Vai trò của cốt thép trong kết cấu bê tông cốt thép là gì

5/5 - [1 vote]

Ngày nay, bê tông cốt thép là dạng kết cấu được sử dụng rộng rãi nhất trong tất cả các loại hình xây dựng, giao thông, thủy lợi và là kết cấu chịu lực chính của công trình. Bê tông cốt thép được ví như một loại đá nhân tạo rất vững chắc giúp ích rất nhiều cho các công trình nhân sinh.

Bê tông cốt thép là gì ?

Vật liệu bê tông cốt thép là vật liệu hỗn hợp được hình thành bởi sự kết hợp giữa bê tông và thép, trong thành phần đó bê tông thép đều góp phần chịu lực, bê tông chịu nén và thép chịu kéo .

Kết cấu bê tông bình thường được đánh giá là không có khả năng chịu kéo [ cường độ chịu kéo bằng 1/10 lần cường độ chịu nén], điều đó được khắc phục bằng cách bổ sung thêm vật liệu thép kết hợp.

Thành phần cấu tạo bê tông cốt thép

Bê tông cốt thép được sản xuất do kết hợp 5 loại vật liệu chính: xi măng, cát, đá và nước, sắt thép. Trong đó cát được gọi là cốt liệu mịn và đá là cốt liệu thô.

Các loại vật liệu được trộn thành một hỗn hợp thống nhất, sau quá trình thủy hóa [đông cứng] thành một khối dạng đá. Bê tông chịu nén rất tốt nhưng khả năng chịu kéo yếu nên người ta kết hợp với cốt thép [dạng thanh rời hoặc lưới] để tăng sức bền chịu kéo.

Hỗn hợp bê tông mới trộn xong ở thể ướt và dẻo. Sau một thời gian ninh kết hỗn hợp đó đông cứng lại. Do đó người ta tiến hành đổ khuôn bê tông từ khi còn ướt, dẻo và nhận được sản phẩm rắn chắc sau đó. Hỗn hợp nguyên liệu vừa trộn xong được gọi là bê tông tươi. Trong bê tông, cốt liệu đóng vai trò là bộ khung chịu lực. Vữa xi măng bao bọc xung quanh hạt cốt liệu là chất bôi trơn, đồng thời lấp đầy khoảng trống giữa các hạt cốt liệu thành một khối dạng đá và hình thành bê tông.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu thành phần bê tông và bê tông trộn tay thế nào là tốt?

Đặc tính của bê tông cốt thép

Bê tông cốt thép là loại vật liệu xây dựng hỗn hợp dưới dạng liên kết của bê tông và cốt thép, để chúng làm việc với nhau trong cùng một kết cấu. Khi bê tông cốt thép được đưa vào sử dụng, tức là chịu những tải trọng nhất định, mỗi loại vật liệu sẽ phát huy được đầy đủ tính năng và bổ sung cho nhau.

Bê tông chịu nén tốt nhưng không chịu lực kéo, trong khi thép chịu kéo tốt. Do đó người ta đặt thép ở vùng chịu kéo để tăng cường cường độ chịu lực của bê tông. Bê tông bọc ngoài thanh thép có tác dụng bảo vệ nó khỏi bị ăn mòn và có khả năng liên kết rất tốt với thép nên có thể xem như kết cấu đồng nhất về mặt chịu lực. Thép và bê tông có hệ số giãn nở gần giống nhau nên bảo đảm được tính toàn khối của bê tông cốt thép.

Bê tông cốt thép còn có đặc điểm là theo thời gian, cường độ chịu lực không bị giảm đi mà còn tăng lên, với điều kiện cốt thép không bị ăn mòn. Do đó cốt thép cần được bao kín, bê tông không bị rỗ khiến nước xâm thực làm rỉ thép. Thép không được sơn chống rỉ mà chỉ được bôi dầu, mỡ trong lúc chờ thi công.

Ưu điểm bê tông cốt thép

Ngày nay bê tông cốt thép được sử dụng trong hầu hết các kết cấu xây dựng của các công trình và còn được sử dụng trong nhiều năm nữa như là phương thức tối ưu.

Dễ dàng thi công

Người ta có thể trộn, đúc, hoàn thiện và bảo dưỡng bê tông để thành những kết cấu có hình dạng như ý muốn, kể cả những kết cấu lớn và phức tạp. Giá thành bảo quản, bảo dưỡng bê tông trong quá trình sử dụng lại thấp hơn hẳn các công trình bằng gỗ và sắt thép.

Độ chống chịu cực tốt, chịu nhiệt cao

Bê tông lại có những tính năng mạnh mẽ như bền vững, chống lửa tốt. Khi nhiệt độ bên tới 1000°C, nếu cốt thép có lớp bê tông bảo vệ dày 2,5 cm thì chỉ bị nung nóng lên 500 độ C Nhiều vụ cháy các công trình bền vững đã cho thấy nhiều phần kết cấu bê tông cốt thép chỉ bị hư hỏng ngoài mặt mà không bị phá hoại.

Bê tông cốt thép còn có cường độ chịu lực tương đối cao, có thể chịu được những lực động khá lớn như động đất, sóng gió, bom nổ, vv và khả năng ngăn ngừa được các chất phóng xạ.

Độ bền cao

Tuổi thọ của nó cũng lâu dài hơn nhiều loại vật liệu khác do nó chồng được ảnh hưởng của thời tiết như mưa năng, nhiệt độ, độ ẩm. Nếu biết 99 dụng tốt thì kết cấu bê tông cốt thép có thể phục vụ được trong một thời gian dài không hạn định mà khả năng chịu lực không bị giảm, do cường độ của bê tông không những không bị giảm mà lại còn tăng lên theo thời gian. Cốt thép trong bê tông được bảo vệ không bị ăn mòn như các kết cấu thép trực tiếp chịu ảnh hưởng khí hậu và thời tiết.

Độ chống cháy tốt nhiều giờ

Két cấu bê tông cốt thép có thể chịu được nhiệt độ tới 400 độ C mà không suy giảm cường độ.

Nhược điểm bê tông cốt thép

Có trọng lượng nặng hơn các kết cấu khác như gạch ,đá, gỗ.

Tiến độ thi công dài hơn: Bê tông để ninh kết cần thời gian dài, thông thường 28 ngày mới đạt đủ cường độ, trong điều kiện sử dụng phụ gia tăng thời gian ninh kết có thể đẩy được nhanh thời gian thi công.

SỬ DỤNG BÊ TÔNG TUY CÓ BẤT LỢI LÀ TRỌNG LƯỢNG NẶNG, THỜI GIAN DƯỠNG HỘ THÀNH PHẦM BÊ TÔNG TRONG CỐP PHA KHÁ DÀI, CẦN NHIỀU CỐP PHA ĐẾ TẠO HÌNH NHƯNG BÊN CẠNH ĐÓ, ƯU ĐIỂM CỦA CÁC KẾT CẤU BẰNG BÊ TÔNG VẪN RẤT LỚN. TRONG MỘT THỜI GIAN DÀI NỮA, BÊ TÔNG VẪN SẼ LÀ LOẠI VẬT LIỆU X Y DỰNG CHIẾM ƯU THẾ TRÊN THỊ TRƯỜNG.

Công Ty CP Tư Vấn XD & ĐT TBOX Việt Nam

  • Trụ sở chính: Số 206A Nguyễn Trãi TP. Hà Nội
  • Hotline: 0888.053.288
  • Email:

  • Author Details
Trương Thành

Tôi là Trương Thành, CEO của Tbox Việt Nam đơn vị xây nhà trọn gói chuyên nghiệp. Trong blog của tôi chia sẻ các kiến thức về thiết kế, thi công xây dựng nhà ở gia đình, biệt thự, văn phòng, đúc kết từ hơn 12 năm hoạt động trong xây dựng thi công, triển khai cho nhiều công trình nhà dân biệt thự lớn nhỏ . Ngoài chia sẻ trên blog, tôi cũng quay khá nhiều video hằng tuần trên youtube để chia sẻ các chủ đề hướng dẫn chủ nhà nắm vững kiến thức về thiết kế và thi công xây dựng nhà ở . Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Video liên quan

Chủ Đề