Ví dụ về vai trò của marketing đối với người tiêu dùng

Hành vi mua của người tiêu dùng hiểu nôm na là tất cả những hành động của người tiêu dùng thể hiện ra. Nó nằm ở quá trình tìm hiểu, tham khảo, mua hàng và đánh giá sản phẩm, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ.

Có thể coi đây là cách thức người tiêu dùng sử dụng tài sản của mình [gồm tiền bạc, thời gian,…]. Để đáp ứng nhu cầu trong việc mua sắm, sử dụng hàng hóa, dịch vụ.

Hành vi mua của người tiêu dùng là gì và nhân tố nào ảnh hướng đến chúng

Các nhân tố ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi mua của người tiêu dùng

Mỗi hành vi mua của người tiêu dùng tưởng chừng đơn giản nhưng nó luôn chịu tác động của nhiều nhân tố. Dưới đây là 4 nhóm nhân tố chính có ảnh hưởng sâu sắc:

  • Các nhân tố văn hoá
  • Các nhân tố xã hội
  • Các nhân tố cá nhân
  • Các nhân tố tâm lý

Ngoài những nhân tố nêu trên, nó còn là áp lực của thông tin, các nhân tố tình huống,…

Hành vi người tiêu dùng dễ dàng có thể bị thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu của họ ở mỗi thời điểm khác nhau. Hãy cùng VINAHI  tìm hiểu 4 ví dụ về hành vi mua của người tiêu dùng.

Ở hành vi này, khách hàng thường xuyên mua nhiều sản phẩm với nhiều thương hiệu khác nhau để khám phá và tìm ra được một mặt hàng thích hợp nhất với mình.

Ví dụ: Đối với xịt khử mùi, nhãn hàng có thể phân phối nhiều sản phẩm với các mùi khác nhau. Như có mùi nhẹ nhàng, mùi hương liệu, mùi mặn nồng,…

Với những khách hàng ưu thích sự thay đổi, người bán nên phủ rộng sản phẩm ở những nơi mà khách hàng có thể thuận tiện tìm ra. Làm như vậy sẽ giảm bớt sự cạnh tranh với các thương hiệu khác. Đồng thời sẽ thúc đẩy khách hàng chuyển qua hành vi mua hàng theo thói quen nhiều hơn.

Đối với kiểu mua hàng này thì người tiêu dùng khá quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Chính vì thế họ cần trải qua một quá trình dài để có thể tìm hiểu, chắt lọc và nghe đánh giá về sản phẩm từ các nguồn thông tin khác nhau để có thể tin tưởng hơn sản phẩm họ đang tìm hiểu.

Ví dụ: Khách hàng A trước khi mua nhẫn cặp trên shopee, họ sẽ tham khảo các shop bán trang sức loại đó. Tiếp theo đó là đọc qua phản hồi của người khác, được đánh giá mấy sao,…. Cuối cùng mới chọn mua sản phẩm ưng ý nhất.

Khi tư vấn cho những khách hàng đang ở trường hợp này thì đòi hỏi người bán hàng cần có kiên nhẫn cao. Ngoài ra, sử dụng kỹ xảo seeding tốt, cũng là một cách để bán được nhiều hàng hơn.

Kiểu mua hàng phức tạp – một ví dụ về hành vi mua của người tiêu dùng

Đối với hành vi này thì thường khách hàng đã tìm hiểu và tham khảo về sản phẩm, tuy nhiên họ vẫn chưa cảm nhận được sự khác biệt giữa thương hiệu mà họ chọn với các thương hiệu khác. Việc đó sẽ dẫn đến sự quyết định của khách hàng sẽ nghiêng về bên nào mua thuận tiện và giá cả phải chăng nhất.

Ví dụ: Sử dụng dịch vụ bảo hiểm, đa phần khách hàng bị bị động, không được trải nghiệm trước sản phẩm.

Để giải quyết vấn đề này, người bán cần củng cố niềm tin cho khách hàng về sản phẩm. Giúp khách hàng bớt lo hơn bằng cách cho khách hàng sử dụng thử sản phẩm, tư vấn cho khách hàng một cách tâm huyết nhất, có bảo hành cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm.

Tạo lòng tin cho khách hàng thông qua trải nghiệm sản phẩm

Đối với kiểu mua hàng này thì khách hàng không phải mất quá nhiều thời gian cho việc tìm hiểu và lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ mới. Người tiêu dùng sẽ thường mua các sản phẩm mà họ đã sử dụng thường xuyên, thiết yếu mà họ đã dùng quen.

Ví dụ: Khi mua gia vị hạt nêm, khách hàng A sẽ chọn gia vị của  duy nhất hãng Knorr mà không để ý đến hạt nêm Vedan, Maggi,…

Để thu hút khi gặp nhiều người tiêu dùng theo cách này, những nhà bán hàng cần đưa ra những chương trình khuyến mãi thu hút đến họ. Bên cạnh đó, cần phải thiết kế ra những mặt hàng có mẫu mã thu hút, giá cả hợp lý.

Hành vi Mua hàng theo thói quen không mất quá nhiều thời gian của khách hàng

Lời kết

Khách hàng là thượng đế. Họ chính là người quyết định chọn lựa cho món hàng cần mua. Ở mỗi thời điểm khác nhau, cách thức họ chọn sản phẩm để mua sắm là khác nhau. Chung quy, nó đều xuất phát chính từ 4 ví dụ về hành vi mua của người tiêu dùng bên trên.

Đứng trước mỗi hành vi mua của người tiêu dùng, bạn phải có những kế hoạch tiếp cận khác nhau. Hãy tác động vào quá trình ấy để sản phẩm của bạn là sự lựa chọn của khách hàng.

Bên trên là những ví dụ về hành vi mua của người tiêu dùng mà Vinahi chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin ấy có thể giúp bạn tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu hơn. Đặc biệt là đem nhiều lợi nhuận.

JavaScript không được bật trong trình duyệt của bạn, vì vậy không thể mở tệp này. Hãy bật và tải lại.

Marketing là một trong những yếu tố tác động lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp cũng như kinh tế thị trường. Vậy ý nghĩa của Marketing đối với doanh nghiệp cụ thể là gì? Marketing có vai trò gì đối với xã hội?

Ý nghĩa của Marketing đối với doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, Marketing không chỉ ở công đoạn quảng bá và đưa sản phẩm đến tay người dùng. Marketing được hình thành từ đầu quy trình sản xuất sản phẩm, ở bước nghiên cứu về thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu.  Marketing ảnh hưởng trực tiếp đến việc lên ý tưởng cho một sản phẩm, sáng tạo nên sản phẩm, phân phối và xúc tiến bán hàng.

Vai trò, ý nghĩa của Marketing đối với doanh nghiệp

Như vậy, tiếp thị góp mặt vào hầu như mọi công đoạn sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy ý nghĩa của Marketing đối với doanh nghiệp là rất lớn. Tiếp thị giúp các công ty tồn tại, bởi nó là vũ khí để họ cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Tiếp thị giúp các công ty phát triển, bởi nó là bước quan trọng ảnh hưởng đến việc tăng trưởng kinh doanh, mở rộng thị trường và quảng bá thương hiệu.

Marketing kết nối doanh nghiệp với thị trường mà họ hoạt động thông qua các giai đoạn như nghiên cứu thị trường, truyền thông, phát triển và tiêu thụ sản phẩm,… Mối liên kết này giúp doanh nghiệp định vị được bản thân trên thị trường mục tiêu. Có thể thấy ý nghĩa của Marketing với doanh nghiệp rất sâu sắc và không thể thay thế, xóa bỏ.

Xem thêm: Tìm hiểu về Marketing mục tiêu trong doanh nghiệp

Vai trò của Marketing với xã hội

Vai trò Marketing đối với xã hội được đánh giá dựa trên những hoạt động liên quan đến cộng đồng, xã hội như hoạt động vận chuyển hàng hóa, phân phối hàng hóa tới đại lý, tới tay người tiêu dùng,… Những hoạt động này có phần ảnh hưởng đến khía cạnh phúc lợi xã hội, bởi việc nâng cao chất lượng của những dịch vụ vận chuyển, giao hàng cũng là một cách đem lại sự tiện nghi, nâng cao mức sống người dân.

Vai trò, ý nghĩa của Marketing đối với doanh nghiệp

Tiếp thị cũng góp phần thúc đẩy sự trao đổi, mua bán giữa các nền kinh tế, tạo điều kiện nâng cao mức sống và phúc lợi xã hội. Ý nghĩa của Marketing đối với doanh nghiệp nhà nước cũng không kém phần quan trọng. Nhận thức đúng đắn về Marketing giúp các cơ quan Nhà nước quản lý và đưa ra các chính sách hỗ trợ hiệu quả cho những doanh nghiệp nhà nước ở những ngành độc quyền như điện, nước, xăng,…

Vai trò của Marketing với người tiêu dùng

Không khó để nhận thấy ý nghĩa của Marketing đối với doanh nghiệp, vậy còn Marketing đối với người tiêu dùng thì sao?

Marketing giúp doanh nghiệp biết được và giải quyết được những nhu cầu của khách hàng. Đứng ở góc độ người tiêu dùng, tiếp thị giúp họ nhận thấy được giá trị của những sản phẩm, những điều mà họ thực sự nhận được so với số tiền mình bỏ ra cho sản phẩm. Bên cạnh đó, các hoạt động quảng bá, tiếp thị của doanh nghiệp giúp người tiêu dùng biết đến những sản phẩm, thương hiệu mới, đem lại cho họ nhiều sự lựa chọn hơn.

Vai trò, ý nghĩa của Marketing đối với doanh nghiệp

Trong quy trình Marketing Mix, bước không thể thiếu là nghiên cứu thị trường và khách hàng mục tiêu. Bằng quá trình này, doanh nghiệp khám phá được nhu cầu của khách hàng và sáng tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu đó. Điều này đồng nghĩa với việc người tiêu dùng có thêm nhiều sản phẩm giúp giải quyết nhu cầu của bản thân, khiến cuộc sống của họ trở nên tiện nghi, phong phú hơn.

Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về ý nghĩa của Marketing đối với doanh nghiệp cũng như vai trò của nó với sự phát triển của kinh tế, xã hội. Marketing là một phần quan trọng giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển, vì vậy mọi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều không nên xem nhẹ lĩnh vực tiếp thị.

Video liên quan

Chủ Đề