127 nhánh nam tân thanh văn lãng lạng sơn năm 2024

Biên phòng - Những ngày giáp Tết Nguyên đán, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới Lạng Sơn khá lớn. Nhận định đây là thời điểm gia tăng hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, Ban Chỉ đạo 127 tỉnh Lạng Sơn đã tăng cường lực lượng, phương tiện lập các "phòng tuyến" chống buôn lậu, đồng thời chỉ đạo các đơn vị chức năng cùng "chia lửa" ngăn chặn hàng lậu qua biên giới…

Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, Lạng Sơn kiểm tra hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Buôn lậu tăng "sức nóng"

Thời gian gần Tết Nguyên đán, tại khu vực biên giới Lạng Sơn, các đối tượng buôn lậu tăng cường nhập lậu các mặt hàng như: Hàng điện tử, tiêu dùng, may mặc, thuốc tân dược, gia súc, gia cầm, nội tạng gia súc, gia cầm... và các mặt hàng không được phép nhập vào Việt Nam như pháo nổ, dao, kiếm, đồ chơi bạo lực, văn hóa phẩm đồi trụy... Địa bàn trọng điểm về buôn lậu trên tuyến biên giới Lạng Sơn từ trước đến nay vẫn là Hang Dơi, Thác Ném [huyện Cao Lộc], mốc 386, Cốc Nam [huyện Văn Lãng], Chi Ma [huyện Lộc Bình]... Riêng TP Lạng Sơn, đặc biệt là thị trấn Đồng Đăng thường được ví như là hai cái "rốn" của hàng nhập lậu. Từ đây, hàng lậu được phát tán, xé lẻ, vận chuyển bằng đủ các phương tiện như xe ôm, xe thồ, xách tay, cất giấu trong xe ôtô, vận chuyển trên các chuyến tàu khách... Các đối tượng buôn lậu thường lợi dụng đường mòn biên giới hoặc qua cửa khẩu trà trộn lẫn trong khách du lịch để thực hiện hành vi vận chuyển hàng lậu qua biên giới... Bên cạnh đó, còn có một loại đối tượng khác buôn lậu hết sức tinh vi là gom hàng ở biên giới, dùng các giấy thông hành lưu thông trên đường để qua mắt cơ quan Hải quan. Đặc biệt, thời gian gần đây, lợi dụng Thông tư số 10/2010/TT của Bộ Công thương [có hiệu lực từ ngày 1-6-2010] về quy định danh mục hàng hóa cư dân biên giới chỉ được phép nhập khẩu dưới hình thức mua, bán, trao đổi những mặt hàng theo danh mục đã quy định [gồm 35 mặt hàng thiết yếu với đời sống hằng ngày của người dân biên giới], các chủ hàng đã thuê cư dân biên giới vận chuyển hàng về, rồi gom hàng lại, trộn lẫn với các mặt hàng cấm nhập, có thuế suất cao; hợp pháp hóa bằng hóa đơn chứng từ, vận chuyển công khai vào các tỉnh nội địa tiêu thụ.

Dịp cuối năm, hàng hóa vận chuyển qua biên giới Lạng Sơn tăng đột biến.

Theo ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Công thương, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường [QLTT] tỉnh Lạng Sơn, để phòng, chống buôn lậu có hiệu quả, thời gian qua, Chi cục QLTT tỉnh đã lên kế hoạch, phối hợp với các lực lượng Công an, Thuế tăng cường kiểm tra, kiểm soát trên địa bàn, nhất là việc vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng lậu trên tuyến quốc lộ 1A Lạng Sơn - Hà Nội. Tại thị trường tỉnh Lạng Sơn, Chi cục chỉ đạo các đội QLTT ở từng địa phương tăng cường kiểm tra đột xuất các cửa hàng, cửa hiệu trên địa bàn phụ trách. Trên tuyến biên giới, Ban Chỉ đạo 127 của tỉnh đã rà soát các địa bàn trọng yếu, tăng cường lực lượng theo phương châm chốt chặn, kiểm soát toàn tuyến biên giới và truy quét sâu trong nội địa, hình thành nhiều tuyến phòng, chống ngay từ biên giới đến hết địa phận của tỉnh với sự tham gia của các lực lượng Hải quan, BĐBP, Công an cùng các lực lượng liên ngành. Bên cạnh đó, tỉnh đã thành lập các tổ công tác liên ngành cơ động chống buôn lậu trực thuộc Ban Chỉ đạo 127. Các lực lượng này có phương án phối hợp chặt chẽ, đồng bộ để đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên địa bàn. Kết quả, trong năm qua, các lực lượng chức năng của Lạng Sơn đã kiểm tra, xử lý hơn 3.548 vụ buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, trị giá hàng hóa tịch thu hơn 53 tỷ đồng [tăng 300 vụ và giá trị hàng hóa tăng 9 tỷ đồng so với năm 2012].

"Chia lửa" ngăn chặn hàng lậu

Báo cáo của Ban Chỉ đạo 127 tỉnh Lạng Sơn nhận định, do lợi nhuận từ buôn lậu cao, từ nay đến Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, các đối tượng sẽ tăng cường hoạt động vận chuyển hàng hóa được nhập lậu từ Trung Quốc, qua đường mòn rồi tìm cách đưa về các "tổng kho" bí mật ở khu vực biên giới. Sau đó, trà trộn với số hàng hóa được các chủ hàng thu gom do cư dân biên giới mua về, rồi được hợp pháp hóa bằng các chứng từ hóa đơn đưa lên các chuyến tàu, xe chở khách chuyển vào nội địa tiêu thụ. Tình hình gian lận thương mại chủ yếu vẫn là lợi dụng quy trình thủ tục hải quan để gian lận, trốn thuế như khai báo sai mã hàng, mã số, số lượng, chủng loại hàng hóa được phép xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu lớn như Tân Thanh, Cốc Nam, Hữu Nghị, Bảo Lâm. Để phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại trên tuyến biên giới đạt hiệu quả cao trong đợt cuối năm, lực lượng Hải quan và BĐBP đã bố trí chốt chặt 24/24 giờ ở các điểm nóng như hai bên cánh gà các cửa khẩu cũng như các đường mòn, lối mở trên biên giới, nhằm giám sát chặt chẽ và xử lý nghiêm đối với các hành vi buôn lậu, đặc biệt là hoạt động vận chuyển hàng hóa không bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm từ Trung Quốc vào Việt Nam, đồng thời, triển khai, thực hiện các đợt truy quét buôn bán, vận chuyển pháo nổ nhập lậu qua biên giới.

Lực lượng chống buôn lậu kiểm đếm tang vật là pháo lậu được vận chuyển trái phép qua biên giới.

"Ở thời điểm hiện tại, cán bộ, chiến sĩ thuộc các lực lượng chức năng chống buôn lậu, gian lận thương mại ở Lạng Sơn liên tục triển khai nhiều biện pháp như tuần tra, kiểm soát chống xuất, nhập cảnh trái phép, lập các lán trại canh gác, dựng hàng rào dây thép gai ngăn chặn các lối mở, đấu tranh không khoan nhượng với các đối tượng vận chuyển hàng lậu, hàng cấm... Để ngăn "cơn lũ" hàng lậu chảy vào nội địa, chúng tôi cương quyết giữ vững trận tuyến. Có thể năm nay, chúng tôi thay phiên nhau ăn Tết tại vùng biên giới này..." - Một cán bộ lãnh đạo Hải quan Lạng Sơn khẳng định. Theo vị lãnh đạo này, để "chia lửa" trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại trên biên giới, trong nội địa, lực lượng Công an, Quản lý thị trường và chính quyền địa phương cần phải phối hợp tuần tra, kiểm soát chặt chẽ các trục giao thông chính, các chợ đầu mối, các cửa hàng, cửa hiệu có nghi vấn "dính" đến hàng lậu để quản lý việc vận chuyển hàng hóa ra vào địa bàn. Tăng cường lực lượng kiểm tra các khu vực xuất phát luồng hàng hóa, các điểm tập kết trung chuyển hàng hóa như khu vực thị trấn Đồng Đăng, đường mòn Lọ Bon [Nà Lầu, Tân Thanh], đường mòn gốc Bưởi, Khơ Đa, thác Giữa, đường mòn mốc 386 [xã Tân Mỹ, Văn Lãng], đường Bãi Gianh, Cò Luồng [Bảo Lâm] nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi chứa chấp, kinh doanh, vận chuyển hàng lậu, nhất là mặt hàng pháo nổ các loại...

Chủ Đề