Xét nghiệm creatinin là gì

Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm định lượng creatinin máu [creatinin huyết thanh]

Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu

Tìm hiểu chung

Creatinin là gì?

Creatinin là một hợp chất hóa học còn lại từ quá trình sản sinh năng lượng trong cơ bắp. Chất này được thận đào thải ra bên ngoài qua nước tiểu. Lượng chất sản xuất mỗi ngày thường dao động rất ít.

Xét nghiệm định lượng creatinin máu là gì?

Creatinin, cũng giống như nitơ ure máu [BUN], được thải hoàn toàn bởi thận và do vậy tỷ lệ thuận với chức năng bài tiết thận. Vì thế nồng độ creatinin huyết thanh thường không đổi nếu chức năng bài tiết của thận hoạt động bình thường. Xét nghiệm định lượng creatinin dùng để định lượng creatinin trong huyết thanh, tính toán độ lọc cầu thận GFR nhằm đánh giá chức năng thận. Mất nước, rối loạn thận, tắc nghẽn đường tiểu khiến creatinin máu tăng bất thường.

Về nhịp sinh học, sau bữa ăn, creatinin sẽ tăng nhẹ [đặc biệt là sau khi ăn một lượng lớn protein]. Ngoài ra, lượng creatinin tự nhiên thấp nhất lúc 7 giờ sáng và cao nhất lúc 7 giờ tối. Vì vậy, những yếu tố này có thể khiến kết quả định lượng creatinine và độ lọc cầu thận bị sai lệch.

Ngoài ra, đối với những bệnh nhân thường xuyên bị bệnh nặng, những thay đổi cấp tính về chức năng thận có thể khiến việc đánh giá chỉ số GFR tại thời điểm đó bằng creatinin máu trở nên khó khăn.

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm định lượng creatinin máu?

Xét nghiệm creatinin có thể được thực hiện một cách thường quy như một phần trong những xét nghiệm cơ bản về sinh hóa trong cơ thể. Kỹ thuật y tế này cũng có thể được thực hiện nếu bạn đang có những bệnh lý cấp tính hoặc bác sĩ nghi ngờ rằng thận của bạn làm việc không tốt. Một vài dấu hiệu và triệu chứng của suy giảm chức năng thận bao gồm:

  • Mệt mỏi, thiếu tập trung, chán ăn, hay mất ngủ
  • Sưng hoặc phù, nhất là ở vùng quanh mắt hay trên mặt, bụng, đùi hay mắt cá chân
  • Nước tiểu nhiều bọt, tiểu có máu, tiểu đục hay có màu cà phê
  • Giảm lượng nước tiểu
  • Vấn đề về đi tiểu, chẳng hạn cảm giác nóng rát khi tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu về đêm…
  • Đau vùng hông lưng, bên dưới khung sườn, gần vị trí của thận
  • Tăng huyết áp.

Việc có cần thực hiện định lượng creatinin máu thường xuyên hay không tùy thuộc vào bệnh lý và nguy cơ tổn thương thận của bạn, chẳng hạn như:

  • Nếu bạn bị đái tháo đường tuýp 1 hay tuýp 2, bác sĩ có thể khuyên thực hiện xét nghiệm này ít nhất một lần mỗi năm
  • Nếu bạn có bệnh thận, bác sĩ có thể khuyên thực hiện đo nồng độ creatinin thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe
  • Nếu bạn có bệnh lý có thể gây ảnh hưởng đến thận – chẳng hạn như tăng huyết áp hay nếu bạn đang dùng thuốc có thể ảnh hưởng đến thận.
  • Theo dõi chức năng của một quả thận được cấy ghép.

Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm bao gồm:

  • Những loại thuốc có thể làm tăng nồng độ creatinin gồm: cimetidine, famotidine, ranitidine và một số loại kháng sinh như trimethoprim. Bạn nên thông báo với bác sĩ tất cả các loại thuốc mà mình đang dùng [nếu có].
  • Creatinin máu cũng có thể tăng lên tạm thời do chấn thương cơ và sẽ thấp đi trong thai kỳ.

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm định lượng creatinin máu?

Bạn sẽ được bác sĩ giải thích quy trình xét nghiệm. Không cần kiêng cữ đồ ăn hoặc thức uống trước khi thực hiện xét nghiệm.

Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn tạm ngưng sử dụng những loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm của bạn.

Quy trình thực hiện xét nghiệm định lượng creatinin máu như thế nào?

Bác sĩ lấy mẫu máu và cho vào trong một ống có nắp và đem đi phân tích.

Đối với bệnh nhi, máu thường sẽ được lấy ở phần gót chân.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm định lượng creatinin máu?

Bạn nên băng và đè nhẹ lên vùng vừa lấy máu để giúp cầm máu.

Có rất ít rủi ro liên quan đến việc lấy máu nên đừng quá lo lắng. Chỉ một số người gặp phải tình trạng nhẹ như:

  • Chảy máu quá nhiều
  • Ngất xỉu hoặc choáng váng
  • Phải chọc kim nhiều lần để lấy đúng máu tĩnh mạch
  • Máu bầm dưới da
  • Nhiễm trùng tại nơi chọc kim.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Kết quả bình thường

  • Người lớn:
    • Nam: 0.74 – 1.35 mg/dL hoặc 65.4 – 119.3 micromol/L
    • Nữ: 0.59 – 1.04 mg/dL hoặc 52.2 – 91.9 micromol/L
  • Người cao tuổi: giảm khối lượng cơ có thể khiến giảm nồng độ
  • Vị thành niên: 0.5-1.0 mg/dL
  • Trẻ em: 0.3-0.7 mg/dL
  • Trẻ nhỏ: 0.2-0.4 mg/dL
  • Trẻ sơ sinh: 0.3-1.2 mg/dL.

Kết quả bất thường

Chỉ số creatinin tăng có thể liên quan đến:

  • Viêm cầu thận, viêm bể thận, suy thận, nhiễm trùng thận, hoại tử ống thận cấp tính
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu
  • Giảm lưu lượng máu đến thận [sốc, mất nước, suy tim sung huyết, xơ vữa động mạch]
  • Tiểu đường căn nguyên do thận
  • Tiêu cơ vân
  • Mất nước
  • Các vấn đề khi mang thai, chẳng hạn như co giật do sản giật hoặc huyết áp cao do tiền sản giật.

Chỉ số creatinin thấp có thể liên quan đến: suy dinh dưỡng, giảm khối lượng cơ [loạn dưỡng cơ bắp, suy cơ]

Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể khác nhau đôi chút tùy vào cơ sở y tế thực hiện. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Xét nghiệm Creatinine là một trong những phương pháp giúp xác định được những bất thường nếu có của thận, từ đó có những phương pháp điều trị phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về chỉ số creatinin và phương pháp xét nghiệm này.

Chỉ số creatinine có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá chức năng thận

Creatinin hay creatinine là sản phẩm của quá trình phân hủy creatin. Trong cơ thể con người, creatinine có hai nguồn gốc là nội sinh và ngoại sinh. Creatinin được cung cấp qua những bữa ăn hằng ngày là nguồn ngoại sinh. Nguồn gốc nội sinh đến từ arginine và methionine được tổng hợp qua gan. Creatinine chủ yếu được đào thải thông quan thận nên nồng độ creatinin sẽ phản ánh chính xác chức năng lọc máu của thận.

Creatinine được sản xuất trong quá trình phân hủy mô cơ bình thường và tốc độ sản xuất khá ổn định. Do vậy, xét nghiệm creatinin là một kỹ thuật giúp sàng lọc, chẩn đoán và theo dõi được những vấn đề liên quan đến thận như suy thận hay bệnh thận mạn tính.

Ngoài ra phương pháp xét nghiệm này cũng giúp đánh giá các bệnh khác như tim, gan, ảnh hưởng của những bệnh này lên thận. Nhìn chung, xét nghiệm chỉ số creatinin giúp đánh giá xem thận của bạn hoạt động tốt như thế nào. Đồng thời, thông qua kết quả xét nghiệm, các bác sĩ có thể nhận biết những bất thường về chức năng thận để từ đó tư vấn hướng khắc phục phù hợp.

Chỉ số creatinine thường được dùng để đánh giá chức năng thận

Xét nghiệm creatinine có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán cũng như theo dõi bệnh thận mạn tính, chấn thương thận cấp tính.

Bệnh thận mạn tính là tình trạng thận suy giảm không tiến triển và khả năng hồi phục của thận kém. Tình trạng này xảy ra chủ yếu do bệnh tiểu đường, tăng huyết áp và viêm cầu thận. Một số trường hợp có thể dẫn đến tình trạng bệnh thận ở giai đoạn cuối. Khi quá nghiêm trọng, người bệnh sẽ được chỉ định ghép thận hoặc lọc máu để ngăn ngừa trường hợp xấu xảy ra.

Trong khi đó, chấn thương thận cấp tính làm ảnh hưởng đến thận dẫn đến suy yếu. Chấn thương thận cấp tính có thể là do chấn thương hoặc do rối loạn trước sau ở thận.

Xét nghiệm creatinine là một kỹ thuật đơn giản và là một phần trong những xét nghiệm sinh hóa cơ bản. Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm này khi mắc các bệnh lý cấp tính hoặc có dấu hiệu thận hoạt động không tốt. Một số dấu hiệu nhận biết thận hoạt động không tốt có thể kể đến như:

  • Thường xuyên mệt mỏi, thiếu tập trung, chán ăn, ngủ không ngon giấc, mất ngủ.
  • Có hiện tượng sưng, phù ở mặt cũng như bụng, đùi hoặc mắt cá chân.
  • Nước tiểu khác thường, có màu cà phê hoặc máu, có nhiều bọt, lượng nước tiểu giảm so với bình thường.
  • Đi tiểu luôn cảm thấy nóng rát, thói quen đi tiểu thay đổi, thường xuyên tiểu đêm.
  • Bị đau vùng hông lưng, dưới khung sườn [những vị trí gần với thận].
  • Có hiện tượng tăng huyết áp

Trong một số trường hợp khác, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm định lượng creatinin. Cụ thể:

  • Đối với bệnh nhân bị bệnh tiểu đường nên thực hiện xét nghiệm ít nhất là 1 lần/năm.
  • Người gặp vấn đề về thận nên có có kế hoạch đo nồng độ creatinine thường xuyên để đánh giá chính xác về tình hình sức khỏe.
  • Một số bệnh nhân thường gặp vấn đề như tăng huyết áp, tiểu đường,… nên thực hiện xét nghiệm creatinin.
  • Những trường hợp này có thể ảnh hưởng đến chức năng của thận.
Xét nghiêm creatinin máu là một xét nghiệm quan trọng giúp đánh giá chức năng thận

Để đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh xét nghiệm creatinin máu hoặc nước tiểu. Cả hai xét nghiệm này đều giúp đánh giá chức năng của thận.

Xét nghiệm định lượng creatinin trong giúp bác sĩ biết được nồng độ creatinine có trong máu. Creatinine sẽ được đào thải tốt nếu như thận hoạt động tốt. Ngược lại, nếu thận hoạt động kém thì khả năng đào thải creatinin sẽ thấp. Qua đây, sẽ giúp đánh giá chức năng thận.

Xét nghiệm creatinin máu là một trong những xét nghiệm sinh hóa cơ bản nhất và được thực hiện thường xuyên. Ngoài ra, trong một số trường hợp khác, khi người bệnh mắc bệnh lý cấp tính hoặc có những dấu hiệu thận hoạt động không tốt thì cũng nên thực hiện xét nghiệm này.

Trong một số trường hợp kết quả xét nghiệm có thể thay đổi, cụ thể:

  • Sau bữa ăn, nồng độ creatinine sẽ tăng, đặc biệt là khi bạn ăn quá nhiều protein
  • Nồng độ creatinine sẽ cao nhất vào 7 giờ tối và thấp nhất vào 7 giờ sáng
  • Bệnh nhân sử dụng thuốc cao huyết áp, thuốc hóa trị kim loại nặng, thuốc cimetidine, aminoglycosides hoặc
  • các loại thuốc có ảnh hưởng đến thận sẽ làm nồng độ creatinine trong máu tăng lên.
  • Khi bạn bị chấn thương cơ định lượng creatinin trong máu cũng tăng.
  • Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai sẽ làm cho nồng độ creatinine thấp hơn bình thường.

Một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến định lượng creatinin máu bao gồm: Tình trạng sức khỏe của mỗi người, lượng protein nạp vào trong cơ thể, khối lượng cơ thể,… Do đó, lượng creatinine trong máu của mỗi người sẽ không giống nhau.

Xét nghiệm creatinin niệu hay xét nghiệm creatinine có trong nước tiểu là một trong những xét nghiệm bên cạnh định lượng creatinin máu. Xét nghiệm này cũng giúp đánh giá chức năng thận. Bác sĩ sẽ thường chỉ định bệnh nhân thực hiện đo nồng độ creatinine có trong nước tiểu trong vòng 24 giờ. Nếu creatinine trong cơ thể cao hơn mức bình thường thì có thể bạn đang gặp vấn đề về thận.

Tuy nhiên, mức độ creatinin nước tiểu ngẫu nhiên sẽ không có giá trị tham khảo. Thông thường, chúng được sử dụng cùng với các xét nghiệm khác để đanh giá mức độ của các chất này có trong nước tiểu.

Xét nghiệm creatinine trong nước tiểu là một kỹ thuật được thực hiện bên cạnh xét nghiệm creatinin máu

Tùy từng trường hợp và cơ thể, sức khỏe khác nhau mà chỉ số creatinine của mỗi người sẽ không giống nhau.

  • Định lượng creatinin ở nam giới khỏe mạnh là 0.6-1.2 mg/dl.
  • Ở nữ giới chỉ số này là 0.5-1.1 mg/dl.
  • Trẻ vị thành niên có nồng độ creatinine từ 0.5-1.0 mg/dl.
  • Trẻ em là 0.3-0.7 mg/dl.

Khi nồng độ creatinine cao hơn mức bình thường, người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, mệt mỏi, huyết áp tăng cao. Lúc này cơ thể bạn có thể đang báo hiệu một số bệnh như:

  • Sỏi thận.
  • Đái tháo đường.
  • Ung thư tiền liệt tuyến.
  • Nhiễm độc thận.
  • Suy giáp.
  • Hẹp động mạch thận.

Ngược lại, nếu chỉ số creatinine thấp hơn bình thường cũng cảnh báo cơ thể bạn đang gặp một số vấn đề như:

  • Tình trạng suy dinh dưỡng nặng.
  • Một số bệnh gây teo mô cơ.
  • Cường giáp.
  • Thiếu máu.
  • Bệnh thận giai đoạn nguy hiểm.

Xét nghiệm creatinin trên thực tế rất đơn giản và dễ dàng thực hiện, tuy nhiên để đảm bảo độ chính xác bạn nên chú ý một số vấn đề sau.

  • Xét nghiệm có thể được thực hiện vào bất kỳ thời gian nào trong ngày. Nếu như bạn thực hiện xét nghiệm nước tiểu thì cần sử dụng hộp đựng từ phòng thí nghiệm. Sau khi thu thập nước tiểu nên mang đến bệnh viện sớm nhất có thể. Và nên lấy nước tiểu trong 24 giờ.
  • Nên ăn mặc thoải mái, trang phục rộng rãi để dễ dàng cho việc lấy máu xét nghiệm
  • Bạn cũng không phải nhịn ăn, có thể ăn uống bình thường. Nếu bạn xét nghiệm nước tiểu thì nên hạn chế uống rượu bia vào ngày hôm trước để tránh ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • Tập thể dục quá sức cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm của bạn.
Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm creatinine

Việc xét nghiệm creatinine là một trong những cần thiết để bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng người bệnh cũng như những vấn đề sức khỏe có liên quan đến thận. Hiện nay, bệnh viện Quân dân 102 đã có gói xét nghiệm creatinine được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu. Là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh và được nhiều người tin tưởng, chúng tôi chắc chắn sẽ mang đến kết quả chính xác nhất giúp chẩn đoán rõ tình trạng người bệnh.

Video liên quan

Chủ Đề