Sức mạnh vô hình của lời nói là gì

1, Phép lập luận tổng phân hợp

2. Sức mạnh vô hình của lời nói là hai chiều. Lời nói tích cực có thể cổ vũ, giúp con người có động lực tinh thần và vượt qua khó khăn. Lời nói tiêu cực có thể giết chết một người đang trong tình thế tuyệt vọng

3, Vì khi ta biết dùng những lời nói tốt đẹp thì ta có thể cứu giúp cuộc sống của những người xung quanh

4, Đó chính là biết dùng những lời lẽ khích lệ, động viên tinh thần và đồng thời không dùng những lời lẽ hủy diệt những người đang trong tình thế tuyệt vọng.

Từ ngữ có một sức mạnh vô cùng to lớn. Vào thời điểm thích hợp, một lời nói ấm áp hay một lời động viên chân thành cũng có thể thay đổi vận mệnh của một con người. Hai câu chuyện dưới đây là minh chứng cho điều đó.

Cô Vương đã dùng lời nói chân thành của mình để chuyển hóa tên cướp [ảnh minh họa]

Lời khuyên nhủ chân thành của cô tài xế đã chuyển hóa tên cướp

Cô Vương đã từng là một tài xế taxi. Một lần nọ, khi cô đến đón một hành khách, người này bất ngờ lập tức rút ra một con dao và cướp đồ của cô. Không một chút lo lắng, cô đưa ra tất cả những gì mình có và nói: “Đây là tất cả những gì tôi kiếm được hôm nay. Nếu thấy ít, cậu có thể lấy thêm những đồng xu còn lại trong túi của tôi nữa”. Tên cướp vô cùng kinh ngạc bởi sự ngay thẳng của cô tài xế.

Cô nói tiếp: “Cậu sống ở đâu? Đã muộn rồi. Gia đình cậu có lẽ đang rất lo lắng cho cậu đấy. Tôi sẽ đưa cậu về nhà”. Thật không ngờ, với sự chân thành ấy của cô Vương, tên cướp đã thay đổi ý định của mình và vứt dao đi.

Trên đường chở tên cướp về nhà, cô Vương trò chuyện: “Cậu ạ, thực ra, gia đình tôi cũng không khá giả gì, vì vậy tôi đã học lái xe và trở thành một tài xế taxi để kiếm thêm thu nhập. Mặc dù không kiếm được nhiều tiền, nhưng chúng tôi đã sống tốt hơn trước đây. Nhưng nhìn vào cậu mà xem, một thanh niên trai tráng với một cơ thể khỏe mạnh. Có gì mà cậu không thể làm được chứ? Nếu cậu cứ tiếp tục đi theo con đường sai lầm này, tiền đồ của cậu chắc chắn sẽ không tươi sáng được”.

Khi đến nhà của tên cướp, cô Vương nói ngay khi anh ta bước ra: “Cậu thanh niên trẻ à, hãy nghe này! Không phải cậu cướp của tôi mà tôi đã cho cậu tiền. Hãy sử dụng số tiền ấy thật đúng đắn và sau này đừng đi cướp nữa nhé”.

Tên cướp đã bật khóc ngay khi cô nói xong. Hắn đã trả lại tiền cho cô và nói:

Cảm ơn những lời động viên của cô, cháu hứa dù thế nào chăng nữa cháu sẽ không bao giờ đi ăn cướp một lần nào nữa !”

Giống như mặt trời, những lời nói tốt đẹp và thực tâm sẽ luôn tỏa sáng và có thể khiến tâm hồn bị tổn thương của kẻ sai đường trở nên ấm áp hơn.

Chỉ một câu nói, thầy giáo đã thay đổi cuộc đời của em học sinh

Khi còn là học sinh trung học, nhà văn Đài Loan – Lâm Thanh Huyền được coi là một học sinh tồi tệ cả về mặt văn hóa lẫn ứng xử. Tuy nhiên, giáo viên của ông, Vương Vũ Thương không bao giờ từ bỏ cậu học trò quậy phá này. Ông thường đưa Thanh Huyền về nhà ăn tối, và nhờ cậu mang bài cho các bạn trên lớp khi ông nghỉ phép. Thầy giáo còn khuyến khích Lâm Thanh Huyền rằng: “Thầy đã dạy học 50 năm, nhìn qua một cái là đã nhận thấy con là một học sinh có tài năng”.

Thầy giáo đã khuyến khích và động viên Lâm Thanh Huyền dù cậu bé là học trò ngỗ nghịch

Lời động viên chân thành đó đã thay đổi cuộc đời của Lâm Thanh Huyền. Từ giây phút ấy, cậu bé quyết định học hành chăm chỉ để có được một tương lai tươi sáng. Qủa nhiên, vài năm sau, Lâm Thanh Huyền trở thành một phóng viên. Khi viết một bài báo về vụ trộm trong nước, ông nhận xét rằng: “Một tên trộm có tư duy tinh tường, thủ pháp khéo léo và một tác phong đặc biệt như vậy, nếu hắn làm bất luận việc gì thì đều sẽ có thành tựu nhất định”.

Ông ấy không bao giờ nghĩ rằng những từ ngữ thuận miệng này đã ảnh hưởng đến cuộc đời của một tên trộm. Hai mươi năm sau, chàng thanh niên đó, kẻ đã từng là một tên trộm, đã thay đổi cuộc sống của mình và trở thành một doanh nhân nổi tiếng. Trong một cuộc gặp bất ngờ với Lâm Thanh Huyền, ông chủ doanh nghiệp đã chân thành cảm ơn nhà văn: ““Bài viết đặc biệt của Lâm tiên sinh ngày đó đã thắp sáng lên điểm mù trong con người tôi. Nó khiến tôi nghĩ rằng, ngoài việc làm một tên ăn trộm ra, tôi còn có thể làm được những việc đúng đắn khác.”

Mỗi lời nói của chúng ta đều ẩn chứa một sức mạnh vô hình. Một lời động viên đúng lúc có thể giúp cho những người đang trong cơn bế tắc lấy lại tinh thần và vượt qua khó khăn. Dù đó là tia sáng nhỏ nhoi nhất nhưng nó lại ấm áp và rực rỡ nhất, giúp những người lầm lường lạc lối có thể soi đường trên hành trình sống gian nan của họ.

Thu Phương

⇒ “Bạn có sao không?” – Một câu nói đơn giản lại ẩn chứa đức hạnh làm người…

Vào buổi sáng đẹp trời nọ, một bầy ếch rủ nhau vào rừng dạo chơi. Do bất cẩn, hai chú ếch chẳng may trượt chân rơi xuống cái hố sâu. Trong tình thế hiểm nguy, những chú ếch trong bầy vội đến bên miệng hố để tìm cách ứng cứu. Thế nhưng, sau khi thử mọi cách, chúng thấy cái hố quá sâu để có thể cứu hai chú ếch xấu số. Cả bầy tuyệt vọng nói với hai chú ếch dưới hố biết sự thật phũ phàng này và bảo hai chú chỉ còn biết chờ đợi cái chết mà thôi.

Hai con ếch bỏ ngoài tai những lời bình luận đó và cố hết sức nhảy lên khỏi hố. Những con ếch kia lại nói với chúng đừng nên phí sức, rằng chúng chỉ còn nước chết. Hai con ếch mặc kệ những lời bình luận và cố hết sức nhảy ra khỏi cái hố. Đàn ếch nhao nhao bảo chúng đừng nhảy vô ích, hãy chấp nhận cái chết không thể tránh khỏi.

Cuối cùng, một con ếch nghe theo lời của đàn ếch. Nó gục xuống chết vì kiệt sức và tuyệt vọng.

Con ếch còn lại vẫn dồn hết sức lực cuối cùng tiếp tục nhảy lên. Đàn ếch trên bờ lại ầm ĩ la lên bảo nó hãy nằm yên đừng nhảy nữa, vô ích. Con ếch nọ lại càng nhảy mạnh hơn nữa . Và thật kỳ diệu, cuối cùng nó cũng thoát ra khỏi cái hố sâu ấy.

Đàn ếch xúm lại: “Không nghe chúng tôi nói gì à?” Chúng cứ hỏi mãi trong sự ngạc nhiên, lúng túng của con ếch nọ. Cuối cùng sự thật cũng được một con ếch già hé lộ rằng: Con ếch vừa thoát khỏi cái hố kia bị điếc và nó cứ nghĩ là những con ếch khác hò reo đang cổ vũ cho nó, và chính điều đó đã làm nên một sức mạnh kỳ diệu giúp cho nó tìm được sự sống mong manh trong cái chết.

Lời bàn: Mỗi lời nói của chúng ta đều ẩn chứa một sức mạnh vô hình. Một lời động viên khích lệ có thể trở thành động lực giúp cho những người đang trong cơn bế tắc lấy lại tinh thần và vượt qua khó khăn. Nhưng cũng có những lời nói có thể giết chết một người trong tình thế tuyệt vọng. Do đó, hãy cẩn thận với những gì mình nói. Đừng hủy diệt tinh thần của một người đang trong hoàn cảnh khốn khó bởi những lời nói tiêu cực của mình. Thay vào đó, hãy biết dành thời giờ để động viên và khích lệ họ. Cuộc sống của chúng ta và mọi người xung quanh trở nên như thế nào tuỳ thuộc vào chính thái độ và những lời nói của chúng ta. Vì vậy tất cả mọi người chúng ta hãy cẩn thận với lời nói của mình. Hãy nói những lời mang đến niềm tin và sức sống cho những ai đi ngang qua cuộc đời bạn. 
 

[Nguồn: Sách “Hạt Giống Tâm Hồn”].

Suy nghĩ về sức mạnh của lời nói

Lời nói là một trong những biểu hiện nhân cách của con người. Lời nói tuy vô hình nhưng lại có tác động to lớn đối với chúng ta. Sức mạnh của lời nói vượt xa những gì ta có thể nghĩ tới, ta có thể đem cho người khác niềm vui và hạnh phúc. Cũng bằng lời nói, ta cũng có thể khiến người khác căm ghét và thù hận.

Lời nói là sự diễn đạt bằng ngôn ngữ tạo thành một mục đích giao tiếp. Một lời nói đúng đắn, dễ nghe có thể xua tan căng thẳng, hàn gắn được vết thương lòng, nó có thể giúp cho người ta có niềm tin, nghị lực vào cuộc sống. Khi xảy ra xung đột, một người biết nhượng bộ, dùng lời lẽ hiền dịu, mềm dẻo để hòa giải sẽ không có bạo lực xảy ra, hay việc lớn sẽ thành việc nhỏ, việc nhỏ sẽ thành không có. Khi người khác buồn phiền, hay có chuyện không vui, một lời động viên đúng lúc có thể khiến họ vui lên, vơi bớt nỗi đau buồn.

Từ xưa, con người đã biết vận dụng sức mạnh của lời nói. Lời nói của tướng Trần Hưng Đạo trong Hịch Tướng Sĩ  đã kích động lòng quân, giúp họ nhận thấy lỗi lầm, nhận ra nhiệm vụ mà một lòng cùng chủ tướng quyết tâm đánh giặc cứu nước. Hay là cậu bé trong câu chuyện trên, ông lão ăn xin dù ko nhận được vật chất mà đã nhận được một tấm lòng chân thành, một thứ có thể sưởi ấm trái tim ông, một thức mà ông có thể chưa bao giờ nhận được bởi những người qua đường trước kia.

Ngược lại, có người không biết nói lời hay, lời đẹp hay cố tình gây tổn thương cho người khác thì đó là hành động xấu xa, đánh lên án. Lời nói không tử tế có thể gây ra những vết thương lớn hằn sâu trong tinh thần họ mà không thể nào hàn gắn, xóa đi được. Một lời nói bất cẩn có thể nhóm lên xung đột. Một lời nói cay độc chẳng khác nào là bạo lực tinh thần, bạo lực ngôn ngữ. Một lời nói tàn nhẫn cũng còn có thể phá hỏng cả một cuộc đời.

Mỗi một lời nói của chúng ta đề ẩn chứa một sức mạnh vô hình. Một lời nói đẹp có thể giúp cho những người đang trong cơn bế tắc lấy lại tinh thần và vượt qua khó khăn. Hãy biết suy nghĩ trước khi nói để nói ra những lời nói dịu dàng, đúng đắn và chân thành, đem đến niềm vui cho mọi người như người xưa đã dạy :

“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

  • Gắn kết với cộng đồng
  • Lời nói chân thật
  • Lời nói dối

Video liên quan

Chủ Đề