12v 1 5A La bao nhiêu W

Tất cả các loại bộ đổi nguồn khi xuất xưởng đều có tem chứng nhận chất lượng, tem mã sản phẩm với đầy đủ thông số như điện áp đầu vào, điện áp đầu ra, công suất…

Dưới đây là 7 thông số cơ bản của bộ đổi nguồn, giúp bạn có thêm kinh nghiệm khi tìm hiểu và lựa chọn nguồn cho hệ thống giám sát.

1. Điện áp đầu vào

 

Các bộ đổi nguồn sử dụng tại Việt Nam hầu hết đều có điện áp đầu vào danh nghĩa 220VAC. Các bộ đổi nguồn này có thể hoạt động trong dải điện áp 220V ± 10%. Ngoài ra, một số bộ đổi nguồn có dải điện áp đầu vào danh nghĩa rộng hơn, từ 110V-220V.

 

2. Điện áp đầu ra + Dòng điện

 

Lấy ví dụ một thông số: 12VDC @ 1A, hoặc DC 12V-1A]. Thông số này cho chúng ta biết điện áp đầu ra và dòng điện lớn nhất mà bộ đổi nguồn có thể cung cấp.

 

3. Thông số điện năng

Một số bộ đổi nguồn không ghi thông số dòng điện mà thay vào đó là thông số điện năng [ví dụ 9W].

 

Chúng ta có thể chuyển đổi giữa thông số dòng điện và điện năng [đối với dòng điện một chiều] bằng công thức:

Ví dụ: một bộ đổi nguồn 12V-1A có thể cung cấp điện năng tối đa là 1A×12V=12W.

 

Ngoài ra, còn một số thông số khác như sau:

 

4. Kiểu chân cắm

 

Bộ đổi nguồn của bạn có chân cắm loại nào thì sẽ phải dùng ổ cắm điện phù hợp với loại chân cắm đó. Thông thường các bộ đổi nguồn ở Việt Nam có chân cắm kiểu Mỹ [American Type] hoặc kiểu châu Âu [Europe Type].

Một số bộ đổi nguồn cao cấp cho phép thay thế chân cắm linh hoạt.

 

5. Đèn hiển thị

Đèn hiển thị cho biết tình trạng nguồn vào: đèn sáng cho biết đang có nguồn vào.

 

6. Các chế độ bảo vệ

Các bộ nguồn cao cấp có công suất lớn còn có các chế độ bảo vệ như bảo vệ quá áp, bảo vệ chạm tải, bảo vệ quá nhiệt, … Các chế độ này làm tăng độ an toàn cho bộ nguồn và cho cả hệ thống.

 

7. Hiệu suất

Hiệu suất của bộ đổi nguồn thể hiện qua tỷ lệ năng lượng tiêu thụ đầu vào [AC in] và năng lượng tạo ra [DC out] cho thiết bị camera. Giá trị thường dùng để tính năng lượng là Watts [W]. Nếu bộ đổi nguồn tiêu thụ một năng lượng điện là 15W [AC in] để tạo ra công suất 12W [DC out] thì ta có thể nói bộ đổi nguồn này có hiệu suất bằng 80% và 20% [3W] còn lại bị mất đi dưới dạng nhiệt. [Tất nhiên nó vẫn “thể hiện” trong hóa đơn tiền điện hàng tháng J].

 

Như vậy, bộ đổi nguồn có hiệu suất cao đồng nghĩa với việc tiết kiệm điện năng, bộ đổi nguồn cũng sẽ hoạt động êm hơn, nhiệt độ thấp hơn.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất lại thường không công bố thông số hiệu suất này.

 

Tóm lại, với một bộ đổi nguồn cho hệ thống camera, thông số quan trọng nhất cần quan tâm là ĐIỆN ÁP ĐẦU RA + DÒNG ĐIỆN.

Cho em hỏi mấy cái loa có chiết áp để chỉnh âm lượng to nhỏ, nếu em hàn dây điện qua 2 đầu chiết áp để vô hiệu hóa nó thì mức độ to nhỏ sẽ phụ thuộc vào nguồn cung cấp phải không? Em dùng tấm pin mặt trời điện lúc mạnh lúc yếu, nên nếu mức âm lượng chỉnh cố định khi yếu nó kêu không nổi....

Như đã biết, đơn vị đo cường độ dòng điện chính là Ampe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nắm vững được cách quy đổi đơn vị đo cường độ dòng điện. Bạn sẽ gặp lúng túng khi chuyển đổi từ Ampe sang các đơn vị khác như w, kw, volt, kv, ma. Nếu vậy hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin nhé!

  • Sóng hài là gì? Tìm hiểu nguyên nhân xảy ra sóng hài
  • Dòng điện trong kim loại là gì? Bản chất của dòng điện trong kim loại
  • Dòng điện trong chất khí là gì? Tìm hiểu về tia lửa điện
  • Quy đổi 1 ngựa bằng bao nhiêu W?
  • Quy đổi 1m bằng bao nhiêu cm, dm, mm

Tóm Tắt Nội Dung

Công thức tính cường độ dòng điện 1 chiều

I=U/R

Trong đó:

  • U: Hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn điện [V].
  • I: Cường độ dòng điện đi qua vật dẫn điện [A].
  • R: Điện trở của vật dẫn điện [Ω].
Cường độ dòng điện là gì?

A là gì trong đơn vị điện?

1A hay còn gọi là Ampe, được ký hiệu bằng chữ A lớn. Đây chính là đơn vị đo cường độ dòng điện trong hệ SI. Nó được lấy theo tên của nhà Vật lý, Toán học người Pháp André Marie Ampère.

A là đơn vị đo trong dòng điện cố định. Nếu chạy trong 2 dây song song vô hạn có tiết diện nhỏ, đặt cạnh nhau khoảng cách 1m thì lực giữa 2 dây được sinh ra là 2×10−7 N/m. Ta có:

  • 1 Ampe = 1 culông/giây
  • 1 A = 1 C/s

A và mA là đơn vị phổ biến nhất để đo cường độ dòng điện. Vậy cách quy đổi giữa chúng như thế nào? Đó là 1A = 1.000 mA hay 1mA = 0,001 A. Nếu bạn muốn quy đổi sang các đơn vị khác, hãy tham khảo bảng quy đổi dưới đây:

Bảng quy đổi đơn vị cường độ dòng điện

1A bằng bao nhiêu W?

1A bằng bao nhiêu W?

Đây là câu hỏi được nhiều người thắc mắc nhưng lại hiểu sai bản chất. Thực chất đây là 2 đơn vị đo lường điện khác nhau, không thể so sánh. A là đơn vị đo cường độ dòng điện. W là đơn vị đo công suất. Trên thực tế chỉ có công thức thể hiện mối quan hệ của 2 đại lượng này như sau:

P[Watt]= U[Volt] x I[Ampe] x Cos[Phi]

Nếu muốn tính công suất [Watt] mà biết số Ampe, ta nhân số đó với 220 Volt [xem cosphi = 1].

Trên đây là những kiến thức liên quan đến việc chuyển đổi 1A bằng bao nhiêu W mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp ích được bạn trong công việc và học tập.

Chủ Đề