Tuổi xung theo ngày là gì

Bài viết Hướng dẫn cách tính tuổi xung khắc với ngày Xem giờ tốt theo tuổi gồm các phần chính sau đây:

  1. Khám phá bí mật ẩn dấu trong Thiên Can và Địa chi
  2. Luận giải xung khắc ngũ hợp của 10 Thiên Can
  3. Luận giải hợp hóa, xung, hình, hại của 12 Địa chi
  4. Luận bàn về ngày giờ xung kỵ với tuổi cần tránh khi khởi sự công việc
  5. Bảng tra nhanh ngày giờ xung kỵ với tuổi cần tránh khi khởi sự việc quan trọng

1. Khám phá bí mật ẩn dấu trong Thiên Can và Địa chi

Đa số mọi người cho rằng Can Chi chỉ là công cụ dùng để làm lịch và tính toán thời gian. Nhưng liệu Can Chi chỉ đơn giản được dùng để ghi chép thời gian? Bởi nếu đơn thuần chỉ là ghi chép thời gian, thì dùng số sẽ đơn giản và thuận tiện hơn dùng Can Chi. Không những vậy còn dễ dàng theo dõi, vì số hóa là công cụ ghi chép ưu việt hơn. Lấy ghi năm công nguyên làm ví dụ, lợi thế tốt nhất của việc dùng số ghi chép là từng bước thêm con số, thực hiện phương pháp tính thập phân. Trong khi đó, việc dùng Can Chi thì phức tạp hơn nhiều. Mỗi năm chỉ có một niên hiệu Can Chi cố định, không có định vị thời gian kỹ thuật số vốn có của riêng nó.

Trên thực tế, Thiên Can Địa Chi còn được cổ nhân sử dụng để dự đoán tương lai. Vào thời nhà Đường, ngoài việc dùng để ghi chép ngày, tháng, năm, các nhà chiêm tinh học còn phát triển thuật dự đoán tứ trụ chuyên dùng để dự đoán tương lai có tính chính xác cao được áp dụng rộng rãi đến tận ngày nay. Tứ trụ là môn dự đoán học dựa trên bát tự kết hợp với đại vận và lưu niên để luận đoán mức độ cát hung và họa phúc của đời người. Cụ thể:

+ Thiên Can chủ về trời, là Thiên nguyên [tức là các nguyên nhân này do ông trời quyết định]. Chúng chính là các can đã lộ ra trong tứ trụ của từng người.

+ Địa Chi chủ về xã hội mà con người đang sống trên mặt đất, là Địa nguyên.

+ Nhân tức là con người được tạo ra trong trời và đất, do vậy trong mỗi địa chi của tứ trụ có chứa từ 1 đến 3 can, đó chính là các thần đặc trưng cho khả năng chủ quan của người có tứ trụ, là Nhân nguyên.

Sự dự đoán tổng hợp của tam nguyên [Thiên Địa Nhân] là một thể thống nhất trong mệnh lý học, nó có một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi vì nó có thể chỉ ra toàn bộ tiền đồ, cát, hung, họa, phúc ....của cả một đời người. Nếu kết hợp tứ trụ với tướng tay và tướng mặt để dự đoán thì điều dự đoán có thể đạt đến sự chính xác, chi tiết đến kỳ diệu.

Như vậy có thể nói Thiên Can Địa Chi là một kiến thức tiên tiến vượt xa khoa học hiện đại của nhân loại, ẩn chứa tin tức bí mật của vũ trụ, ẩn chứa bí mật về trình tự thay đổi của khí hậu, ẩn chứa mật mã của sinh mệnh, ẩn chứa tiết tấu thần kỳ của quá trình phát triển sự vật. Nếu nó không ẩn chứa những bí mật ấy, thì sao có thể được dùng để dự đoán chính xác về tương lai?

Chức năng thực sự của Can Chi chính là để ghi lại tình trạng biến hóa vận động của 5 loại khí trong ngũ hành bao gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ; ghi lại chính xác trạng thái thịnh suy của sự vận hành các loại khí trong ngũ hành trên trời, dưới đất, và đặc điểm của quy luật này. Đây mới chính là bí mật lớn nhất của Thiên Can Địa Chi. Ví dụ, 60 năm Thiên Can Địa Chi, trong mỗi năm lại ghi chép lại tính chất khí của ngũ hành trên trời là gì, tính chất khí của ngũ hành dưới đất là gì. Giống như vào năm Giáp Tý, trên trời dần dần chủ yếu tăng thêm Mộc khí, dưới đất dần chủ yếu tăng thêm Thủy khí. Tương tự, mỗi tháng, mỗi ngày, mỗi giờ của Can Chi cũng là ghi chép bản chất của thời tiết và khí tại thời điểm đó. Vậy, tại sao cần ghi lại quy luật hoạt động của ngũ hành trời đất?

Nguyên nhân vì khí ngũ hành của trời đất không những ảnh hưởng đáng kể tới sự thay đổi của khí hậu và môi trường, mà còn ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại và phát triển của tất cả các thể sinh mệnh trên trái đất. Vì vậy, chỉ có nắm chắc trạng thái vận hành khí của ngũ hành mới có thể phân tích xu hướng biến đổi khí hậu môi trường, đồng thời dự đoán tác động của môi trường lên các thể sinh mệnh, từ đó dự đoán xu hướng trong tương lai. Điều này có ý nghĩa thiết thực và vô cùng quan trọng đối với sự sinh tồn của nhân loại.

2. Luận giải xung khắc ngũ hợp của 10 Thiên Can

Thiên Can chủ về trời, là Thiên nguyên. Giữa các Thiên Can có mối quan hệ hợp hóa, xung khắc. Trong bài viết này tôi chỉ đi sâu vào phần xung khắc, còn về vấn đề ngũ hợp hóa của 10 thiên can mời độc giả tìm hiểu sâu hơn ở bài viết sau:

Luận giải thứ tự, ngũ hành và ý nghĩa của 10 can và thiên can ngũ hợp xung khắc

Ta có 10 cặp thiên can xung khắc theo cơ chế đồng cực và ngũ hành tương khắc như sau:

  • Giáp xung Mậu [Dương Mộc khắc Dương Thổ]
  • Ất xung Kỷ [Âm Mộc khắc Âm Thổ]
  • Bính xung Canh [Dương Hỏa khắc Dương Kim]
  • Đinh xung Tân [Âm Hỏa khắc Âm Kim]
  • Mậu xung Nhâm [Dương Thổ khắc Dương Thủy]
  • Kỷ xung Quý [Âm Thổ khắc Âm Thủy]
  • Canh xung Giáp [Dương Kim khắc Dương Mộc]
  • Tân xung Ất [Âm Kim khắc Âm Mộc]
  • Nhâm xung Bính [Dương Thủy khắc Dương Hỏa]
  • Quý xung Đinh [Âm Thủy khắc Âm Hỏa]

3. Luận giải hợp hóa, xung, hình, hại của 12 Địa chi

Giữa 12 Địa chi chủ về xã hội mà con người đang sống trên mặt đất, là Địa nguyên nên có mối quan hệ phức tạp thể hiện qua sự hợp hóa, xung, hình, hại gồm:

Lục hợp của Địa chi: Tý hợp với Sửu, Ngọ hợp với Mùi, Dần hợp với Hợi, Tuất hợp với Mão, Thìn hợp với Dậu, Thân hợp với Tỵ,

Địa chi tam hợp cục hóa thành ngũ hành: Thân Tý Thìn hợp thành Thủy cục, Hợi Mão Mùi hợp thành Mộc cục, Dần Ngọ Tuất hợp thành Hỏa cục, Tỵ Dậu Sửu hợp thành Kim cục.

Bán hợp của Địa chi:

  • Thân bán hợp với Tý hay Tý bán hợp với Thìn có thể hóa thành Thủy cục.
  • Hợi bán hợp với Mão hay Mão bán hợp với Mùi có thể hóa thành Mộc cục.
  • Dần bán hợp với Ngọ hay Ngọ bán hợp với Tuất có thể hóa thành Hỏa cục.
  • Tỵ bán hợp với Dậu hay Dậu bán hợp với Sửu có thể hóa thành Kim cục.

Địa chi tam hội hóa thành ngũ hành:

  • Tam hội của Dần Mão Thìn về phương Đông có thể hóa thành Mộc cục.
  • Tam hội của Tỵ - Ngọ - Mùi về phương nam có thể hóa thành Hỏa cục.
  • Tam hội của Thân - Dậu - Tuất về phương Tây có thể hóa thành Kim cục.
  • Tam hội của Hợi - Tý - Sửu về phương Bắc có thể hóa thành Thủy cục.

Lục xung của Địa chi:

  • Tý [Dương Thủy] Ngọ [Dương Hỏa] tương xung xung khắc Thủy Hỏa, bắc nam [đồng cực]
  • Mão [Âm Mộc] Dậu [Âm Kim] tương xung xung khắc Mộc Kim, đông tây [đồng cực]
  • Dần [Dương Mộc] Thân [Dương Kim] tương xung xung khắc Mộc Kim [đồng cực dương]
  • Hợi [Âm Thủy] Tỵ [Âm Hỏa] tương xung xung khắc Thủy Hỏa, [đồng cực Âm]
  • Nhị xung đồng cực đồng hành [thuộc hành Thổ] quy chiếu ra 4 hướng không gian. Thìn với Tuất và Sửu với Mùi là giống nhau về hành nên chỉ nói đến xung không nói đến khắc
  • Thìn [Dương Thổ] Tuất [Dương Thổ] tương xung [đồng cực Dương Thổ]
  • Sửu [Âm Thổ] Mùi [Âm Thổ] tương xung [đồng cực Âm Thổ]

Lục hại của Địa chi: Tý Mùi, Sửu Ngọ, Dần Tỵ, Thìn Mão, Tỵ Dần, Mùi Tý, Thân Hợi, Dậu Tuất, Tuất Dậu, Hợi Thân.

Tương hình của Địa chi gồm Hỗ Hình [Tý Mão], Bằng Hình: Dần hình Tỵ, Tỵ hình Thân, Thân hình Dần, Tự Hình: Thìn hình Thìn, Ngọ hình Ngọ, Dậu hình Dậu, Hợi hình Hợi

Hướng dẫn tính tuổi xung khắc với ngày

Tại sao cùng ngày Hoàng Đạo, nhiều sao tốt, giờ tốt nhưng mà có người đi được việc, có kẻ đi lại hỏng việc đó là do ngũ hành sinh khắc cả. Do đó khi chọn ngày đẹp, giờ tốt cần phải chú ý tới việc ngày giờ được chọn có bị xung khắc với tuổi của mình hay không.

Với Thiên can là 10 cặp xung khắc theo cơ chế đồng cực và ngũ hành tương khắc như đã nói ở mục 2 nhưng chỉ xét các cặp mà Thiên Can ngày khắc được Thiên Can tuổi ví dụ Thiên Can ngày là Giáp [Dương Mộc] xung khắc với Thiên Can tuổi là Mậu [Dương Thổ] [lực mạnh nhất] chứ không xét trường hợp Thiên Can ngày là Mậu [Dương Thổ] bị Thiên Can tuổi là Giáp xung khắc vì tuy có ảnh hưởng nhưng không nhiều.

Với Địa Chi ta chỉ nên xét lục xung vì lực ảnh hưởng của nó mạnh nhất, còn lục hại và tương hình thì lực của nó yếu hơn không ảnh hưởng nhiều và nếu xét thì một năm chắc chỉ có vài chục ngày đáp ứng khó mà chọn được ngày tốt. Trong lục xung thì lực xung khắc của Tý với Ngọ và Dậu với Mão là các lực xung khắc mạnh nhất, vì chúng đại diện cho các lực xung khắc chính phương là Đông [Mão] với Tây [Dậu] và Nam [Ngọ] với Bắc [Tý]. Sau đó mới đến lực xung khắc của Dần với Thân và Tỵ với Hợi vì phương xung khắc của nó không đúng chính phương, cuối cùng mới là lực xung của Thìn với Tuất và Sửu với Mùi.

Với ngũ hành nạp âm ta chỉ xét ngày có ngũ hành nạp âm khắc với ngũ hành niên mệnh nhưng phải có Địa Chi lục xung với Địa Chi niên mệnh. Ví dụ ngày Mậu Ngọ và Kỷ Mùi đều có ngũ hành nạp âm là Thiên thượng Hỏa [Lửa trên trời] khắc mạnh với tuổi Giáp Tý là Hải trung Kim [Kim trong biển] nhưng ta chỉ cần tránh ngày Mậu Ngọ [Tý xung Ngọ] vì lực ảnh hưởng mạnh nhất chứ không cần tránh ngày Kỷ Mùi.

Dựa trên 3 cơ sở trên ta sẽ có 5 ngày xung khắc với tuổi như bên dưới:

Ngày kỵ thứ nhất là ngày có Can Chi trùng với Can Chi của năm sinh sẽ xảy ra hiện tượng đồng cực, đồng hành nên xấu. Ví dụ tuổi Giáp Tý khởi sự vào ngày hoặc giờ Giáp Tý thì không tốt. Tương tự tuổi Ất Sửu cần tránh ngày Ất Sửu

Ngày kỵ thứ hai là ngày có Thiên Can trùng với Thiên Can của năm sinh và Địa Chi xung với Địa Chi của năm sinh. Ví dụ tuổi Giáp Tý khởi sự vào ngày hoặc Giáp Ngọ thì không tốt [do Tý xung Ngọ xem thêm mục 3]. Tương tự tuổi Ất Sửu cần tránh ngày Ất Mùi

Ngày kỵ thứ 3 là ngày có Thiên Can xung và khắc với Thiên Can của năm sinh còn Địa Chi trùng với Địa Chi của năm sinh [đồng cực]. Ví dụ tuổi Giáp Tý khởi sự vào ngày Canh Tý thì không tốt do Can Giáp [Dương Mộc] vừa đồng cực lại vừa bị Can Canh [Dương Kim] khắc. Tương tự tuổi Ất Sửu cần tránh ngày Tân Sửu

Ngày kỵ thứ 4 là ngày đại kỵ vì là ngày có Thiên Can xung và khắc với Thiên Can của năm sinh còn Địa Chi xung với Địa Chi của năm sinh, đồng thời ngũ hành niên mệnh khắc với ngũ hành của ngày. Ví dụ tuổi Giáp Tý khởi sự vào ngày Canh Ngọ thì đại kỵ do Can Giáp [Dương Mộc] vừa đồng cực lại vừa bị Can Canh [Dương Kim] khắc còn Địa Chi Tý xung với Địa Chi Ngọ, đồng thời ngũ hành niên mệnh là Hải trung Kim [Kim trong biển] khắc ngũ hành ngày Lộ bàng Thổ [Đất ven đường]. Tương tự tuổi Ất Sửu cần tránh ngày Tân Mùi

Ngày kỵ thứ 5 là ngày có ngũ hành khắc ngũ hành niên mệnh. Ví dụ tuổi Giáp Tý khởi sự vào ngày Mậu Ngọ thì không tốt bởi ngũ hành niên mệnh là Hải trung Kim [Kim trong biển] bị ngũ hành ngày là Thiên thượng Hỏa [Lửa trên trời] khắc và Địa Chi Tý xung với Ngọ. Tương tự tuổi Ất Sửu cần tránh ngày Kỷ Mùi

Trong 5 ngày trên thì ngày giờ thứ 4 là đại kỵ [tôi bôi đỏ ở bảng bên dưới để độc giả lưu ý] là ngày giờ tuyệt đối nên tránh khởi sự công việc quan trọng, các ngày giờ còn lại thì có thể tiến hành các công việc không quá quan trọng hoặc có việc cần kíp buộc phải thực hiện thì vẫn có thể tiến hành nhưng cần chọn giờ tốt, hướng tốt mà đi, cộng với chế sát và hóa sát để giảm thiểu ảnh hưởng.

Chú ý nếu bạn nào có đọc các sách trạch cát, thông thư, xem ngày tốt xấu sẽ thấy:

Ngày kỵ thứ 1 đến thứ 4 được ghi trong bảng tra ngày giờ nhanh của các sách Trạch cát thần bí, Trạch cát dân gian toàn thư và xem ngày tốt xấu theo Can Chi.

Còn ngày kỵ thứ 4 và thứ 5 được ghi trong mục lục thập hoa giáp xung niên tuế của sách Thông thư Phật lịch tuy nhiên bị sai 3 lỗi sau đây:

Ngày Tân Hợi có ngũ hành nạp âm Thoa xuyến Kim [Kim trang sức] sách đang ghi xung khắc với tuổi Đinh Tỵ có ngũ hành nạp âm là Sa trung Thổ [Đất pha cát] là sai vì Thổ sinh Kim. Nếu đúng thì phải xung khắc với tuổi Ất Tỵ có ngũ hành nạp âm là Phú đăng Hỏa [Lửa ngọn đèn] mới đúng vì Hỏa khắc Kim và Tân xung Ất, Hợi xung Tỵ

Ngày Ất Mão có ngũ hành nạp âm là Đại khe Thủy [Nước khe lớn] sách đang ghi xung khắc với tuổi Tân Dậu có ngũ hành nạp âm là Thạch lựu Mộc [Cây thạch lựu] là sai vì Thủy sinh Mộc. Nếu đúng thì phải xung khắc với tuổi Đinh Dậu là Sơn hạ Hỏa [Lửa chân núi] mới đúng vì Nước dập Lửa tắt.

Ngày Nhâm Tuất có ngũ hành nạp âm là Đại hải Thủy [Nước biển lớn] sách đang ghi xung khắc với tuổi Mậu Thìn có ngũ hành nạp âm là Đại lâm Mộc [Cây trong rừng] là sai vì Thủy sinh Mộc. Nếu đúng thì phải xung khắc với tuổi Giáp Thìn là Phú đăng Hỏa [Lửa ngọn đèn] vì Nước dập Lửa tắt.

Do đó các bạn đọc sách phải để ý, không phải cứ sách viết là đúng mà mình phải dựa trên học thuyết ngũ hành mà luận.

5. Bảng tra nhanh ngày giờ xung kỵ với tuổi cần tránh khi khởi sự việc quan trọng

Sau đây tôi xin tổng hợp bảng tra ngày giờ xung kỵ với tuổi cần tránh để độc giả tiện tra cứu khi khởi sự các việc lớn và quan trọng:

Niên mệnhNgũ HànhNgày giờ xung kỵ nên tránh xét theo xung khắc Can Chi và ngũ hành nạp âmGiáp TýHải trung Kim [Kim trong biển]Giáp TýGiáp NgọCanh TýCanh NgọMậu NgọẤt SửuHải trung Kim [Kim trong biển]Ất SửuẤt MùiTân SửuTân MùiKỷ MùiBính DầnLư trung Hỏa [Lửa trong lò]Bính DầnBính ThânNhâm DầnNhâm ThânGiáp ThânĐinh MãoLư trung Hỏa [Lửa trong lò]Đinh MãoĐinh DậuQuý MãoQuý DậuẤt DậuMậu ThìnĐại lâm Mộc [Cây trong rừng]Mậu ThìnMậu TuấtGiáp ThìnGiáp TuấtCanh TuấtKỷ TỵĐại lâm Mộc [Cây trong rừng]Kỷ TỵKỷ HợiẤt TỵẤt HợiTân HợiCanh NgọLộ bàng Thổ [Đất ven đường]Canh NgọCanh TýBính NgọBính TýNhâm TýTân MùiLộ bàng Thổ [Đất ven đường]Tân MùiTân SửuĐinh MùiĐinh SửuQuý SửuNhâm ThânKiếm phong Kim [Kim mũi kiếm]Nhâm ThânNhâm DầnMậu ThânMậu DầnBính DầnQuý DậuKiếm phong Kim [Kim mũi kiếm]Quý DậuQuý MãoKỷ DậuKỷ MãoĐinh MãoGiáp TuấtSơn đầu Hỏa [Lửa trên núi]Giáp TuấtGiáp ThìnCanh TuấtCanh ThìnNhâm ThìnẤt HợiSơn đầu Hỏa [Lửa trên núi]Ất HợiẤt TỵTân HợiTân TỵQuý TỵBính TýGiản hạ Thủy [Nước dưới khe]Bính TýBính NgọNhâm TýNhâm NgọCanh NgọĐinh SửuGiản hạ Thủy [Nước dưới khe]Đinh SửuĐinh MùiQuý SửuQuý MùiTân MùiMậu DầnThành đầu Thổ [Đất trên thành]Mậu DầnMậu ThânGiáp DầnGiáp ThânCanh ThânKỷ MãoThành đầu Thổ [Đất trên thành]Kỷ MãoKỷ DậuẤt MãoẤt DậuTân DậuCanh ThìnBạch lạp Kim [Kim chân đèn]Canh ThìnCanh TuấtBính ThìnBính TuấtGiáp TuấtTân TỵBạch lạp Kim [Kim chân đèn]Tân TỵTân HợiĐinh TỵĐinh HợiẤt HợiNhâm NgọDương liễu Mộc [Cây dương liễu]Nhâm NgọNhâm TýMậu NgọMậu TýGiáp TýQuý MùiDương liễu Mộc [Cây dương liễu]Quý MùiQuý SửuKỷ MùiKỷ SửuẤt SửuGiáp ThânTuyền trung Thủy [Nước trong suối]Giáp ThânGiáp DầnCanh ThânCanh DầnMậu DầnẤt DậuTuyền trung Thủy [Nước trong suối]Ất DậuẤt MãoTân DậuTân MãoKỷ MãoBính TuấtỐc thượng Thổ [Đất mái nhà]Bính TuấtBính ThìnNhâm TuấtNhâm ThìnMậu ThìnĐinh HợiỐc thượng Thổ [Đất mái nhà]Đinh HợiĐinh TỵQuý HợiQuý TỵKỷ TỵMậu TýTích lịch Hỏa [Lửa sấm sét]Mậu TýMậu NgọGiáp TýGiáp NgọBính NgọKỷ SửuTích lịch Hỏa [Lửa sấm sét]Kỷ SửuKỷ MùiẤt SửuẤt MùiĐinh MùiCanh DầnTùng bách Mộc [Cây tùng bách]Canh DầnCanh ThânBính DầnBính ThânNhâm ThânTân MãoTùng bách Mộc [Cây tùng bách]Tân MãoTân DậuĐinh MãoĐinh DậuQuý DậuNhâm ThìnTrường lưu Thủy [Nước sông dài]Nhâm ThìnNhâm TuấtMậu ThìnMậu TuấtBính TuấtQuý TỵTrường lưu Thủy [Nước sông dài]Quý TỵQuý HợiKỷ TỵKỷ HợiĐinh HợiGiáp NgọSa trung Kim [Kim trong cát]Giáp NgọGiáp TýCanh TýCanh NgọMậu TýẤt MùiSa trung Kim [Kim trong cát]Ất MùiẤt SửuTân SửuTân MùiKỷ SửuBính ThânSơn hạ Hỏa [Lửa chân núi]Bính ThânBính DầnNhâm DầnNhâm ThânGiáp DầnĐinh DậuSơn hạ Hỏa [Lửa chân núi]Đinh DậuĐinh MãoQuý MãoQuý DậuẤt MãoMậu TuấtBình địa Mộc [Cây đồng bằng]Mậu TuấtMậu ThìnGiáp ThìnGiáp TuấtCanh ThìnKỷ HợiBình địa Mộc [Cây đồng bằng]Kỷ HợiKỷ TỵẤt TỵẤt HợiTân TỵCanh TýBích thượng Thổ [Đất trên tường]Canh TýCanh NgọBính NgọBính TýNhâm NgọTân SửuBích thượng Thổ [Đất trên tường]Tân SửuTân MùiĐinh MùiĐinh SửuQuý MùiNhâm DầnKim bạch Kim [Kim dát mỏng]Nhâm DầnNhâm ThânMậu ThânMậu DầnBính ThânQuý MãoKim bạch Kim [Kim dát mỏng]Quý MãoQuý DậuKỷ DậuKỷ MãoĐinh DậuGiáp ThìnPhú đăng Hỏa [Lửa ngọn đèn]Giáp ThìnGiáp TuấtCanh ThìnCanh TuấtNhâm TuấtẤt TỵPhú đăng Hỏa [Lửa ngọn đèn]Ất TỵẤt HợiTân TỵTân HợiQuý HợiBính NgọThiên hà Thủy [Nước trên trời]Bính NgọBính TýNhâm NgọNhâm TýCanh TýĐinh MùiThiên hà Thủy [Nước trên trời]Đinh MùiĐinh SửuQuý MùiQuý SửuTân SửuMậu ThânĐại trạch Thổ [Đất đầm lầy]Mậu ThânMậu DầnGiáp ThânGiáp DầnCanh DầnKỷ DậuĐại trạch Thổ [Đất đầm lầy]Kỷ DậuKỷ MãoẤt DậuẤt MãoTân MãoCanh TuấtThoa xuyến Kim [Kim trang sức]Canh TuấtCanh ThìnBính TuấtBính ThìnGiáp ThìnTân HợiThoa xuyến Kim [Kim trang sức]Tân HợiTân TỵĐinh HợiĐinh TỵẤt TỵNhâm TýTang đố Mộc [Cây dâu tằm]Nhâm TýNhâm NgọMậu TýMậu NgọGiáp NgọQuý SửuTang đố Mộc [Cây dâu tằm]Quý SửuQuý MùiKỷ SửuKỷ MùiẤt MùiGiáp DầnĐại khe Thủy [Nước khe lớn]Giáp DầnGiáp ThânCanh DầnCanh ThânMậu ThânẤt MãoĐại khe Thủy [Nước khe lớn]Ất MãoẤt DậuTân MãoTân DậuKỷ DậuBính ThìnSa trung Thổ [Đất pha cát]Bính ThìnBính TuấtNhâm ThìnNhâm TuấtMậu TuấtĐinh TỵSa trung Thổ [Đất pha cát]Đinh TỵĐinh HợiQuý TỵQuý HợiKỷ HợiMậu NgọThiên thượng Hỏa [Lửa trên trời]Mậu NgọMậu TýGiáp NgọGiáp TýBính TýKỷ MùiThiên thượng Hỏa [Lửa trên trời]Kỷ MùiKỷ SửuẤt MùiẤt SửuĐinh SửuCanh ThânThạch lựu Mộc [Cây thạch lựu]Canh ThânCanh DầnBính ThânBính DầnNhâm DầnTân DậuThạch lựu Mộc [Cây thạch lựu]Tân DậuTân MãoĐinh DậuĐinh MãoQuý MãoNhâm TuấtĐại hải Thủy [Nước biển lớn]Nhâm TuấtNhâm ThìnMậu TuấtMậu ThìnBính ThìnQuý HợiĐại hải Thủy [Nước biển lớn]Quý HợiQuý TỵKỷ HợiKỷ TỵĐinh Tỵ

Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy like, share bài viết và fanpage Xemvm.com để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Vui lòng ghi rõ nguồn website xemvm.com khi bạn trích dẫn nội dung từ bài viết này. Cám ơn bạn rất nhiều!

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết hoàn thiện hơn vui lòng gửi email về hoặc để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

Video liên quan

Chủ Đề