Chi phí được trừ khi tính thuế tndn 2023

Các khoản chi phí được trừ và không được trừ là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay. Các khoản chi phí này bao gồm những khoản nào? Cùng Phapluatdoanhnghiep.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ khoản 1 Điều 9 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 sửa đổi bổ sung 2020 và Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, trừ các khoản chi không được trừ thì doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

– Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, khoản chi ủng hộ, tài trợ bằng tiền, hiện vật cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam thông qua các đơn vị nhận ủng hộ, tài trợphòng chống Covid-19 cũng được trừ khi tính thuế TNDN trong kỳ tính thuế của năm 2022 nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 2 Nghị định 15/2022/NĐ-CP.

2. Các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN

Theo khoản 2, Điều 9 Luật Thuế TNDN 2008 sửa đổi bổ sung 2020, các khoản chi không được trừ khi tính thuế TNDN bao gồm:

– Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện được trừ theo quy định tại mục 1 nêu trên, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường.

– Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính.

– Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác.

– Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định.

– Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng.

– Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

– Khoản trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật.

– Khoản trích trước vào chi phí không đúng quy định của pháp luật.

– Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán chi khác để chi trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

– Phần chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu.

– Phần thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp.

– Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, nhà cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật, khoản tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

– Phần trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện hoặc quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động vượt mức quy định theo quy định của pháp luật.

– Các khoản chi của hoạt động kinh doanh: ngân hàng, bảo hiểm, xổ số, chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Xem thêm:

  • CÁCH TRA CỨU NHÃN HIỆU MỚI NHẤT
  • Thủ tục chấm dứt dự án đầu tư tại Vĩnh Phúc
  • QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ CẬP NHẬT MÃ NGÀNH KINH TẾ MỚI
  • CHÍNH SÁCH MIỄN, GIẢM LÃI, PHÍ THEO QUY ĐỊNH NỘI BỘ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG DÀNH CHO DOANH NGHIỆP CHỊU ẢNH HƯỞNG BỞI DỊCH BỆNH COVID 19
  • Các hình thức xử lý kỷ luật lao động

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Đánh giá tác động của chính sách đến thu ngân sách năm 2022

Tại Công văn số 1912/TCT-DT, Tổng cục Thuế yêu cầu khi đánh giá thu ngân sách năm 2022, các Cục Thuế phải rà soát, đánh giá đầy đủ tác động của từng chính sách đến từng khoản thu, sắc thuế. Trong đó, ngoài việc đánh giá tác động trực tiếp làm tăng/giảm thu NSNN thì phải đánh giá hiệu quả gián tiếp mang lại cho tăng trưởng kinh tế và các sắc thuế khác.

Cụ thể, cơ quan Thuế tập trung đánh giá hiệu quả của các chính sách được ban hành nhằm hỗ trợ DN, người dân chịu tác động của dịch COVID-19; chính sách hỗ trợ phục hồi DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

Trong đó, tập trung đánh giá vào các chính sách ban hành trong năm 2021 nhưng tiếp tục ảnh hưởng đến thu NSNN năm 2022 như: Thực hiện Nghị quyết số 1148/2020/UBTVQH14 ngày 21/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung tiểu mục 2 mục I Biểu thuế bảo vệ môi trường; Thực hiện Nghị định số 44/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của DN, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19, áp dụng cho kỳ tính thuế TNDN năm 2020 và năm 2021; Thực hiện Nghị định số 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 của Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất...

Cục Thuế các địa phương cũng cần tổng hợp đầy đủ số thuế TNDN quý I, quý II/2021 của DN có năm tài chính khác năm dương lịch được gia hạn nộp trong năm 2022; lưu ý đánh giá tác động đến thu năm 2022 [nếu có] đối với các trường hợp thuộc phạm vi điều chỉnh tại Khoản 4 Điều 5 Quyết định số 27/2021/QĐ-TTg về việc giảm tiền thuê đất của năm 2021 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Tính toán việc giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của kỳ tính thuế TNDN năm 2021 đối với trường hợp DN có doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021 không quá 200 tỷ đồng và doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021 giảm so với doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2019. Việc giảm thuế này sẽ ảnh hưởng trực tiếp làm giảm số thu thuế TNDN năm 2022 đối với phần thuế TNDN tạm nộp quý IV và bổ sung sau quyết toán thuế TNDN năm 2021 nộp vào NSNN năm 2022...

Bên cạnh đó, cơ quan Thuế các địa phương cũng cần đánh giá các chính sách mới ban hành, có hiệu lực trong năm 2022 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số thu phí, lệ phí trong năm 2022. Cụ thể như: Thực hiện Thông tư số 120/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021 [quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 30/6/2022]; Thông tư số 127/2021/TT-BTC ngày 31/12/2021...

Các Cục Thuế cũng cần chủ động đánh giá ảnh hưởng giảm thu NSNN năm 2022 theo phương án sau: giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với tổ chức, đơn vị, DN, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định hoặc Hợp đồng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức thuê đất trả tiền hằng năm.

Về công tác quản lý thu, cục Thuế các địa phương ước thực hiện thu năm 2022, tính toán đầy đủ các yếu tố tăng thu từ việc tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý thu, chống thất thu, thu hồi nợ thuế; đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát việc kê khai nộp thuế, hoàn thuế; rà soát các dự án hết thời gian ưu đãi thuế TNDN; thu từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam...

Bên cạnh đó, đôn đốc thu kịp thời các khoản tăng thu NSNN theo kết luận, kiến nghị của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, thanh tra, kiểm tra; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế để tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, tạo mọi điều kiện thuận lợi để DN phát triển sản xuất kinh doanh; việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử trên toàn quốc;...

Ngoài ra, khi đánh giá ước thu NSNN năm 2022, Cục Thuế tính toán số giảm thu NSNN do việc hoàn trả các khoản thu [ngoài thuế GTGT] không có trong dự toán chi NSNN.

Những lưu ý khi xây dựng dự toán thu NSNN năm 2023 

Đối với các nguồn thu từ năng lực sản xuất mới, thuế nhà thầu và các dự án hết thời gian miễn, giảm thuế TNDN, thu từ các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử,… Cục Thuế dự kiến đầy đủ các nguồn thu ngân sách từ thuế nhà thầu đối với dự án đầu tư mới triển khai trên địa bàn và dự kiến nguồn thu mới phát sinh cho các dự án hoàn thành đi vào sản xuất kinh doanh bắt đầu từ năm 2023...

Về các khoản thu liên quan đến nhà, đất và thu khác ngân sách, các cục Thuế cần bám sát kế hoạch giao quyền sử đất, đấu giá quyền sử dụng đất tại địa phương, phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP… để xác định số thu từ nhà, đất, thu khác ngân sách sát, đúng với khả năng phát sinh nguồn thu trên địa bàn.

Đối với khoản thu cổ tức và lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại DN, các Cục Thuế rà soát, dự kiến đầu đủ khoản thu cổ tức và lợi nhuận được chia theo từng DN theo quy định tại Thông tư số 85/2021/TT-BTC.

Tổng cục Thuế cũng đề nghị cục Thuế các địa phương dự kiến giảm số thu NSNN năm 2023 do việc hoàn trà các khoản nộp thừa theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn.

Chủ Đề