Uống thuốc sau 1 tiếng bị nôn có phải uống lại không

Cho dù đang cho con uống thuốc do bác sĩ kê hay không, hẳn bạn có rất nhiều thắc mắc chưa được giải đáp.

“Tôi nên cho bé uống bao nhiêu liều? Con tôi có phải ăn trước khi uống không? Tôi có thể cho thuốc vào trong nước cam không?”…. Trước khi bạn điện thoại hỏi bác sĩ những điều này, mẹ hãy đọc những câu hỏi thường gặp dưới đây chắc chắn bạn sẽ tiết kiệm được chút ít thời gian và tiền bạc đấy!

Có thể cho con uống thuốc với liều cao hơn [hoặc thấp hơn] so với liều được đề nghị ghi trên thuốc?

Tuyệt đối không, bạn nhé. Liều lượng của thuốc thường dựa trên trọng lượng của trẻ chứ không phải tuổi tác. Mặc dù hướng dẫn ghi trên nhãn của một số loại thuốc bao gồm độ tuổi và cân nặng trung bình, nhưng nếu con bạn nặng hơn hay nhẹ hơn số đó, liều khuyến cáo sẽ không phù hợp. Bạn không nên tự ý gia giảm liều lượng thuốc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.

Có thể trộn thuốc của con với nước trái cây cho dễ uống hơn không?

Bạn nên trộn thuốc vào những thức ăn có độ đặc vừa phải như cháo. Bởi nếu thuốc lắng lại ở dưới cùng của thức uống, con bạn sẽ không nhận được đủ liều lượng. Tuy nhiên, trộn thức ăn với các loại thuốc có tác dụng từ từ có thể làm thay đổi tác dụng của thuốc vì thuốc được điều chế cho cơ thể hấp thu từng chút một. Ngoài ra, bạn cần tránh những thực phẩm có chứa canxi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng kết hợp sữa hay các thực phẩm giàu canxi khác với một số loại thuốc nhất định như thuốc kháng sinh tetracycline có thể làm giảm tác dụng của thuốc.

Nếu dược sĩ đồng ý cho trộn thuốc vào thức ăn, bạn nên cố gắng hạn chế lượng thức ăn hết mức có thể [lý tưởng là một hoặc hai muỗng] để con của bạn sẽ uống hết thuốc trong vòng 1 lần. Bạn cần cho trẻ ăn ngay sau khi trộn, nếu hỗn hợp để lâu, hiệu quả của thuốc sẽ bị giảm đi.

Bạn không được tự ý cho trẻ uống thuốc trị đau bụng bởi vì trong thuốc chứa bismuth subsalicylate, một thành phần của thuốc aspirin có liên quan đến hội chứng Reye – một bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng tấn công những trẻ đang mắc các bệnh do virus dẫn đến phù não, gan. Một phương thuốc dùng cho trẻ em bị chứng ợ nóng hay khó tiêu: đó là viên nén nhai màu hồng có chứa canxi cacbonat, được tìm thấy trong các thuốc kháng axit – nhưng thuốc này không thể tiêu diệt virus trong dạ dày.

Khi con bạn bị đau bụng và ói mửa, chỉ cần cho bé một lượng nhỏ nước hoặc dung dịch điện giải như Pedialyte hay Infalyte [cho 1 hoặc 2 muỗng cà phê mỗi năm phút] cho đến khi bé cảm thấy đỡ hơn.

Nên làm gì nếu vô tình cho bé uống quá liều?

Hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức. Khi dùng ở liều cao, một số thuốc có thể trở thành chất độc. Ngoài ra bạn không nên cho bé uống sirô ipecac. Hiện tại, bác sĩ đã ngừng kê toa loại sirô ngày cho các trường hợp ngộ độc.

Nên làm gì nếu bé nôn ra ngay sau uống thuốc?

Nếu bé có tình trạng nôn ói 5 hay 10 phút sau đó, bạn vẫn có thể cho trẻ uống lại thuốc thêm lần nữa vì thuốc chưa có đủ thời gian để được hấp thụ vào máu của bé. [Nếu con của bạn nôn lần thứ hai, không nên thử để bé uống tiếp.] Nhưng nếu sau 30 phút trẻ mới nôn, bạn hãy cho trẻ uống liều thứ hai vào đúng thời điểm như bình thường.

Khi nào và làm thế nào tôi có thể dạy con nuốt viên thuốc?

Vào khoảng 5 tuổi, hầu hết trẻ em có thể nuốt một viên thuốc có kích thước nhỏ. Nhưng con của bạn có thể chưa đủ khả năng để nuốt một viên thuốc lớn hơn cho đến tận 9 tuổi trở lên. Cách tốt nhất để bắt đầu là làm trơn viên thuốc. Mẹ có thể thoa một chút bơ lên viên thuốc, sau đó đặt nó vào trong miệng trẻ. Bạn có thể cho bé nuốt chung với cháo và đừng nên cho bé nước hoặc nước trái cây vì thuốc có thể nổi trong miệng gây khó uống.

Hãy thử thổi vào giữa khuôn mặt của bé, khiến bé chớp mắt và nuốt. Hoặc bạn có thể chia thành các liều nhỏ. Ví dụ, nếu liều lượng là 5 ml, bạn nên cho trẻ uống 1 ml mỗi lần. Nếu bạn vẫn đang gặp khó khăn, hãy hỏi bác sĩ nhi khoa của bạn xem có thuốc dạng nhét hậu môn không.

Nuôi dạy con quả là việc không dễ dàng khi mà bố mẹ phải tập cho con từng li từng tí kể cả việc nuốt một viên thuốc nhỏ. Tuy nhiên đừng vội nản lòng. Con bạn sẽ lớn lên và dần tự lập hơn từ chính sự dạy dỗ của bố mẹ ngày hôm nay.

Các bài viết liên quan:

  • Cẩn thận khi cho con bạn uống acyclovir
  • Trẻ bị sốt: bố mẹ nên và không nên làm gì/li>
  • Trẻ ho khan: bố mẹ nên làm gì/li>

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ uống kháng sinh bị nôn. Trong đó bao gồm cả lý do khách quan lẫn chủ quan. Tuy nhiên, dù là xuất phát từ nguyên nhân nào thì mẹ cũng nên trang bị sẵn kiến thức để xử lý kịp thời khi bé nhà uống kháng sinh bị nôn ói. Dưới đây là những kinh nghiệm hữu ích mà bất kỳ người mẹ nào cũng nên ghi nhớ.

Trẻ uống kháng sinh bị nôn- Mẹ có nên cho uống lại?

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do hệ miễn dịch còn non yếu, chức năng nuốt vốn chưa hoàn thiện. Nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi tình trạng nôn trớ hay thậm chí là sặc khi uống thuốc. Bên cạnh đó, đa phần vị thuốc kháng sinh thường đắng nên sẽ khiến trẻ thấy khó chịu và dễ bị nôn.

Trong trường hợp bé nhà bị nôn ngay khi vừa uống kháng sinh, thì mẹ nên cho bé uống lại với mục đích nhằm bổ sung lượng thuốc đã hao hụt. Còn nếu bé nôn sau khi uống khoảng 15 phút thì mẹ không nên bổ sung liền vì sẽ gây ra tình trạng quá liều. Tốt nhất là giãn cách ra và cho bé uống vào thời điểm kế tiếp để đáp ứng hiệu quả điều trị nhé.

Mẹ nên cho bé uống lại kháng sinh nếu bé bị nôn ngay khi uống

Ngoài ra, mẹ nên lưu ý về thành phần và tác dụng của từng loại thuốc. Vì không phải thuốc nào cũng có cách sử dụng giống nhau. Điển hình như thuốc trị bệnh hen suyễn, ho, bệnh tim tuyệt đối không cho trẻ uống bổ sung sau khi nôn. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng ngộ độc do quá liều rất nguy hiểm.

Làm sao để trẻ uống kháng sinh không bị nôn nữa?

Làm sao để trẻ uống kháng sinh không bị nôn chính là băn khoăn chung của rất nhiều mẹ có con nhỏ. Ngoại trừ các loại thuốc có vị ngọt dễ uống thì không nói, ngược lại khi cho bé uống thuốc có vị đắng, mẹ phải “vật lộn” với đủ mọi chiêu trò.

Vậy thì có cách nào để bé không bị nôn khi uống kháng sinh không? Câu trả lời là có đấy.

Làm sao để bé uống kháng sinh không bị nôn?

Mẹ có thể áp dụng một số mẹo hay sau đây:

Nếu bé nhà trong độ tuổi ăn dặm thì mẹ nên tán bột mịn thuốc pha cùng một số loại thức ăn, nước ép trái cây. Tuy nhiên, trước khi thực hiện hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh trường hợp thuốc phản ứng với thức uống cho bé nhé.

Ngoài ra, với trẻ nhỏ khi đút thuốc cho bé bạn nên đặt sâu vào phần mép trong của lưỡi. Cách này sẽ giúp bé giảm bớt cảm giác đắng từ vị của thuốc kháng sinh. Đối với trẻ lớn thì nên cho uống nguyên viên thay vì tán nhuyễn để giảm vị đắng của thuốc lại. 

Bên cạnh đó, nếu đã áp dụng nhiều cách mà bé vẫn bị nôn khi uống kháng sinh thì tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Có thể đối loại thuốc phù hợp với cơ địa trẻ hoặc thay bằng thuốc đặt hậu môn sẽ phát huy hiệu quả điều trị hơn.

Mẹ cần lưu ý điều gì khi cho bé uống kháng sinh?

Bên cạnh những lợi ích vượt trội thì kháng sinh cũng ẩn chứa nhiều nguy hại với trẻ nhỏ. Để việc sử dụng kháng sinh hiệu quả nhất các mẹ cần lưu ý những điều sau:

Chỉ được sử dụng kháng sinh khi có chỉ định từ bác sĩ

Hiện nay có không ít người lạm dụng trong việc sử dụng kháng sinh. Thậm chí cho trẻ dùng thuốc vô tội vạ, rất nguy hiểm. Trên thực tế, hệ miễn dịch ở trẻ em khác hẳn với người lớn vì thế liều lượng, cách dùng và khả năng tương tác của thuốc cũng khác biệt hoàn toàn.

Do vậy, nếu muốn cho trẻ dùng thuốc kháng sinh thì bạn hãy tham khảo qua chỉ định từ bác sĩ. Đồng thời, tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị và liều lượng, thời gian dùng thuốc đã được kê đơn nhé.

Báo cáo cho bác sĩ khi bé uống kháng sinh bị nôn, tiêu chảy, phát ban

Ở một số trẻ sẽ có dấu hiệu nôn ói, phát ban, hay thậm chí tiêu chảy khi dùng kháng sinh. Lúc này các mẹ cần báo cáo kịp thời cho bác sĩ chuyên môn để có hướng giải quyết kịp thời nhất.

Thăm khám bác sĩ kịp thời khi trẻ bị sốt do uống kháng sinh

Ngoài ra, khi trẻ bị ho, sốt, cảm cúm mẹ cũng nên áp dụng các phương pháp dân gian như cho bé uống nhiều nước, dùng nước muối sinh lý để thông mũi họng, mặc quần áo rộng, lau mát người,... Những cách này sẽ giúp bé mau hồi phục sức khỏe và hạn chế mắc các bệnh vặt thông thường hơn đấy.

Như vậy với các thông tin hữu ích trên đây hy vọng đã giúp các mẹ giải đáp băn khoăn nên làm gì khi trẻ uống kháng sinh bị nôn. Cuối cùng chúc bé yêu của bạn luôn khỏe mạnh và hay ăn chóng lớn nhé.

Nga

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề