Vì sao người ta có máu buồn

Ai nhạy cảm với sự “đau” thì cũng rất dễ “nhột”. Nói theo kiểu dân gian, họ là những người “có máu buồn”. Cảm giác nhột là bẩm sinh vì từ 21 ngày tuổi, đứa trẻ đã biết nhột, biểu hiện là ngọ nguậy khi ta sờ mó vào vùng nhạy cảm của chúng.

Nhột chỉ xuất hiện ở những vị trí nhất định của cơ thể. Theo nhà bác học Charles Darwin, nhột phản ánh lịch sử tiến hóa của nhân loại. Khi vượn biến thành người, da dẻ trở nên nhẵn nhụi. Con người yếu đuối hơn. Nhiều vũ khí tự vệ mất đi nên giác quan phải tinh tế hơn để tồn tại. Thời đó, côn trùng [nhện độc, sâu bọ... ] có thể đốt, cắn, châm chích nên chúng là một trong những loại kẻ thù nguy hiểm. Da buộc phải cảnh giác, thông qua độ nhạy cảm nhất định. Đó là cảm giác buồn buồn, nhồn nhột mỗi khi có chú côn trùng đáng sợ nào đó bò lên. Cảm giác ấy là tín hiệu báo lên não, não gửi thông điệp cho cơ thể: kẻ thù bắt đầu đe dọa hoặc đã thâm nhập, cần đối phó ngay - lập tức hất chúng đi.

Nghiên cứu mới đây tại Mỹ: Trên 90% số người được hỏi thú nhận mình rất “sợ nhột” [cùng tỷ lệ với số người “sợ đau”]. Tuy nhiên, mức độ “sợ nhột” của mỗi người một khác, theo lứa tuổi, giới tính và tính cách.

Muốn làm được nhiệm vụ cảnh báo, trên da có những thụ quan, đầu mút của hệ thần kinh để cảm nhận sự tiếp xúc nào đó lên thân thể. Nếu ngứa xuất hiện trên toàn thân, bất cứ đâu, thì nhột có chọn lọc. Những vùng da phơi ra ngoài, dày hơn, chai lỳ hơn như lưng, cẳng chân, cẳng tay, mặt... kém nhạy cảm hơn, ít nhột, ít buồn.

Còn những vị trí không phải “chường mặt” ra ngoài như nách, sườn, bụng, vùng quanh rốn, lỗ mũi, lỗ tai..., cảm giác nhột sẽ rất nhạy. Vả lại, chúng cũng là những “tuyến phòng thủ” ở sâu, buộc cơ thể phải phản ứng kịp thời, khiến mức độ cảm nhận tăng lên rõ rệt.

Có người còn phân chia “thang nhột” theo vị trí. Nơi nhột nhiều nhất là lỗ tai, lỗ mũi, rồi dưới khoeo, hông, nách, cổ, sườn, gan bàn chân..., nhưng có lẽ cũng tùy người.

 

Nói cách khác, phản ứng nhột là bản năng sinh lý của một cơ thể khỏe mạnh, giúp cơ thể cảnh giác, tự vệ chống lại những tác hại từ ngoài vào. Một con sâu bé tí teo chui vào tai mà bạn không nhột thì nguy hiểm quá đi chứ, phải không? 

Các nhà phản xạ học cho rằng, nhột với đau là cùng loại cảm giác, cùng cơ chế, chỉ khác nhau về mức độ mà thôi. Ai nhạy cảm với sự đau thì cũng là những người rất dễ nhột. Trong khi ngứa có đủ loại nguyên nhân thì nguyên nhân gây nhột chỉ là... cù [dùng ngón tay ngoáy mạnh vào những vùng nhạy cảm].

Khoảng 95% trẻ em dưới 10 tuổi sợ nhột. Tỷ lệ này là 65% ở lứa tuổi thanh niên và trung niên, 35% từ 65 trở lên, 94% ở phụ nữ.

Như vậy, nữ “sợ nhột” nhiều hơn nam, người trẻ nhiều hơn người già. 

Cảm giác nhột được thể hiện bằng tiếng cười sằng sặc, cười khanh khách liên tiếp, gần như không thể kìm lại được. Giữa 2 hiện tượng này có gì liên quan?

Nhà sinh lý học định nghĩa: “Cười là một loại phản xạ, gây ra do sự co thắt cơ, có nhịp điệu, bật ra âm thanh và [trong trường hợp bị cù] không tự nguyện”. Cười được một trung khu thần kinh trên não điều khiển.

Những thông tin về “nhột” truyền lên não, cường độ nhẹ thì không sao, nhưng mạnh lên đến một mức độ nào đó thì gây ra tiếng cười như một phản xạ đáp ứng. Nhà bác học Darwin đã nhận xét: Chính những chú tinh tinh - loài khỉ gần người hơn cả - khi chơi đùa, vật nhau, cù vào nách nhau cũng phát ra tiếng cười khúc khích. Vậy là nhột và cười gắn liền với nhau như hình với bóng.

Khác với tinh tinh, khi bị cù, chú cún con biết nhột nhưng không biết cười. Bạn cứ thử cù vào bụng chú mà xem. Rõ ràng chú bị nhột và phản ứng bằng cách đưa chân sau lên gãi liên tục vào sườn. Đó là động tác mà xưa kia tổ tiên chú thể hiện khi bị bọ chó, rận, rệp đốt. Hiện tượng ấy nói lên rằng cảm giác nhột mang tính di truyền. 

Cù không cười

 Tuy nhiên, não có 2 cơ chế khác nhau đối với 2 loại cù là người khác cù và tự mình cù. Điều này đã được Darwin lý giải từ 2 thế kỷ trước. Ông cho rằng: Cù chỉ gây cười khi bất ngờ, không biết trước điểm sẽ bị kích thích. Nếu có sự chuẩn bị trước, nghĩa là não đã biết [thậm chí là chỉ huy việc cù ở đâu, vào lúc nào] thì làm gì còn chuyện bất ngờ nữa. Lúc đó, cù là hoàn toàn không tác dụng.

Trong sách vở viết rằng xưa ở Trung Quốc và La Mã có hình thức tra tấn là cù cho đến chết. Kẻ tội đồ bị trói trên tấm ván. Hai bàn chân bị liên tục tưới nước muối nhạt. Một đàn dê cứ luân phiên lấy chiếc lưỡi ráp liếm vào gan bàn chân tội đồ. Người đó cười sằng sặc, cười quằn quại đến khi kiệt sức.

Chính vì vậy, trong 2 trường hợp bạn bị người khác cù và tự cù, thì dù tại cùng một vị trí trên cơ thể, cùng một “cường độ cù”, nghĩa là đầu mút thần kinh có cùng một sự cảm nhận, thông tin từ vị trí của cù chuyển lên não giống hệt nhau [điều này được xác nhận khi chụp ảnh cộng hưởng từ vùng não này] nhưng “cách xử lý” của não vẫn khác hẳn nhau.

Trường hợp đầu, não ra lệnh trung khu cười phát ra những tiếng khanh khách không kiềm chế. Trường hợp sau, não không chuyển xuống vùng bị cù một lệnh nào. Có thể hình dung nó sẽ “trấn an” kẻ truyền tin, đại ý: “Ta biết rồi, giả vờ đấy. Chẳng có gì đâu!”

Thế nên, trên một tờ báo nọ, khi gặp một vở hài kịch quá nhạt, không đủ sức gây cười, nhà phê bình cay độc: “Xem vở đó, có họa vừa xem vừa ‘thọc lét vào mạng sườn’ thì người ta mới cười”. Ông ta tưởng đây là một câu châm biếm thông minh, hóa ra nó tố cáo ông không hề có thực tế: Tự thọc lét thì còn khuya mới có thể cười!

 

Để kiểm tra lại giả thuyết Darwin, nữ tiến sĩ Sarah-Jayne Blakemore làm thí nghiệm, dùng một cánh tay robot và chính bà điều khiển bằng cách bấm remote để nó cù mình thì bà vẫn “nhột” như thường. Lúc này, não của bà cũng bị lừa! Lại nữa, những người bị tâm thần hoang tưởng, luôn bị ảo giác, không phân biệt đâu là thật, đâu là giả cũng cười sằng sặc khi mình tự cù mình.

Cười liên quan đến cù còn do nó có thể tăng cường sự giao tiếp. Bà mẹ cù ki đứa con là để nghe nó cười cho vui cửa vui nhà. Đứa bé cười [một cách không tự giác] là để đáp ứng cử chỉ thể hiện sự âu yếm, trìu mến của mẹ. Những bạn trẻ yêu nhau thỉnh thoảng cũng “thọc lét” nhau để thể hiện tình cảm 

 

Người sợ nhột có những tính cách gì?

Nhiều người sợ nhột đến mức người khác không cần đụng đến mình, chỉ thấy ngoáy ngoáy 2 ngón tay trỏ cũng đủ rúm người lại rồi.

Sợ nhột chẳng có gì là xấu, ngược lại nó chứng tỏ bạn có một hệ thần kinh nhạy cảm. Những người thần kinh suy nhược, trầm cảm... rất ít sợ nhột. Bình thường, khi bạn sợ nhột có nghĩa là bạn đang ở trạng thái tâm lý thoải mái, còn tự nhiên bạn không sợ nhột nữa đồng nghĩa với thần kinh bạn đang “có vấn đề”.Các nhà tâm lý khẳng định, sợ nhột nói lên một tính cách của con người. Những người dễ nhột thường là người yêu say đắm hơn, nồng nàn hơn, chủ động hơn và trong đời sống lứa đôi cũng mạnh mẽ hơn so với những người ít nhột. Cũng có thể nói, người không biết nhột là gì thường là người lạnh lùng, vô cảm, lười biếng trong chuyện yêu đương. Một điều tra tâm lý khác còn kết luận, những người dễ nhột, sợ nhột thường quan tâm đến người khác hơn, dịu dàng hơn [nhất là nữ] so với những người dửng dưng với sự nhột.

Nhột còn liên quan đến tâm trạng. Lúc vui dễ nhột hơn lúc buồn. Khi đang xem một tiết mục hài, xung quanh đầy ắp tiếng cười thì chỉ khẽ cù cũng làm bạn cười lăn cười lộn. Ngược lại, nói dại nếu phải đứng trước họng súng thì dù con sâu có chui vào lỗ tai, con muỗi có bay vào lỗ mũi thì người ta cũng chẳng có lấy một giọt “máu buồn”.

Cù - nhột - cười là 3 mắt xích liên hoàn. Lúc đó, não giải phóng một số hóa chất gây hưng phấn như endorphin, enkaphalin, dopamin, noradrenalin, adrenalin... Cho nên, cù còn có tác dụng tạo ra ham muốn tình dục vì nó kích thích các vùng dục cảm trên da. Chắc hơn ai hết, các bạn trẻ hiểu ngay rằng đó là cái cù rất nhẹ, cái cù mơn man như chiếc lông gà phớt qua.

Theo Vnexpress

[khoahocdoisong.vn] - Vì sao khi bị chạm vào cơ thể thì một số người cảm thấy nhột, còn người khác lại không?

Hỏi: Vì sao khi bị chạm vào cơ thể thì một số người cảm thấy nhột, còn người khác lại không?

Nguyễn Hoàng Lan [Hà Nội]

BS Hoàng Xuân Đại, nguyên cán bộ cao cấp Bộ Y tế cho biết, khi chạm vào cơ thế, đặt biệt là ở những vị trí chứa nhiều dây thần kinh giao cảm như lòng bàn chân, nách, lưng… thì một số người cảm thấy rất “nhột” và bật cười khanh khách hoặc cảm thấy rất khó chịu. Điều này được lý giải là ở một vài người có thần kinh giao cảm nhạy cảm, khi có tác động bên ngoài vào là sẽ cảm thấy bị kích thích mạnh. Cấu tạo này do cơ địa của mỗi người khác nhau, có người dễ bị kích thích có người không. Người không bị kích thích khi chạm vào không có nghĩa là người đó bị “chai” hay bị khuyết tật gì mà là do cấu tạo cơ địa, hệ thống thần kinh của người đó như thế.

30/03/2020 13:30:17 GMT+7

Bạn đã từng bị người khác cù? Bạn thấy "nhột" [buồn] và cười phá lên? Vì sao lại như vậy?

Nếu ai đó cười phá lên khi bị cù, người ta sẽ nói người đó có 'máu buồn'. Vì sao lại gọi là 'máu buồn'? Thực chất, đây là cách nói dân dã chỉ trạng thái bị người khác tác động vào cơ thể, nhất là những vùng nhạy cảm như lỗ mũi, lỗ tai, nách, cổ, sườn, gan bàn chân… Cảm giác này đã xuất hiện khi chúng ta tròn 21 ngày tuổi.

Theo các nhà khoa học, “nhột” hay 'máu buồn' có mối liên hệ trực tiếp với cảm giác đau. Nghiên cứu tại Mỹ cho biết, trên 90% số người được hỏi thú nhận mình rất “sợ nhột” [cùng tỷ lệ với số người “sợ đau”]. Tuy nhiên, mức độ sợ "nhột” của mỗi người một khác, theo lứa tuổi, giới tính và tính cách. Khoảng 95% trẻ em dưới 10 tuổi sợ "nhột". Tỷ lệ này ở lứa tuổi thanh niên là 65%, trung niên là 35% và từ 65 tuổi trở lên là 20% . Nữ sợ "nhột” nhiều hơn nam, người trẻ "nhột" nhiều hơn người già. Điều này chứng tỏ ai cũng có "máu buồn" cả, chỉ khác nhau ở mức độ biểu hiện.

Tuy nhiên, có người dễ bị 'nhột' hoặc 'nhột' nhiều hơn người khác, điều này được lý giải là ở một vài người có thần kinh giao cảm nhạy cảm, khi có tác động bên ngoài vào là sẽ cảm thấy bị kích thích mạnh. Cấu tạo này do cơ địa của mỗi người khác nhau, có người dễ bị kích thích có người không. Người không bị kích thích khi chạm vào không có nghĩa là người đó bị “chai” hay bị khuyết tật gì mà là do cấu tạo cơ địa, hệ thống thần kinh của người đó như vậy.

TH [Nguoiduatin.vn]

Video liên quan

Chủ Đề