nước vào mắt tuần đầu tiên sau mổ
  • Không được dịu mắt hoặc chấn thương vào mắt, trong 3 ngày đầu sau mổ cần đeo kính bảo hộ
  • Tránh các hoạt động mạnh có va chạm sau mổ 1 tháng
  • Tuân thủ lịch tái khám và hướng dẫn của bác sĩ

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Ða khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Các bác sĩ chuyên khoa mắt khuyến cáo không nên mổ cận thị

Biến chứng “ruồi bay” sau mổ cận thị?

Chia sẻ với PV, anh Nguyễn Quý A. [trú tại Hoàng Mai, Hà Nội] cho hay: “Mình vừa mổ cận Smile được hơn 2 tháng với giá 42 triệu đồng tại một bệnh viện chuyên khoa mắt tư nhân. Kết quả thị lực đạt 9/10, tuy nhiên mắt mình bị hiện tượng ruồi bay gây khó chịu. Trước kia, mình chưa từng bị hiện tượng này dù đã đeo kính hơn 10 năm. Hơn nữa, sau mổ, nhìn ban đêm không được tốt như trước đây, rất khó chịu, ánh sáng đèn nhìn từ xa thì nhòe và có quầng, đi tối lái xe ô tô rất khó khăn, mắt hay bị khô và mỏi”.

Còn em Nguyễn Thanh H. [19 tuổi, Hà Nội] cận khá nặng 6 đi-ốp cả hai bên mắt lại băn khoăn: “Em vừa bước chân vào năm thứ nhất đại học và thật sự muốn xóa bỏ nick name “đít chai” gắn với mình suốt thời học sinh. Em thấy nhiều cơ sở y tế quảng cáo mổ rất đơn giản và cải thiện được hoàn toàn về thị lực, tuy nhiên em cũng nghe nói sau mổ chỉ vài năm sẽ tái cận thị”.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, TS. BS. Lê Xuân Cung, Trưởng khoa Kết giác mạc, BV Mắt T.Ư cho biết: “Những phàn nàn từ những người bệnh đã mổ laser điều trị cận thị như trên không phải là hiếm. Trường hợp như anh Nguyễn Quý A., hiện tượng ruồi bay là do vẩn đục dịch kính - một tổn thương mắt của bệnh cận thị, tổn thương này có trước khi phẫu thuật. Tuy nhiên, khi thị lực mắt kém [cận thị] thì người bệnh không nhìn rõ, sau khi phẫu thuật mắt nhìn sáng hơn nên nhìn rõ hơn chứ không phải biến chứng của phẫu thuật. Còn với hiện tượng khô, mỏi mắt thì đó chính là tác dụng phụ của mổ laser”.

Lý giải liệu sau mổ có tái cận thị hay không, TS. Cung cho rằng, hiện tượng này là có. Mổ laser không ngăn được tiến triển của bệnh cận thị mà chỉ giúp bệnh nhân không phải đeo kính ở thời điểm hiện tại, với những trường hợp chưa hết tiến triển cận thị hoặc người bệnh vẫn phải làm việc bằng mắt nhiều vẫn có thể bị cận thị trở lại. Hơn nữa, mổ laser là dùng tia laser để làm mỏng giác mạc [một thấu kính quan trọng trong hệ quang học của mắt] làm giảm lực khúc xạ của mắt để đưa mắt về chính thị mà không phải đeo kính. Độ cận thị càng cao thì lớp giác mạc cần lấy đi càng dày. Trong những trường hợp cận thị nặng, để đảm bảo cho độ dày giác mạc còn lại an toàn, có thể không lấy đi được lớp giác mạc đủ cần, do đó không làm cho mắt hết cận hoàn toàn được mà chỉ làm giảm độ cận. Ngoài ra, nhiều trường hợp không an toàn khi mổ cận thị bằng laser như: Khô mắt nặng, có những viêm nhiễm bề mặt nhãn cầu hoặc những bệnh mắt khác, cận thị quá nặng...

“Mổ cận thị có nhiều phương pháp, mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm khác nhau. Phương pháp mổ laser được cải tiến để ngày càng an toàn và chính xác hơn. Tuy nhiên, phương pháp nào khi can thiệp vào con mắt cũng tiềm ẩn nguy cơ biến chứng như: Nhiễm trùng, bong võng mạc, khô mắt, nhìn lóa, độ cận tồn dư... Do vậy, người bệnh cần cân nhắc rất kỹ và xin tư vấn của bác sỹ trước khi lựa chọn phương pháp điều trị này”, TS. Cung khuyến cáo.

Không khuyến khích mổ cận thị

Gõ cụm từ “mổ cận thị”, chỉ trong chưa đầy 0,35 giây đã cho hơn 2 triệu kết quả về nội dung này. Điều này cho thấy nhu cầu phẫu thuật chữa các tật khúc xạ trong đó có cận thị hiện rất lớn.

Tuy nhiên, theo TS. Lê Xuân Cung, không phải cứ thích là phẫu thuật. “Với bệnh cận thị, đeo kính là biện pháp rẻ tiền và an toàn nhất. Mổ cận thị chỉ nên đặt ra khi người bệnh không đeo được kính như độ cận hai bên lệch nhau quá - 3 đi-ốp, nhìn lóa khi đeo kính, một số nghề nghiệp không cho phép đeo kính khi làm việc...”, TS. Cung cho hay.

Theo lý giải của các bác sĩ chuyên khoa mắt, giác mạc trong suốt, ngoài vai trò là thấu kính trong hệ quang học của mắt còn là một phần của lớp vỏ nhãn cầu cùng với củng mạc bảo vệ các tổ chức nội nhãn. Khi bị tia laser bào mỏng đi sau phẫu thuật sẽ làm giảm đi vai trò bảo vệ này.

“Về cơ bản, tôi không khuyến cáo bệnh nhân lựa chọn việc mổ, vì trong bất kỳ phương pháp điều trị bệnh nào thì phẫu thuật luôn là lựa chọn sau cùng. Với bệnh nhân cận thị, người bệnh hoàn toàn có thể đạt được thị lực tối đa bằng phương pháp đeo kính. Chỉ mổ cận thị khi mắt không đeo được kính vì những lý do khách quan hay chủ quan như trên”, ông Cung nhấn mạnh và cho rằng, độ tuổi lý tưởng mổ cận thị là sau tuổi 19, 20 khi độ cận ổn định, sau một năm không tăng số và trước tuổi 40 bởi sau độ tuổi này mắt bắt đầu bị lão thị.

Video liên quan

Chủ Đề