Lương hưu tháng 1/2023

Từ tháng Ba, một số quy định mới về về tiền lương hưu, trợ cấp hàng tháng và tiền lương làm căn cứ tính các chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ có hiệu lực. 

Tăng 7,4% lương hưu

Theo thông tư 37/2021/TT-BLĐTBXH việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng sẽ có hiệu lực từ ngày 15/3.

Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng tăng 7,4% so với mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng của tháng 12/2021, thời gian điều chỉnh tính từ 1/1/2022.

Đối tượng điều chỉnh gồm: Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng; cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng; người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

Tăng mức trợ cấp với cán bộ xã đã nghỉ việc

Một chính sách tăng mức trợ cấp hàng tháng khác đối với cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc cũng sẽ có hiệu lực từ ngày 15/3.

Theo thông tư 2/2022/TT-BNV, mức trợ cấp hằng tháng cũng được điều chỉnh từ ngày 1/1/2022  đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc theo Quyết định 130-CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng.

[Tăng lương tối thiểu năm 2022: Liệu có còn lỗi hẹn sau 2 năm chờ đợi?]

Mức trợ cấp hằng tháng được điều chỉnh như sau: Đối với cán bộ nguyên là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã: 2.473.000 đồng/tháng [Trước đây là 2.116.000 đồng/tháng]; đối với cán bộ nguyên là Phó Bí thư, Phó Chủ tịch, Thường trực Đảng ủy, Ủy viên thư ký Ủy ban nhân dân, Thư ký hội đồng nhân dân xã, Xã đội trưởng, Trưởng công an xã: 2.400.000 đồng/tháng [trước đây là 2.048.000 đồng/tháng]; đối với các chức danh còn lại: 2.237.000 đồng/tháng [trước đây là 1.896.000 đồng/tháng].

Chế độ quy định tại thông tư này có hiệu lực từ 15/3/2022 và được áp dụng từ ngày 1/1/2022.

Tiền lương làm căn cứ bồi thường tai nạn lao động

Từ ngày 1/3, Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động về chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có sé hiệu lực. Theo đó, tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tai nạn lao động và tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc điều trị, phục hồi chức năng theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động sẽ được điều chỉnh.

Tiền lương làm căn cứ thực hiện các chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi xảy ra tai nạn lao động hoặc trước khi bị bệnh nghề nghiệp.

Nếu thời gian làm việc, học nghề, tập nghề, thử việc, tập sự không đủ 6 tháng thì tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường, trợ cấp là tiền lương được tính bình quân của các tháng trước liền kề thời điểm xảy ra tai nạn lao động hoặc thời điểm xác định bị bệnh nghề nghiệp.

Mức tiền lương tháng được xác định tuỳ theo từng đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân; người lao động làm việc theo hợp đồng; người học nghề, tập nghề; người lao động trong thời gian tập việc, thử việc.../.

Bạn đọc Phạm Hà hỏi: Tôi sinh tháng 1.1971, đi làm và đóng bảo hiểm xã hội từ ngày năm 1988, làm việc trong điều kiện bình thường. Tôi có dự định xin nghỉ hưu trước tuổi vào tháng 10.2023 được không?

Cách tính lương hưu của lao động nữ 2023 thế nào. Ảnh: NLĐ

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho hay, đối chiếu theo quy định hiện hành về tính mức lương hưu hàng tháng đối với lao động nữ làm việc trong điều kiện lao động bình thường có thời điểm nghỉ hưu năm 2023 như sau:

Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Trường hợp người lao động nghỉ hưu sớm do suy giảm khả năng lao động thì cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động được điều chỉnh theo lộ trình, cụ thể: Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Người lao động có thể nghỉ hưu thấp hơn không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường nếu có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên và thuộc một trong các trường hợp cụ thể.

Người lao động có thể nghỉ hưu thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường nếu có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên và thêm một trong các điều kiện.

Đối chiếu trường hợp của bạn, sinh tháng 1.1971 là nữ thì thời điểm nghỉ hưu theo điều kiện bình thường là tháng 10.2028, nghỉ sớm thì bị trừ mỗi năm về hưu trước tuổi mỗi năm 2%.

Ngoài ra, Chính phủ có quy định đối với những người làm việc trong điều kiện lao động bình thường mà đủ một số điều kiện thì được nghỉ hưu trước tuổi và không bị trừ tỷ lệ do nghỉ hưu sớm [như Nghị định số 143/2020/NĐ-CP ngày 10/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 108/2014/NĐ-CP].

Chủ Đề