Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục

TRƯỜNG THPT CHÀ CANG
Xã Chà Cang, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

Website đang trong quá trình xây dựng và thử nghiệm

Công nghệ thông tin - đặc biệt là Internet, bắt đầu được sử dụng ở Mỹ từ năm 1995 và sau đó bắt đầu được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Ngày nay, thật khó có thể hình dung được thế giới của chúng ta sẽ như thế nào nếu như không có các ứng dụng công nghệ thông tin. Các giảng viên ở các trường đại học của các nước có nền giáo dục tiên tiến từ lâu đã sử dụng những chức năng của công nghệ vào trong giảng dạy. Tại Việt Nam, các giảng viên không còn xa lạ với việc sử dụng các bài giảng điện tử và các thiết bị vào việc giảng dạy trên lớp, bên cạnh đó các giảng viên cũng đã quen thuộc với việc sử dụng thư điện tử hoặc mạng xã hội vào việc trao đổi thông tin, dữ liệu với người học. Tuy nhiên, việc quản lý các khối lượng dữ liệu lớn và biến động hàng ngày không hề đơn giản. Trên thực tế giảng viên thường bị quá tải với hàng núi email, văn bản, tài liệu hàng ngày... Sinh viên cũng gặp khó khăn trong việc tiếp xúc, trao đổi thông tin với các thầy cô giáo. Thực trạng này đã gây hạn chế tới việc nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường.

Công nghệ thông tin hỗ trợ được những gì cho giáo dục?

Vấn đề hiện nay không phải là sử dụng công nghệ thông tin hay không, mà là sử dụng như thế nào? Các trường Đại học đều đã sẽ sử dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và đào tạo, tuy nhiên sử dụng như thế nào thì mỗi nơi một khác. Phần lớn giảng viên chỉ sử dụng các ứng dụng văn phòng [soạn thảo văn bản, bảng tính điện tử và phần mềm trình diễn để soạn bài giảng còn các công việc khác vẫn sử dụng thủ công. Ở các nước phát triển, trước khi công nghệ thông tin trở nên phổ biết, việc phân cấp giáo dục và tính đa dạng được khuyến khích bằng cách vượt qua những hạn chế thế giới vật chất. Trước đây, các trường Đại học nằm cách xa nhau về mặt địa lý và khó có khả năng cho sinh viên có thể chuyển đổi nơi học và thực tập, và do đó, mỗi trường Đại học có con đường và lãnh địa riêng của mình. Hiện nay, tình hình đã không còn như vậy nữa. Với công nghệ thông tin, trái đất chúng ta đã trở nên nhỏ bé và gần gũi hơn. Và chúng ta - những người giảng viên cũng trở nên gần gũi với người học hơn bao giờ hết mà vẫn có thể giữ được sự riêng tư và kiểm soát được thời gian.

Khoá học này này không đề cập tới các vấn đề lý thuyết mà chỉ tập trung vào việc chia sẻ một số kinh nghiệm và phương pháp sử dụng các công nghệ ứng dụng vào việc dạy ở bậc đại học.

Khóa học này không đề cập tới việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo của trường đại học mà chỉ chú trọng vào việc trang bị kỹ năng cá nhân cần thiết phục vụ công việc giảng dạy cho giảng viên.


Mục đích:

- Cung cấp các kỹ năng cần thiết để QUẢN LÝ - CỘNG TÁC và PHÂN PHỐI DỮ LIỆU CÁ NHÂN PHỤC VỤ CÔNG TÁC GIẢNG DẠY


Yêu cầu:
- Tham dự và lắng nghe đầy đủ phần lý thuyết [1 giờ]

- Thực hiện các yêu cầu của giáng viên một cách SÁNG TẠO [1-2 giờ]

- Hoàn thành các yêu cầu của giảng viên [3-4 giờ]

- Hãy tự đánh giá công việc của mình 

Topic 1 - Sử dụng công cụ làm việc cộng tác với Sharepoint 2010 [Hoặc Groove 2007] 

Topic 2 - Sử dụng kho dữ liệu ảo trên Dropbox

Topic 3 - Thiết lập cổng thông tin cá nhân, lịch làm việc và các kênh liên lạc với sinh viên sử dụng các công cụ của Google Applications

Thực hành và đánh giá kết quả: Kết hợp các ứng dụng 1-2-3 để tạo kho dữ liệu và cổng thông tin cá nhân phục vụ giảng dạy

Tài liệu


1. Slide bài giảng Topic 1 - Sharepoint & Groove [PPT file]

2. Slide bài giảng Topic 2 - Dropbox [PPT file] 

3. Slide bài giảng Topic 3 - Google Applications [PPT file] 

4. Hướng dẫn đăng ký tên miền miễn phí [PPT file]
5. Bài thực hành [PDF file]

6. Tự đánh giá kết quả [Click here]

Danh sách - kết quả tự đánh giá lớp ITEduA [Click here]

Học kỳ 1 năm học 2021-2022, trường Tiểu học thị trấn Than Uyên thực hiện hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành và giáo dục học sinh. Đó cũng là nhiệm vụ thực hiện chủ đề năm học “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, coi đây là khâu đột phá trong quản trị, dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục” của nhà trường.

Trong quá trình thực hiện ứng dụng CNTT vào quản lý và điều hành nhà trường có hệ thống thiết bị, công nghệ đồng bộ đến tất cả các phòng chức năng, các lớp học, đáp ứng đầy đủ khai thác trực tuyến phục vụ giảng dạy, quản lý liên thông, thông suốt. Đội ngũ nhà giáo khai thác tốt các kỹ thuật CNTT tiên tiến phục vụ giảng dạy, giáo dục và liên kết đào tạo, rèn kỹ năng sống, vận dụng kiến thức bài học vào thực tế cho học sinh. Hiện tại 100% phòng học và phòng bộ môn được trang bị máy chiếu, đường kết nối internet mạng lan và các thiết bị điện tử phục vụ học tập, khai thác thông tin, đủ điều kiện dạy học kết nối 35 phòng. Ban giám hiệu luôn hỗ trợ, bồi dưỡng nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT vào quả lý điều hành, giảng dạy cho đội ngũ. Các phần mềm, công nghệ mới, thầy cô trong ban giám hiệu là người tiên phong tìm hiểu, nghiên cứu, ứng dụng thành công sau đó truyền đạt cho giáo viên. Công tác bồi dưỡng được thực hiện thường xuyên liên tục bằng nhiều cách khác nhau như mở lớp tập huấn tập trung, bồi dưỡng theo tổ chuyên môn, thực hiện nhóm sở thích, bồi dưỡng dây chuyền theo hướng “cầm tay chỉ việc”.

Ban giám hiệu bồi dưỡng kiến thức CNTT cho đội ngũ

Chính vì vậy, tất cả các giáo viên, nhân viên đều sử dụng khá thành thạo các phần mềm word, excel office 2013 trở lên, quản lý hồ sơ nhân sự, đăng tin, bài trên website trường và các cổng thông tin điện tử, trang mạng xã hội khác. Tất cả đội ngũ đều biết khai thác các kho học liệu số baigiang.violet.vn, igiaoduc.vn, hanhtrangso.nxbgd.vn, olm.vn, ... phục vụ bài dạy và sử dụng tốt các phần mềm thiết kế bài giảng trình chiếu powerpoint, đã thiết kế và giảng dạy 5310 tiết. Nhà trường có 47 cán bộ quản lý, giáo viên sử dụng tốt các phần mềm dạy học trực tuyến zoom, meet google, zavi,..để dạy học kết nối, mang đến cho học sinh những giờ học sinh động và có những kiến thức gắn với thực tế, các hoạt động chia sẻ, trải nghiệm thú vị. Học kỳ 1, các thầy cô giáo đã tổ chức 28 tiết dạy học kết nối, kết nối trong trường 20 tiết [có 2 tiết kết nối toàn trường cho 1015 học sinh], 4 tiết kết nối liên ngành [y tế, kiểm lâm, Ban chỉ huy quân sự huyện và CCB] để phối hợp giáo dục, 3 tiết kết nối ngoài trường, 1 tiết ngoài huyện. Tổ chức 3 buổi sinh hoạt chuyên môn kết nối với Tiểu học xã Tà Hừa, Tiểu học thị trấn Tam Đường và kết nối toàn tỉnh.

Dạy học kết nối toàn trường      kết nối Than Uyên-Tam Đường    Dạy học kết nối SHCM toàn tỉnh        

Dạy học kết nối với Hạt kiểm lâm, CCB, trung tâm y tế, BCH quân sự huyện Than Uyên

Bên cạnh đó, đội ngũ nhà trường sử dụng khá tốt các phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng e-learning và video dạy học truyền hình như: Avina,Camtasia, format-factory, vppsetup VideoPad Video Editor, FastStone_Capture, Canva, capcut. Trong học kỳ 1, có 5 sản phẩm dự thi bài giảng e-learning do Bộ GD&ĐT tổ chức, thiết kế được 16 video bài giảng truyền hình, hơn 60 video được đăng tải trên website và fanpage của trường.

 Trường Tiểu học thị trấn Than Uyên rất tích cực xây dựng khovideo.thanuyen.edu.vn, tính đến hết tháng 12 đã  có 570 video, hình ảnh, 108 bài giảng được góp chung vào kho dữ liệu dùng chung của phòng GD&ĐT Than Uyên. Bổ sung nội dung phong phú cho website trường với 89 bài viết, 22 văn bản pháp quy, 31 bài giảng, 10 album ảnh, 44 video có chất lượng. Hiện tại website, fanpage trường tiểu học thị trấn Than Uyên đang phát triển mạnh số lượng bạn đọc, người theo dõi thường xuyên. Tính đến ngày 22/12/2021, có 106.420 lượt người tham gia đọc bài, tìm kiếm thông tin trên website trường, 841 thành viên chính thức của fanpage trường với hàng ngàn lượt xem và chia sẻ thông tin. Ngoài ra các thông tin truyền thông của ngành, UBND huyện và tỉnh Lai Châu cũng được cập nhật thường xuyên trên các kênh thông tin của trường. Tạo đà cho sự liên thông thông tin chính thống đến với người dùng mạng xã hội. Nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền giới thiệu chương trình GDPT2018 với 6 bài viết, 5 gương điển hình sáng tạo trong dạy và học được bạn đọc đón nhận.

Bồi dưỡng thiết kế bài giảng truyền hình và kỹ thuật viết bài đăng website

Phát triển mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trường đã tập huấn, giúp đỡ đội ngũ cập nhập, sử dụng hiệu quả các phần mềm quản lý học sinh cho đội ngũ giáo viên vnedu.vn, CSDL giáo dục, phần mềm kiểm định chất lượng. Tất cả các giáo viên, cán bộ quản lý sử dụng thành thạo hệ thống TEMIS để bồi dưỡng chương trình GDPT2018. Khai thác hiệu quả hệ thống quản lý văn bản điện tử VNPT-Ioffice liên thông nhận và gửi báo cáo đến các cơ quan hữu quan. Ngoài ra, nhà trường quản lý tốt dữ liệu phổ cập với phần mềm quản lý dân cư quốc gia, tạo ra sự đồng bộ về quản lý thông tin con người giữa ngành giáo dục và các ngành chức năng. Công tác kiểm soát tài sản, tài chính – kế toán đạt hiệu quả theo quy định chung bằng các phần mềm chuyên ngành. Tính đến hết tháng 12 năm 2021, trường Tiểu học thị trấn Than Uyên đã tổ chức thành công các cuộc thi cấp trường trên nền tảng kỹ thuật số cho học sinh, thi Trạng Nguyên Toàn Tài có 318 học sinh tham gia, Trạng Nguyên Tiếng Việt 310 học sinh tham gia có 255 học sinh có điểm thi trên 200, 6 em đạt tối đa 300/300 điểm. Thi olympic tiếng anh trên internet cho học sinh tiểu học có 111 học sinh tham gia, 40 học sinh trên 1000 điểm.

Học sinh thi IOE, Trạng Nguyên Toàn Tài, Trạng Nguyên Tiếng Việt cấp trường

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện quản lý, điều hành bằng công nghệ kỹ thuật số, trường Tiểu học thị trấn Than Uyên cũng xuất hiện những bất cập cần được tháo gỡ như: Trường có một phòng tin với 24 máy tính phục vụ học tập, các thiết bị được đầu tư gần 10 năm nay, chất lượng đã xuống cấp. Số lượng phòng máy phục vụ học tập, số máy tính dành cho học sinh ít mới đạt 0,04 máy/học sinh, nhiều máy đã xuống cấp hoặc hết hạn khấu hao, ảnh hưởng nhiều đến công tác giảng dạy của trường. Ttrường đang thiếu 2 giáo viên dạy môn tin học, thiếu 1 cán bộ công nghệ thông tin. Hiện có nhiều phần mềm cùng một mục đích quản lý, thống kê, đánh giá xếp loại học sinh, quản lý tài sản,... gây khó khăn cho người làm công tác thống kê của đơn vị. Một số phần mềm chưa hoàn thiện đã triển khai sử dụng gây lãng phí thời gian của nhà trường.  Nhà trường không có giáo viên được đào tạo chuyên ngành tin học nên nhiều phần mềm, ứng dụng trong dạy học tin học không xử lý được. Công nghệ luôn đổi mới, nâng cấp khó khăn đối với các giáo viên lớn tuổi.

Khắc phục khó khăn, vượt lên từ nỗ lực của cả tập thể, trong học kỳ 2,nhà trường tiếp tục tổ chức 4 sân chơi trí tuệ trên nền tảng kỹ thuật số IOE, Trạng Nguyên Toàn Tài, Trạng Nguyên Tiếng Việt, violympic toán Tiếng Anh, toán Tiếng Việt nội dung cấp huyện, tỉnh và quốc gia và olympic toán quốc tế. Dạy học kết nối với giáo viên người Mỹ tại Hoa Kỳ và nhiều chương trình phát triển công nghệ khác.

Video liên quan

Chủ Đề