Vì sao hay chóng mặt sây sẩm muốn ói

Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Trường Hanh

Chắc hẳn ai trong chúng ta đều đã từng trải qua cảm giác chóng mặt buồn nôn. Đây là những biểu hiện thường gặp và bị gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Tình trạng này nếu kéo dài thường xuyên được xem là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó hoặc nếu chỉ xuất hiện thoáng qua thì có thể là do bạn căng thẳng quá mức.

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân gây tình trạng này cũng như cách xử lý hiệu quả.

 Chóng mặt được hiểu là những cơn choáng váng gây mất thăng bằng và người bị cảm thấy mình như đang quay cuồng không thể nhìn rõ những thứ trước mặt và không thể đứng vững.

Buồn nôn hay muốn nôn là cảm giác khó chịu của dạ dày khiến bạn muốn đào thải những chất đang có trong hệ tiêu hóa bằng đường miệng.

Khi hai trạng thái này xuất hiện cùng lúc chính là dấu hiệu cảnh báo rằng cơ thể bạn đang không được khoẻ. Bạn không nên lơ trước tình trạng này, nếu chóng mặt và buồn nôn kéo dài sẽ làm cho cơ thể bị suy nhược, tay chân bủn rủn, vã mồ hôi, khó thở,…

Tìm hiểu: Đau đầu chóng mặt buồn nôn có phải mang thai?

Để tránh những biến chứng khác xảy ra, cách tốt nhất là bạn nên đến các bác sĩ để được kiểm tra chính xác hơn.

 Chóng mặt buồn nôn là bị gì? Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như:

  • Bệnh túi mật
  • Thiếu máu thiếu sắt
  • Suy tuần hoàn não
  • Các loại bệnh nhiễm trùng [cúm dạ dày]
  • Đau tim
  • Loét dạ dày
  • Một số dạng ung thư ở hệ tiêu hóa
  • Chứng cuồng ăn hoặc các bệnh tâm lý khác
  • Tiêu hóa ở dạ dày chậm [một tình trạng có thể gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường]
  • Tắc ruột
  • Viêm ruột thừa
  • Chấn động hoặc chấn thương não
  • U não

Nếu tình trạng chóng mặt buồn nôn không diễn ra quá lâu mà chỉ xuất hiện thoáng qua thì có thể do một số nguyên nhân như:

  • Dấu hiệu giai đoạn đầu mang thai
  • Say tàu xe hoặc say sóng
  • Thay đổi tư thế quá đột ngột
  • Nôn do thuốc
  • Đau nhức cơ thể
  • Cảm giác căng thẳng kéo dài
  • Ngộ độc thực phẩm
  • Ăn quá nhiều
  • Phản ứng của cơ thể với một số mùi hương nồng
  • Uống quá nhiều rượu bia

Xem ngay:  Mách bạn nữ tuổi dậy thì 6 cách giúp đánh bật lũ mụn đáng ghét

 Khi chóng mặt buồn nôn, chân tay bủn rủn kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Lúc này đây, để xử lý tình trạng này bạn có thể làm theo hướng dẫn như sau:

  • Uống từ từ từng ngụm nước lọc hoặc nước ấm.
  • Tránh thức ăn đặc cho đến khi hết nôn.
  • Nằm xuống nghỉ ngơi, thả lỏng cơ thể.
  • Hạn chế thay đổi tư thế đứng hoặc ngồi quá đột ngột.
  • Nếu chóng mặt buồn nôn có kèm tiêu chảy kéo dài hơn 24 giờ, nên sử dụng dung dịch bù nước như Oresol để ngăn ngừa và điều trị mất nước.
  • Đối với phụ nữ mang thai bị ốm nghén có thể ăn một ít bánh quy giòn vào buổi sáng hoặc ăn một bữa ăn nhẹ với các thực phẩm giàu protein trước khi đi ngủ [thịt nạc hoặc pho mát].
  • Sử dụng một số các loại thuốc kê đơn và không kê đơn để kiểm soát nôn mửa do mang thai, say tàu xe và tình trạng chóng mặt. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Xem ngay: Bổ sung sắt sau sinh ra sao

Ngoài những nguyên nhân từ bệnh lý kể trên, chứng chóng mặt buồn nôn có thể là do sức khỏe của cơ thể bạn không được tốt dẫn đến máu huyết lưu thông không đều. Điều bạn cần làm để căn ngừa tình trạng này đó là hãy thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung thực phẩm cung cấp các dưỡng chất cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch. Luyện tập thể dục thường xuyên cũng là một trong những thói quen hạn chế tình trạng chóng mặt buồn nôn hiệu quả. Nếu tình trạng vẫn chưa được cải thiện tối đa, bạn có thể sử dụng các viên uống bổ sung sắt và các dưỡng chất để cơ thể khỏe mạnh hơn.

Trên đây là những nguyên nhân cũng như cách xử lý tình trạng chóng mặt buồn nôn. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có được những kiến thức hữu ích về tình trạng này.

Nguồn tham khảo:

1. Nausea and Vomiting

//www.webmd.com/digestive-disorders/digestive-diseases-nausea-vomiting#1

2. What causes dizziness and vomiting?

//www.medicalnewstoday.com/articles/322638#causes

3. Dizziness: Symptoms and Causes

//www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dizziness/symptoms-causes/syc-20371787

Tên khoa học của bệnh là: chóng mặt kịch phát tư thế lành tính

Bệnh nhân nữ, 55 tuổi, đến phòng khám mặt vẫn còn bơ phờ, hốt hoảng vì sáng nay khi ngủ dậy, vừa xoay người ngồi dậy bỗng nhiên cảm thấy mọi vật trong phòng bỗng nhiên quay cuồng, trong người bệnh nhân có cảm giác cực kỳ khó chịu, buồn nôn và nôn.

Cơn chóng mặt diễn ra rất nhanh và hết ngay sau đó, tuy nhiên bệnh nhân vẫn còn cảm giác lâng lâng, và dường như cơn chóng mặt muốn trở lại khi bệnh nhân thay đổi tư thế. Bệnh nhân cực kỳ lo lắng, hoảng hốt vì từ trước đến giờ mình chưa bị lần nào.

Đây là bệnh gì ?

Đây là một bệnh ít gặp, tần suất bệnh khoảng một phần nghìn, thường xảy ra ở nữ gấp hai hoặc ba lần ở nam sau 50 tuổi, dù có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Vì triệu chứng chính của bệnh là chóng mặt dữ dội, xảy ra một cách đột ngột, thường kéo dài dưới một phút khi có sự thay đổi tư thế, đặc biệt là sự chuyển động đột ngột của đầu, nhưng sau đó hết không để lại biến chứng hay hậu quả nghiêm trọng nên tên khoa học của bệnh là: chóng mặt kịch phát tư thế lành tính.

Bệnh do nguyên nhân gì ?

Các yếu tố thường gặp làm cho một người dễ mắc bệnh này hơn người khác hay còn gọi là yếu tố nguy cơ là: chấn thương đầu, có phẫu thuật tai trước đó, nhiễm siêu vi hoặc đau nửa đầu.

Tai của chúng ta có ba phần: tai ngoài để hứng âm thanh bao gồm vành tai và ống tai; tai giữa gồm màng nhĩ, khoang tai giữa và chuỗi xương còn có chức năng dẫn truyền âm thanh; tai trong gồm hai bộ phận là ốc tai dẫn truyền âm thanh lên não và tiền đình gồm có ba ống bán khuyên nằm theo ba chiều trong không gian để giữ thăng bằng cho cơ thể.

Nguyên nhân của bệnh là do các tinh thể canxi, hay còn được gọi là sỏi trong các ống bán khuyên chuyển động hoặc nằm sai vị trí, làm các tín hiệu dẫn truyền lên não báo cơ thể đang ở một tư thế khác với tư thế hiện tại nên cảm giác chóng mặt xảy ra.

Bệnh xảy ra khi nào và có nguy hiểm không ?

Bệnh hoàn toàn không nguy hiểm. Bệnh chỉ xảy ra khi có sự thay đổi tư thế của đầu và tình huống thường gặp là đang nằm trên giường ở một tư thế khá lâu, sau đó xoay trở qua lại hoặc ngồi dậy, đứng dậy đột ngột hay cúi đầu ra trước đột ngột.

Bệnh không xảy ra khi lái xe hoặc các tư thế không có sự di chuyển đột ngột của đầu. Bệnh xảy ra rất đột ngột và dữ dội nhưng sau cơn bệnh không để lại hậu quả gì, không ảnh hưởng đến thính giác hoặc thị giác khi cơn chóng mặt chấm dứt. Tuy nhiên một số ít trường hợp, bệnh có thể tái phát vào vài ngày, vài tháng hoặc vài năm sau đó.

Bệnh được điều trị như thế nào ?

Nếu không điều trị, bệnh tự khỏi sau 2-4 tuần. Tuy nhiên trong đợt cấp của bệnh, các triệu chứng nôn và buồn nôn cần được điều trị bằng thuốc và bệnh nhân cần hỗ trợ một số thuốc tăng tuần hoàn não và giảm chóng mặt.

Trong trường hợp cơn chóng mặt có chiều hướng trở lại, bác sĩ sẽ thực hiện nghiệm pháp xoay đầu để lắc các tinh thể canxi trong các ống bán khuyên về vị trí cũ. Bệnh nhân cần nằm tư thế đầu cao, thân người và chân làm thành góc 45 độ trong 2-3 ngày sau cơn chóng mặt hoặc sau khi bác sĩ chuyên khoa thực hiện nghiệm pháp quay đầu để các tinh thể canxi trong ống bán khuyên được cố định ổn định không còn chuyển dịch nữa.

Phòng ngừa bệnh như thế nào ?

Đối với những người từng bị bệnh hoặc những người tuổi trên 50, đặc biệt là nữ giới, cần hạn chế các động tác xoay chuyển đầu mạnh và đột ngột trong hoạt động sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là khi tập thể dục. Đã có không ít bệnh nhân bị bệnh này khi tập yoga với các tư thế không phù hợp.

Th.s, BS NGUYỄN TRƯƠNG KHƯƠNG - BV FV.TP.HCM

Xây xẩm, choáng váng là thuật ngữ y học mô tả 2 cảm giác khác nhau. Đó là cảm giác chóng mặt và cảm giác hoa mắt. Biểu hiện này có rất nhiều nguyên nhân, không đơn thuần là thiếu máu.

Hoa mắt chóng mặt là biểu hiện của hai cảm giác khác nhau. Nhiều người thường lẫn lộn khi phân biệt, do đó có thể dẫn tới phán đoán sai bệnh.

Hoa mắt là cảm giác mà người bệnh cảm thấy họ sắp té xỉu. Hoa mắt thông thường sẽ được cải thiện hoặc biến mất khi bệnh nhân được nằm nghỉ ngơi. Nếu bệnh trầm trọng hơn có thể dẫn đến bất tỉnh. Bệnh nhân đôi khi có cảm giác buồn nôn rồi sau đó là ói mửa.

Hoa mắt, đầu óc quay cuồng thường không phải do những bệnh tật nghiêm trọng mà do giảm huyết áp và lưu lượng máu tới não một cách đột ngột do thay đổi tư thế một cách đột ngột. 

Chẳng hạn từ tư thế ngồi, nằm chuyển sang đứng. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác như dị ứng, cảm cúm, sau khi ói mửa, tiêu chảy, sốt, cơ thể bị mất nước, thở sâu và nhanh, căng thẳng, lo âu, sử dụng thuốc lá, rượu bia và các loại thuốc gây ảo giác…

Một nguyên nhân quan trọng gây hoa mắt nữa là mất máu gây thiếu máu. Sự mất máu nếu quan sát được sẽ giúp chúng ta can thiệp tức thời để cầm máu nhưng có những trường hợp chúng ta không thể phát hiện được. Chẳng hạn như xuất huyết đường tiêu hóa nhiều ngày mà bệnh nhân không biết. Mất máu nhiều trong kinh kỳ cũng gây hiện tượng hoa mắt.

Có một nguyên nhân gây hoa mắt tuy ít phổ biến nhưng vẫn xảy ra. Đó là những bệnh nhân có nhịp tim bất thường có thể dẫn tới sự bất tỉnh. Vì vậy, những trường hợp bất tỉnh không giải thích được cần phải được bác sĩ đánh giá, kiểm tra nhịp tim nhằm phát hiện những trường hợp loạn nhịp tim để điều trị.

Đang dùng dược phẩm: Không uống rượu, bia.

Thường xuyên đau đầu, hoa mắt, chóng mặt có thể là biểu hiện của thiếu máu

Chóng mặt là cảm giác mà bệnh nhân cảm thấy vật thể xung quanh họ chuyển động, cảm giác như họ bị xoay vòng vòng, té ngã hoặc mất thăng bằng. Khi cơn chóng mặt nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ buồn nôn và ói mửa, gặp khó khăn khi đứng hoặc đi, có thể mất cân bằng và té ngã.

Nguyên nhân gây chóng mặt bao gồm những rối loạn của tai trong, viêm thần kinh tiền đình, chấn thương tai, chấn thương đầu, đau nửa đầu… Những nguyên nhân ít gặp hơn bao gồm những bướu nhỏ mọc phần phía sau màng nhĩ, bướu não, ung thư di căn.

Hiện cũng có rất nhiều dược phẩm có thể gây chóng mặt, hoa mắt. Sử dụng quá nhiều dược phẩm cũng có thể gây ra sự choáng váng, xây xẩm; sự tương tác giữa rượu và dược phẩm cũng gây chóng mặt, hoa mắt. 

Vì vậy, khi sử dụng một loại dược phẩm nào đó mà cảm thấy hoa mắt, chóng mặt thì cần phải thông báo cho bác sĩ, dược sĩ. Điều tối quan trọng là không được uống rượu, bia trong khi đang sử dụng dược phẩm.

Chóng mặt có thể là tác dụng phụ của một số dược phẩm

Hoa mắt chóng mặt, choáng váng, xây xẩm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất vẫn ở nhóm người cao tuổi. Choáng váng có thể làm bệnh nhân té ngã dẫn đến chấn thương, từ đó phát sinh thêm nhiều hậu quả khác. Nỗi lo sợ bị choáng váng, xây xẩm khiến nhiều người cao tuổi luôn tìm cách hạn chế các hoạt động thể chất và hoạt động xã hội

Khi gặp hiện tượng này nhất là ở người cao tuổi thì cần đi khám sức khỏe tổng quát ngay để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề