Vì sao nói tay người có cấu tạo phù hợp với chức năng thu nhận sóng âm

Phần giải phẫu mô tả cấu trúc của tai. Phần sinh lý mô tả các bộ phận của tai hoạt động như thế nào để truyền và biến đổi âm thanh. Các bệnh liên quan tới tai và sự rối loạn chức năng các bộ phận của tai có thể ảnh hưởng trực tiếp tới cơ chế nghe hoặc ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể, bao gồm cả khả năng nghe.

Tai người có hai chức năng quan trọng. Chức năng đầu tiên và được biết nhiều nhất là nghe. Khả năng nghe hoạt động nhờ vào hệ thống thính giác. Hệ thống thính giác bao gồm 3 phần: Tai ngoài, tai giữa và tai trong. Chức năng thứ 2 của tai là giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi chúng ta thay đổi chuyển động trong không gian, hệ thống tiền đình ảnh hưởng tới sự chuyển động của mắt và vị trí cơ thể [vì chúng ta chuyển động trong không gian]. Ngoại trừ tai ngoài, cấu trúc của tai nằm hoàn toàn trong xương thái dương của sọ.

Hầu hết mọi người khi nghĩ về tai, họ thường hình dung tai như một phần thịt nhìn thấy nhô ra 2 bên đầu người. Đây chỉ là một phần của tai và chúng ta thường gọi là vành tai hoặc loa tai. Bộ phận phức tạp và tinh vi nhất của tai nằm ẩn sâu trong các khoang sọ. Tai ngoài là bộ phận ít quan trọng nhất trong cơ chế nghe nhưng nó là bộ phận quan trọng không thể thiếu để gắn một thiết bị trợ thính phù hợp. Hầu hết các thiết bị trợ thính được gắn trong tai hoặc gắn phía sau tai. 

Các đường cong và xoắn của loa tai nhận và hứng âm thanh [năng lượng âm] vào ống tai.

Thông thường, cả hai tai [loa tai] hoạt động đồng thời để định vị nguồn gốc âm thanh, hướng âm thanh và tách âm thanh này với âm thanh khác.

Vành tai bao gồm sụn và có lớp da phủ bên ngoài. Cấu tạo sụn ở mỗi người rất khác nhau, vì thế có người vành tai rất cứng nhưng cũng có người vành tai rất mềm.

Vành tai có rất ít mạch máu và lớp mỡ bảo vệ. Vì vậy vành tai rất dễ bị tê buốt khi trời lạnh.

Gờ ngoài hay nếp ngoài của vành tai là gờ luân nhĩ [Helix]. Vùng phía trong hay vành trong gọi là gờ đối luân [Anti helix]. Phần cuống của gờ luân nhĩ nằm chồng lên gờ đối luân ở mép trước trên. Gần đỉnh vành tai, giữa gờ luân nhĩ và gờ đối luân là hố tam giác.Phần rộng phía sau đường cong của tai là hố thuyền. Phía dưới cùng của vành tai là thùy tai. Gờ Bình tai [tragus] là phần nhô lên trước tai nối liền phía trên ống tai. Phần nhô lên phía sau đường viền cửa tai là gờ đối bình [antitragus]. Giữa gờ bình tai và gờ đối bình [antitragus] là hõm giữa bình. Hõm này tạo thành đáy trong vành tai. Lõm nhỏ nối trực tiếp vào ống tai gọi là concha. Cửa tai là lối vào ống tai. Ống tai là lỗ thính giác bên ngoài. Nó kéo dài từ concha tới màng nhĩ.

Ống Tai

Ống tai thường không thẳng. Nó cong giống như hình chữ S. Ở người lớn, ống tai hơi hướng lên, sau đó hơi nghiêng về phía trước và càng hướng xuống khi tới gần màng nhĩ.

Phần phía ngoài của ống tai có chứa các sợi lông nhỏ, các tuyến nhờn tạo ráy tai. Ở đây, có một lớp da dày bao quanh sụn, trong khi phần bên trong có một lớp da mỏng bao xương thái dương.

Ống tai có cơ chế tự làm sạch. Da phát triển ra từ màng nhĩ tới ống tai ngoài. Các sợi lông mềm chuyển động nhẹ nhàng liên tục đẩy ráy tai khô và da bong ra cửa tai.

Chiều dài, chiều rộng và hướng của ống tai ngoài mỗi người rất khác nhau. Ở người lớn, chiều dài ống tai khoảng 2,3 cm [1 inch] tới 2,9 cm [3/8 inch], đường kính khoảng 0,7 cm [gần 1/4 inch], bằng đường kính của một cây bút chì thông thường. Nửa đường từ cửa tai đến màng nhĩ, ống tai trở nên hẹp vì nó đi vào xương thái dương. Vùng hẹp này là eo tai. Càng xa eo tai, đường kính ống tai lại lớn như kích thước ban đầu. Eo này chỉ vừa qua đường cong thứ 2 khi lấy khuôn tai.

Ống tai thường ấm và ẩm, nhiệt độ và độ ẩm tương đối ổn định. Nhiều bệnh viện sử dụng nhiệt kế đo đường tai, tương tự như ống soi tai để xác định nhiệt độ cơ thể chỉ trong vài giây.

Cộng hưởng ống tai

Cộng hưởng ống tai là chức năng rất quan trọng của ống tai. Ống tai kết thúc tại màng nhĩ, có hình dạng ống đóng lại ở cuối ống. Mỗi ống đóng hay mở đều có tần số cộng hưởng tự nhiên. Ống tai cũng không ngoại lệ.

Ống tai khác nhau ở chiều dài và bán kính. Âm thanh vào tới tai sẽ tăng lên bởi chức năng cộng hưởng của ống tai. Sự cộng hưởngâm thanh ở tai mỗi người khác nhau 1 ít vì kích thước và hình dáng ống tai khác nhau.

Hầu hết cộng hưởng ống tai có tần số dao động từ 2000 tới 3000 Hz. Tần số cộng hưởng trung bình khoảng 2700 Hz. Tần số trung bình này bao gồm sự kết hợp của cộng hưởng vành tai [2000 - 5000Hz].

Một nhánh của dây thần kinh sọ số X nằm dọc theo đáy của ống tai, giữa cửa tai và eo tai. Các dây thần kinh này dễ bị chạm phải khi sử dụng tăm bông để ngoáy tai, khi lấy ráy tai, khi sử dụng ni tai hoặc thiết bị trợ thính, gây ra phản ứng ho tự nhiên - phản xạ Arnold. Tỷ lệ 1/7 người có phản xạ này và không nhất thiết phải có ở cả 2 tai.

Phonak Việt Nam

Tai hay hệ thống tiền đình ốc tai là một cơ quan phức tạp, ngoài nhiệm vụ nhận cảm giác âm thanh [phần ốc tai], còn giúp điều chỉnh thăng bằng cho cơ thể [phần tiền đình]. Về cấu tạo giải phẫu, tai gồm có 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong.

Tai ngoài

Gồm có vành tai và ống tai ngoài, đi từ vành tai tới màng nhĩ, có nhiệm vụ thu nhận và dẫn truyền âm thanh.

  • Vành tai [loa tai]: bao gồm sụn và có lớp da phủ bên ngoài, có ít mạch máu và lớp mỡ bảo vệ. Các đường cong và xoắn của vành tai giúp nhận và hứng âm thanh [năng lượng âm] từ mọi phía vào ống tai.

  • Ống tai: là một ống hơi cong hình chữ S, nối từ vành tai tới màng nhĩ. Ở người lớn, ống tai có xu hướng hướng lên, sau đó hơi nghiêng về phía trước và càng hướng xuống khi tới gần màng nhĩ. Phần phía ngoài của ống tai có chứa các sợi lông nhỏ và các tuyến nhờn tạo ráy tai. Mỗi khi có ráy tai, các sợi lông chuyển động nhẹ nhàng đẩy ráy tai khô và da bong ra cửa tai. Đây là cơ chế tự làm sạch tự nhiên của ống tai.

Trong hệ thống của tai, tai ngoài là bộ phận dễ thấy nhất, nhô ra 2 bên đầu người và cũng là bộ phận duy nhất nằm ngoài xương thái dương của sọ. Các bộ phận phức tạp hơn của tai lại nằm ẩn sâu trong các khoang sọ.

Tai giữa

Cấu tạo tai giữa bao gồm màng nhĩ, hòm nhĩ, vòi nhĩ và các xương con bao gồm xương búa, xương đe, và xương bàn đạp.

  • Màng nhĩ: là một màng mỏng hình bầu dục, hơi lõm ở giữa, nằm hơi nghiêng ra sau, ngăn cách hoàn toàn ống tai ngoài và tai giữa. Màng nhĩ bình thường có màu trong mờ, trắng sáng hay hơi xám. Thường, chúng ta có thể nhìn xuyên qua màng nhĩ.

  • Hòm nhĩ: là một hốc xương gồ ghề nằm trong xương thái dương. Phía trước thông mũi họng, phía sau thông với xoang chũm, bên trong thông với tai trong.

Trong hòm nhĩ có các chuỗi xương thính giác bao gồm xương búa, xương đe, và xương bàn đạp. Ba xương này có nhiệm vụ dẫn truyền xung động âm thanh từ màng nhĩ vào tai trong.

  • Vòi nhĩ [vòi Eustache]: có cấu tạo 1/3 phía trên bởi xương, ⅔ phía dưới bởi sụn. Bình thường vòi nhĩ đóng kín, chỉ mở ra khi nuốt hoặc ngáp để cân bằng áp suất trong hòm nhĩ. Tác dụng của vòi nhĩ là làm cân bằng áp lực của hòm tai với tai ngoài.

Tai trong

Cấu tạo tai trong bao gồm:

  • Ốc tai: có hình dạng là một ống xương xoắn hai vòng rưỡi quay trụ ốc, bên trong trụ ốc có hạch thần kinh ốc tai. Trong ốc tai có chứa nhiều chất dịch. Khi chuỗi xương con đưa âm thanh đến cửa sổ bầu dục, chất dịch này bắt đầu chuyển động, kích thích các tế bào lông trong ốc tai gửi các xung điện thông qua các dây thần kinh thính giác đến não bộ, nơi mà ta nhận biết được âm thanh.

  • Tiền đình: là khoang hình bầu dục, ở giữa phình rộng là nơi chứa túi nhỏ và túi bầu dục của tai trong màng. Phía sau tiền đình thông với 3 khoang của ống bán khuyên theo ba chiều ngang, trên, sau.

  • Các ống bán khuyên: Mỗi tai có 3 ống bán khuyên: bên, trước và sau, nằm thẳng góc với nhau. Các ống đều thông hai đầu với tiền đình và có tác dụng giữ thăng bằng, nhận biết ra sự di chuyển và mức độ thăng bằng.

Sóng âm từ nguồn âm phát ra được vành tai hứng lấy, truyền qua ống tai vào làm rung màng nhĩ, rồi truyền qua chuỗi xương tai vào làm rung màng

II- Chức năng thu nhận sóng âm

Sóng âm từ nguồn âm phát ra được vành tai hứng lấy, truyền qua ống tai vào làm rung màng nhĩ, rồi truyền qua chuỗi xương tai vào làm rung màng "cửa bầu" và cuối cùng làm chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng, tác động lên cơ quan Coocti. Sự chuyển động ngoại dịch được dễ dàng nhờ có màng của "cửa tròn" [ở gần cửa bầu, thông với khoang tai giữa].

Tùy theo sóng âm có tần số cao [âm bổng] hay thấp [âm trầm], mạnh hay yếu mà sẽ làm cho các tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan Coocti ở vùng này hay vùng khác trên màng cơ sở hưng phấn, truyền về vùng phân tích tương ứng ở trung ương cho ta nhận biết về các âm thanh đó.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 8 - Xem ngay

Video liên quan

Chủ Đề