Viết thư upu lần thứ 49 năm 2023

Cuộc thi viết thư quốc tế UPU được Liên minh Bưu chính thế giới [UPU] phát động hằng năm nhằm mục đích thúc đẩy phong trào viết thư trong các em học sinh của các trường Tiểu học và THCS, giúp các em học sinh nâng cao hiểu biết, nhận thức về các vấn đề xã hội, toàn cầu, đồng thời hiểu thêm về vai trò của ngành bưu chính trong cuộc sống.

Cuộc thi là cơ hội để học sinh Thủ đô thể hiện tình cảm, sự sáng tạo và mơ ước của bản thân, đồng thời cuộc thi cũng là cơ hội để các em phát triển khả năng viết văn, tăng khả năng diễn đạt ngôn ngữ và sự phong phú trong tư duy sáng tạo. Đến với cuộc thi này, học sinh Thủ đô có cơ hội giao lưu văn hoá, thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và là nơi để các em có thể trao đổi, bày tỏ quan điểm và ước mơ của mình về cuộc sống tương lai.

1. Thể lệ dự thi viết thư UPU 2021

I. MỤC ĐÍCH – Ý NGHĨA

Hàng năm, Liên minh Bưu chính Thế giới [gọi tắt là UPU] tổ chức Cuộc thi Viết thư quốc tế dành cho trẻ em, nhằm:

- Góp phần phát triển khả năng viết văn và sự phong phú trong tư duy sáng tạo của các em.

- Tạo điều kiện thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc trong thế hệ trẻ.

- Giúp các em hiểu thêm về vai trò của ngành Bưu chính trong cuộc sống và phát triển xã hội.

II. THỂ LỆ

1. Đối tượng: Tất cả học sinh Việt Nam dưới 15 tuổi [tính đến 31/12/2020].

2. Quy định về bài thi:

- Bài thi là một bức thư viết dưới dạng văn xuôi [chưa đăng báo hoặc in sách], dài không quá 800 từ.

- Các bài dự thi viết bằng tiếng nước ngoài phải có bản dịch tiếng Việt gửi kèm. Ban Giám khảo chấm bản tiếng Việt.

- Bài viết rõ ràng, sạch sẽ, viết tay trên một mặt giấy [bài đánh vi tính hoặc photocopy là không hợp lệ].

- Ở góc trên cùng bên trái, ghi đầy đủ: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, dân tộc, địa chỉ trường, lớp, huyện [thị], tỉnh [thành phố] hoặc địa chỉ gia đình. Bài dự thi không ghi đầy đủ các nội dung trên sẽ bị loại.

- Trong nội dung bài dự thi, tác giả không được nêu cụ thể tên, trường lớp, địa chỉ của mình.

- Bài dự thi phải là sản phẩm sáng tạo của cá nhân người viết.

* Bài dự thi phải cho vào phong bì có dán tem, ghi rõ địa chỉ người gửi/địa chỉ nơi nhận kèm mã bưu chính [11611] và gửi từng bức thư qua đường Bưu điện.

Phong bì thư cần ghi rõ: Dự thi Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 49 [2020].

3. Nơi nhận bài thi: Báo Thiếu niên Tiền phong, số 5, Hòa Mã, Hà Nội - 11611

4. Thời gian: Từ ngày 1/12/2020 đến ngày 28/2/2021 [theo dấu Bưu điện].

5. Một số yêu cầu:

- Không thành lập Ban Tổ chức và chấm chọn bài tại địa phương;

- Không bắt buộc 100% học sinh của trường tham gia;

- Bản quyền các bài thi thuộc về Ban Tổ chức;

- Số hiệu: 11611 là mã Bưu chính của Báo Thiếu niên Tiền phong.

6. Trang Fanpage chính thức của cuộc thi: Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU Việt Nam

III. GIẢI THƯỞNG

1. Giải thưởng Quốc gia:

- Các thí sinh đạt giải Nhất, Nhì được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu “Tuổi trẻ sáng tạo”.

- Ban Tổ chức hỗ trợ chi phí đi lại, ăn nghỉ cho các thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba và kèm hai người thân [phụ huynh và nhà trường] dự Lễ tổng kết và trao giải thưởng.

Giải cá nhân:

- Giải chính thức:

+ 01 giải Nhất: 5.000.000đ;

+ 03 giải Nhì, mỗi giải: 3.000.000đ;

+ 05 giải Ba, mỗi giải: 2.000.000đ;

+ 30 giải Khuyến khích, mỗi giải: 1.000.000đ.

- Các giải đồng hành:

+ Giải dành cho thí sinh là người dân tộc thiểu số: 1.000.000đ;

+ Giải dành cho thí sinh là người khuyết tật: 1.000.000đ;

+ 61 Giải “Cây bút triển vọng”, mỗi giải: 500.000đ.

Giải tập thể:

Các trường có học sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba được nhận giải tập thể, mỗi giải 1.000.000đ.

2. Giải thưởng Quốc tế:

Bức thư đoạt giải Nhất Việt Nam sẽ được Ban Tổ chức gửi nguyên văn kèm theo bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Pháp để tham dự Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU. Nếu đạt giải, sẽ được tặng thưởng: Giải Nhất: 30 triệu đồng; Giải Nhì: 20 triệu đồng; Giải Ba: 15 triệu đồng; Giải Khuyến khích: 10 triệu đồng; được nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

IV. BAN TỔ CHỨC:

Trưởng ban: Ông Phạm Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Phó trưởng ban:

- Bà Trần Thanh Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông [Phó Trưởng ban Thường trực cuộc thi];

- Bà Nguyễn Phạm Duy Trang, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Trưởng ban Công tác Thiếu nhi Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng đội Trung ương;

- Ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác Học sinh, Sinh viên - Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Nhà báo Đỗ Thị Thanh Bình, Phó Tổng Biên tập Báo Thiếu niên Tiền phong;

- Bà Chu Thị Lan Hương, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam;

- Và các ủy viên.

V. BAN GIÁM KHẢO:

Trưởng ban: Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

Phó Trưởng ban: Nhà báo Đỗ Thị Thanh Bình, Phó Tổng Biên tập Báo TNTP.

Các ủy viên: Nhà báo Phạm Thành Long, nhà biên kịch Vũ Quang Vinh, nhà báo Nguyễn Đức Quang, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, nhà văn Lê Phương Liên, nhà báo Trần Hữu Việt, nhà văn Phạm Phong Điệp, nhà giáo Nguyễn Thụy Anh, nhà giáo Nguyễn Thị Hậu, nhà giáo Trần Kim Dung, nhà báo Lưu Hà, nhà báo Nguyễn Bích Ngọc.

Ban Tổ chức đề nghị các cấp, các ngành phối hợp, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, nhà trường, các em học sinh tham gia cuộc thi với chất lượng cao nhất.

Chủ Đề