Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về việc rèn luyện lời an tiếng nói của học sinh hiện nay

Đề bài: Em hãy viết bài văn nêu lên suy nghĩa của anh chị về cách nói năng của học sinh trong xã hội hiện nay. Bài làm của một bạn học sinh trường THPT Phan Đình Phùng

Mở bài Suy nghĩ của anh chị về cách nói năng của học sinh trong xã hội hiện nay

Dân gian ta có rất nhiều câu nói hay đề cao về cách ăn nói của con người như: “ Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, chính vì thế lời ăn tiếng nói hàng ngày là thứ vô cùng quan trọng của con người, chính vì thế ngoài việc tu dưỡng về đạo đức, mỗi chúng ta cần phải rèn luyện bản thân mình cả về cách ăn nói. Và một trong những điều đáng lưu ý hiện nay đó là vấn đề nói năng của học sinh trong xã hội hiện nay.

Thân bài Suy nghĩ của anh chị về cách nói năng của học sinh trong xã hội hiện nay

Lời nói là phương tiện mà con người dùng để giao tiếp với nhau, nó là công cụ hữu ích để con người có thể trao đổi tâm tư, nguyện vọng của mình với người khác, tình cảm đó thật chân thành, da diết và đem lại nhiều lợi ích cho mỗi chúng ta, lời nói luôn là phương diện mà nhiều người quan tâm, bởi nó có liên quan mật thiết đến cuộc sống tâm hồn, cũng như toàn bộ đời sống của con người.

Lời nói là thứ vô cùng thuần khiết, chính vì thế dân ta mới có câu: “ Uốn mười tấc lưỡi trước khi nói”, điều đó có nghĩa là chúng ta cần phải biết coi trọng lời ăn, tiếng nói của mình hàng ngày, luôn phải rèn luyện, rèn rũa để có thể nói ra những lời nói nhẹ nhàng, thanh cao, dễ nghe, đem lại biết bao nhiêu cảm xúc say đắm, thể hiện được tình cảm của con người với nhau.

Xem thêm:  Suy nghĩ của em về sự kính trọng đối với thầy cô

Lời ăn tiếng nói của con người luôn được rèn luyện, hiện nay trong xã hội, hay nhà trường, không chỉ đề cao về việc rèn luyện về mặt trí tuệ, nó còn phát triển và đề cao về mặt đạo đức, con người luôn phải tu dưỡng cả về mặt đạo đức và về mặt trí tuệ, đó là điều rất cần thiết và quan trọng mà chúng ta nên làm.

Trong mỗi nhà trường việc rèn luyện về mặt đạo đức và về mặt trí tuệ luôn luôn được đề cao, bởi nó đáp ứng được tầm quan trọng, đem lại được nhiều điều có ích, có giá trị cho học sinh. Chính vì thế việc nói năng của học sinh trong xã hội hiện nay là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm, bởi nó có ý nghĩa to lớn trong xã hội, đem lại nhiều giá trị về mặt đạo đức, góp phần hình thành nhân cách cá nhân, đem lại một xã hội, công bằng, văn minh và lịch sự.

Học sinh là đối tượng luôn phải được đề cao, tôn trọng và cần phải học hỏi, tiếp thu những điều có ích từ xã hội, chính vì thế một trong những điều góp phần đầu tiện đó là việc tu dưỡng và rèn luyện đạo đức của mỗi cá nhân và xã hội đối với từng học sinh, hay toàn bộ xã hội.

Hiện nay học sinh là thành phần đang thay đổi cả về tâm sinh lý cũng như toàn bộ vấn đề về mặt đạo đức, lời nói cần phải được rèn rũa mỗi ngày, chau chuốt nói những lời nói văn minh, hiện đại, hợp tình, hợp lý. Lời nói sẽ luôn được con người trong xã hội coi trọng, nó thực sự văn minh, hiện đại và bổ ích đối với mỗi cá nhân, trong việc hình thành nhân cách của mình trong xã hội hiện đại.

Xem thêm:  Phân tích đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Hiện nay tình trạng học sinh chửi bậy cũng là một trong những vấn đề đáng báo động trong xã hội hiện nay, chính vì thế, mỗi chúng ta cần phải tự ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình với lời ăn tiếng nói của mình với người khác.

Cần luôn phải có tinh thần phê và tự phê trước mọi hành động, lời nói của mình, chính vì thế, lời nói là thứ mà mỗi chúng ta cần phải quan tâm đặc biệt, nói những lời dịu dàng. “ Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, Lời nói là phương tiện để con người có thể trao đổi tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của mình với người khác, chính vì thế nó thực sự là công cụ hữu hiệu của con người, mỗi chúng ta cần phải biết rèn luyện nó đúng đắn, đem lại được những điều có ý nghĩa, giá trị nhất trong xã hội hiện nay.

Lời ăn, tiếng nói là cực kì quan trọng, hữu ích, nó là phương tiện để truyền tải tình cảm của con người, chính vì thế mỗi chúng ta cần phải trau chuốt, rèn luyện lời ăn, tiếng nói của mình trong xã hội, luôn phải có ý thức, trách nhiệm hơn với xã hội, ý thức, trau dồi cho mình về mặt đạo đức, trí tuệ hơn.

Cần phải có thái độ phê phán đối với những thành phần nói năng tục tĩu, học sinh luôn phát biểu những câu nói không văn minh, lịch sự, những cá nhân đó thực sự cần phê phán sâu sắc nhất.

Xem thêm:  Anh chị hãy phân tích bài thơ Độc tiểu Thanh kí của Nguyễn Du

Kết luận Suy nghĩ của anh chị về cách nói năng của học sinh trong xã hội hiện nay

Mỗi chúng ta cần phải luôn tự ý thức được vai trò của mình trong xã hội. Với cương vị là một học sinh mỗi chúng ta cần phải có ý thức, trách nhiệm hơn với xã hội, luôn ý thức, tự nêu cao được tinh thần, trách nhiệm của mình với xã hội, đề cao và thể hiện được khát khao, nguyện vọng của mình trước xã hội. Luôn rèn luyện được bản thân, phát triển mọi kĩ năng, nâng cao kĩ năng sống của mình trong môi trường văn minh, hiện đại.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

SUY NGHI CUA MINH VE LOI NOI CUA HOC SINH TRONG XA HOI HIEN NAY

SUY NGHĨ CỦA MÌNH VỀ LỜI NÓI CỦA HỌC SINH TRONG XÃ HỘI HIỆN NAY

ANH CHI HAY NEU LEN SUY NGHI CUA MINH VE LOI NOI CUA HOC SINH TRONG XA HOI HIEN NAY

ANH CHỊ HÃY NÊU LÊN SUY NGHĨ CỦA MÌNH VỀ LỜI NÓI CỦA HỌC SINH TRONG XÃ HỘI HIỆN NAY

Suy nghĩ về lời ăn tiếng nói của học sinh hiện nay

Người xưa rất xem trọng lời ăn tiếng nói trong giao tiếp hàng ngày. Điều đó được đúc kết trong câu tục ngữ có câu: “Chim không kêu tiếng rảnh rang. Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Khi nói, phải biết nói lời tử tế. Lời tử tế không đáng bao nhiêu nhưng chúng có thể làm được rất nhiều.

Có thể nói lời ăn tiếng nói là biểu hiện sinh động của tâm hồn con người. Ngày nay, khi xã hội hiện đại phát triển mạnh, con người ngày càng trở nên cẩu thả khi nói năng, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh. Văn hóa giao tiếp trong lời ăn tiếng nói của học sinh ngày nay đang suy thoái trầm trọng, khiến cho xã hội hết sức lo ngại.

Lời ăn tiếng nói là gì?

Lời ăn tiếng nói là cách nói năng trong giao tiếp hằng ngày. Lời ăn tiếng nói bao gồm lời nói, thái độ, ngữ điệu và văn hóa giao tiếp của con người.

Biểu hiện chuẩn mực của lời ăn tiếng nói của học sinh:

+ Nói năng lịch sự, lễ phép, có đầu có đuôi. Không nói trống không với người lớn, nói đầy đủ nội dung cần nói, không úp mở, nửa vời,….

+ Biết nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác. Một lời nói cảm ơn, dù rất nhỏ nhưng có tác dụng gắn kết tình cảm bền chặt.

+ Biết nói lời xin lỗi khi làm việc sai trái. Nhận lỗi và xin là hành động đáng khen ngợi, biểu hiện của lối sống cao thượng. Biết nói lời xin lỗi giúp tháo gỡ mâu thuẫn, ngăn chặn những xung dột có thể xảy ra.

+ Không nói tục, chửi thề và những lời lẽ xúc phạm, sỉ nhục người khác. Lời nói cần trong sáng, làn mạnh, có văn hóa.

⇒ Đó là những biểu hiện thể hiện nếp sống có văn hóa, lịch sự trong giao tiếp; tạo niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.

Những thói hư, tật xấu trong lời ăn, tiếng nói của học sinh hiện nay:

+ Nói tục, chửi thề tràn lan. Rất nhiều học sinh nói tục, chửi thề một cách thoải mái ở mọi lúc lúc, mọi nơi, gây ra hiện tượng hết sức phản cảm, khiến nhiều người bức xúc.

+ Nói không đầu, không đuôi, không lễ phép. Hiện tượng học sinh ăn nói cộc lốc, ngữ điệu phản cảm, xấc xược vốn rất phổ biến.

+ Học ính không biết nói lời xin lỗi khi gây ra lỗi lầm và không biết nói lời cảm ơn khi nhận sự giúp đỡ của người khác.

+ Nói nhưng không tôn trọng người nghe. Nhiều học sinh chỉ tranh phần nói, nói hết phần của người khác mà không chịu lắng nghe, tiếp nhận, chia sẻ và cảm thông.

Rèn luyện lời ăn tiếng nói nhã nhặn, lịch sự như thế nào?

+ Ăn nói lịch sự, có văn hóa, biết tôn trọng người nghe, biết lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Biết xây dựng lời nói để có được một lối giao tiếp văn minh, thanh lịch và hiệu quả.

+ Phê phán, lên án những lời nói thiếu văn hóa, thiếu văn minh, lịch sự.

Bài học:

– Lời nói là biểu hiện của nhân cách con người. mỗi học sinh cần biết nói lời dễ nghe, phù hợp với chuẩn mực văn hóa giao tiếp của dân tộc.

Một lời nói tốt đẹp có thể là người khác thấy ấm áp. Là học sinh, cần rèn luyện lời ăn tiếng nói tế nhị, lịch sự, tôn trọng là trách nhiệm của mỗi học sinh ngày nay.

  • Gắn kết với cộng đồng
  • Lời nói chân thật

Video liên quan

Chủ Đề