Ưu điểm và khuyết điểm của Nhà nước ta hiện nay

Kết quả đạt được và những hạn chế, bất cập về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

[ĐCSVN] - Bạn đọc Hoa hỏi về những kết quả đạt được và hạn chế bất cập về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị ở nước ta thời gian vừa qua như thế nào?

Hình ảnh Hội nghị Trung ương 6 khóa XII. Ảnh: VTV.vn

Trả lời:

* Trong những năm qua, Đảng ta đã ban hành và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, nghị quyết, kết luận về xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đó là:

- Hệ thống tổ chức của Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội được đổi mới; chức năng nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của từng tổ chức được phân định, điều chỉnh hợp lý hơn, từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

- Hệ thống chính trị cơ bản ổn định, phù hợp với cương lĩnh và Hiến pháp; bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

*Về những hạn chế bất cập:

- Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ của một số cơ quan, tổ chức chưa thật rõ, còn chồng chéo, trùng lắp... Việc phân công, phân cấp, phân quyền giữa các ngành, các cấp và trong từng cơ quan, tổ chức chưa hợp lý, mạnh mẽ và đồng bộ; còn tình trạng bao biện, làm thay hoặc bỏ sót nhiệm vụ.

- Kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đạt kết quả thấp; tỉ lệ người phục vụ cao, nhất là ở khối văn phòng; số lãnh đạo cấp phó nhiều; việc bổ nhiệm cấp “hàm” ở một số cơ quan Trung ương chưa hợp lý.

- Cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả chưa cao; việc công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình còn hạn chế. Cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính chuyển biến chậm, không đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu.

- Số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước rất lớn, nhất là ở các đơn vị sự nghiệp công lập, người hoạt động không chuyên trách cấp xã và ở thôn, tổ dân phố; chính sách tiền lương còn bất cập.

- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ công tác của cấp uỷ cấp tỉnh, cấp uỷ cấp huyện chưa cụ thể hoá đầy đủ. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của không ít cấp uỷ, tổ chức đảng còn yếu, nhất là ở một số cơ sở và trong doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; việc quản lý đảng viên ở nhiều nơi thiếu chặt chẽ; công tác xây dựng tổ chức đảng, phát triển đảng viên ở một số địa bàn và trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài nhà nước còn khó khăn. Nhiều trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố không phải là đảng viên. Tổ chức, hoạt động của một số ban chỉ đạo và ban bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ có mặt còn bất cập.

- Các đơn vị hành chính địa phương nhìn chung quy mô nhỏ, nhiều đơn vị không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định, nhất là cấp huyện, cấp xã. Số lượng, cơ cấu đại biểu dân cử chưa phù hợp, chất lượng còn hạn chế. Nhiều tổ chức phối hợp liên ngành, ban quản lý dự án trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, hiệu quả hoạt động chưa cao.

- Tổ chức bộ máy, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội chậm đổi mới, một số nhiệm vụ còn trùng lắp, vẫn còn tình trạng “hành chính hoá”, “công chức hoá”. Nội dung và phương thức hoạt động có lúc, có nơi chưa thiết thực, hiệu quả, thiếu sâu sát cơ sở. Cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước đối với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội còn bất cập; tổ chức hội quần chúng lập nhiều ở các cấp, nhưng cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động chủ yếu vẫn dựa vào ngân sách nhà nước.

PV

Phân tích tính ưu điểm và hạn chế của hệ thống chính trị do một chính đảng duy nhất lãnh đạo và cầm quyền. Hiểu thể nào về quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam  trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII: “Hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát quyền lực, ngăn ngừa sự lạm quyền…”? .

Trả lời:

Chế độ nhất nguyên chính trị cũng có những ưu điểm, khuyết điểm riêng.

Thứ nhất, về ưu điểm: do là đảng duy nhất lãnh đạo chính trị, đường lối chủ trương của Đảng cầm quyền, lãnh đạo đất nước được nhà nước thể chế hóa, các tổ chức chính trị xã hội triển khai thực hiện tạo nên sự thống nhất trong việc đề ra và thực hiện các quyết sách chính trị, phát huy mọi sức mạnh, mọi nguồn lực phục vụ xã hội phù hợp với mục tiêu chính trị của Đảng cầm quyền và do không có tranh giành, đấu đá giữa các đảng chính trị nên dễ ổn định chính trị xã hội.

Thứ hai, về hạn chế: các quốc gia theo chế độ nhất nguyên chính trị, đảng chính trị sau khi giành được chính quyền dễ có xu hướng quan liêu, xa rời nhân dân. Đây là căn bệnh phổ biến mà trước đây các Đảng cộng sản các nước thường mắc phải. Chế độ một đảng cầm quyền mà không thực hiện dân chủ đầy đủ, vi phạm dân chủ thì cũng tiềm ẩn nguy cơ, trở ngại. Đó là chủ quan duy ý chí và quan liêu trong xác định chủ trương, đường lối.. Đảng dễ áp đặt ý chí của mình vào nhà nước và xã hội, áp đặt không hợp lý người của đảng, không đủ các tiêu chuẩn vào các cơ quan nhà nước  và đoàn thể, tự đặt đảng lên trên nhà nước và pháp luật. Đảng bao biện, làm thay công việc nhà nước mà không chịu trách nhiệm pháp lý về các quyết định của mình. Người dân khó kiểm soát, giám sát được các cơ quan quyền lực và cán bộ trong hệ thống quyền lực. Đảng và nhà nước không bị thúc bách, tìm tòi, thực hiện các hình thức dân chủ linh hoạt, cởi mở trong khi vẫn đảm bảo nguyên tắc cơ bản của chế độ.

Các nước XHCN đều theo chế độ một Đảng nhất nguyên chính trị là do xuất phát từ điều kiện lịch sử. Từ khi phong trào cách mạng của giai cấp công nhân ra đời cho đến nay, thực tế cho thấy chưa có đảng cộng sản nào giành thắng lợi thông qua con đường nghị trường dù đã tranh thủ tối đa khả năng đó. Lịch sử đã chứng minh các đảng cộng sản giành chính quyền thắng lợi chỉ bằng bạo lực cách mạng và sau khi giành chính quyền thắng lợi sẽ thiết lập hệ thống chính trị trong đó Đảng công sản giữ vai trò duy nhất lãnh đạo xây dựng chế độ mới. Trong cuộc đấu tranh giành chính quyền cũng như trong xây dựng chế độ mới, không có một giai cấp nào, một lực lượng nào có thực lực, có tín nhiệm với nhân dân để có thể “đối trọng” với Đảng cộng sản

Thứ ba, cách hiểu về quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam  trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII: “Hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát quyền lực, ngăn ngừa sự lạm quyền…”?

Có nhiều con đường để kiểm soát quyền lực. Nhìn từ cách tổ chức bộ máy nhà nước thì việc phân công thực thi quyền lực nhà nước sao cho rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp đã được thừa nhận là con đường kiểm soát quyền lực cần phải có ở bất kỳ nhà nước pháp quyền nào. Báo cáo chính trị của Đại hội XII cũng viết: “Xác định rõ cơ chế phân công, phối hợp thực thi quyền lực nhà nước, nhất là cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở quyền lực nhà nước là thống nhất; xác định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của mỗi quyền”.

Đây là một bước tiến lớn trong nhận thức về quyền lực, khả năng lạm quyền và làm sao để ngăn chặn. Tuy nhiên đó là nhìn từ bên trong bộ máy nhà nước trong khi con đường kiểm soát quyền lực nhìn từ bên ngoài bộ máy lúc nào cũng là sức ép buộc người nắm quyền lực phải e dè chuyện lạm quyền. Nói cách khác, không ai giám sát bộ máy để giúp kiểm soát quyền lực tốt hơn sự giám sát của chính người dân.

Nói cách khác, làm sao để người nắm quyền lực phải có trách nhiệm giải trình trước người dân và người dân có tiếng nói quyết định trong việc có tiếp tục giao quyền lực hay lấy lại để trao cho người khác là then chốt nếu thật sự muốn kiểm soát quyền lực. Thật ra người đứng đầu bộ máy có tâm huyết lúc nào cũng mong muốn bộ máy mình trong sạch, vững vàng. Và không ai thay họ làm tốt chuyện thanh lọc các phần tử xấu của bộ máy đó hơn là người dân với đầy đủ các quyền mà Hiến pháp đã trao cho họ và các công cụ sẵn có như báo chí và các tổ chức xã hội.

Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật. Đương nhiên, Đảng cũng phải hoạt động theo Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mục tiêu phấn đấu của Đảng là vì lợi ích của nhân dân và đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước, của nhân dân. Trong nội dung các báo cáo chính trị của Đảng đều nhấn mạnh vấn đề này. Như vậy, Đảng là tổ chức lãnh đạo đất nước, lãnh đạo xã hội. Nhưng ngược lại, Đảng cũng là tổ chức phục vụ lợi ích của nhân dân, vì nhân dân, mệnh lệnh của nhân dân là cao nhất. Nhân dân sẽ là người giám sát hoạt động của Đảng.

Có rất nhiều cơ chế để nhân dân có quyền giám sát hoạt động của Đảng với phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Có thể nói, Đảng ta đưa ra khá đầy đủ các cơ chế để thực hiện vấn đề này.

t

TLTK. Khoa Xây dựng Đảng  [2016] “Lý luận chính trị cuối khóa“, Hà Nội

Khắc Niệm

Nhà nước – Pháp luật

Video liên quan

Chủ Đề