Trường học có phải nộp thuế không

Bài viết giải đáp quy định về thuế đối với khoản thu tiền học phí. Hy vọng rằng bài viết sau sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý độc giả.

1. Một số khái niệm cơ bản

Thuế là một khoản tài chính bắt buộc phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau. Việc không trả tiền, cùng với việc trốn tránh hoặc chống lại việc nộp thuế, sẽ bị pháp luật chế tài.

Hầu hết các quốc gia đều có một hệ thống thuế để trả cho các nhu cầu quốc gia, chung hoặc thỏa thuận và các chức năng của chính phủ. Một số đánh thuế tỷ lệ phần trăm cố định đối với thu nhập hàng năm của cá nhân, nhưng hầu hết các loại thuế dựa trên số tiền thu nhập hàng năm. Hầu hết các quốc gia đều đánh thuế thu nhập cá nhân cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Các quốc gia hoặc tiểu đơn vị cũng thường áp thuế tài sản, thuế thừa kế, thuế bất động sản, thuế quà tặng, thuế bán hàng, thuế lương hoặc thuế quan. Theo nghĩa về kinh tế, thuế chuyển sự giàu có từ các hộ gia đình hoặc doanh nghiệp cho chính phủ. Điều này có tác dụng vừa có thể làm tăng và giảm tăng trưởng kinh tế và phúc lợi kinh tế. Do đó, thuế là một chủ đề gây tranh luận cao.

Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân.Tất cả các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước đều được đáp ứng qua các nguồn thu từ thuế, phí và các hình thức thu khác như: vay mượn, viện trợ nước ngoài, bán tài nguyên quốc gia, thu khác…. Song thực tế các hình thức thu ngoài thuế đó có rất nhiều hạn chế, bị ràng buộc bởi nhiều điều kiện. Do đó thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất vì khoản thu này mang tính chất ổn định và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng. Ở Việt Nam, Thuế thực sự trở thành nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước từ năm 1990. Điều này được thể hiện qua tỷ trọng số thuế trong tổng thu ngân sách.

Chính sách thuế được đặt ra không chỉ nhằm mang lại số thu đơn thuần cho ngân sách mà yêu cầu cao hơn là qua thu góp phần thực hiện chức năng việc kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân.

>> Tham khảo: Hướng dẫn chuyển đổi hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC.

2. Quy định về nộp thuế với khoản thu tiền học phí

Căn cứ theo Khoản 13, Điều 4, Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP quy định về đối tượng không chịu thuế:

13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.

Trường hợp các cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông có thu tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu khác dưới hình thức thu hộ, chi hộ thì tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu hộ, chi hộ này cũng thuộc đối tượng không chịu thuế.”

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 13, Thông tư 39/2014/TT-BTC về việc cấp hóa đơn do Cục Thuế đặt in, cơ quan thuế cấp hóa đơn cho các tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh có phát sinh hoạt động bán hàng hóa cung ứng dịch vụ. Nếu tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng thì cơ quan thuế không cấp hóa đơn.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Theo Khoản 7, Điều 3 sửa đổi, bổ sung Điều 16 của Thông tư 39/2014/TT-BTC, người bán cần phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu hay hàng hóa trả thay lương cho người lao động.

Theo các quy định trên, nếu không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định thì sẽ không được cơ quan thuế cấp hóa đơn.

Bên cạnh đó, trong quá trình bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, các tổ chức, đơn vị phải lập hóa đơn, bao gồm các trường hợp hàng hóa, dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, cho, biếu, tặng,….

Doanh nghiệp có thể căn cứ vào đối tượng kinh doanh và tình hình thực tế của đơn vị để thực hiện theo đúng quy định.

Kết luận

Mọi thắc mắc hoặc muốn được tư vấn muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: //einvoice.vn/

  • thuế là gì
  • xuất hóa đơn thu tiền học phí

 ảnh: internet

Giáo dục luôn được áp dụng chính sách thuế ưu đãi cao nhất

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có đề xuất một số nội dung về chính sách thuế đối với các cơ sở, DN giáo dục. Theo đó, ngoài đề xuất tiếp tục áp dụng các ưu đãi về thuế và tiền thuê đất cho các cơ sở giáo dục, DN giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị nghiên cứu mở rộng giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất theo hướng miễn thuế GTGT, thuế TNDN, tiền thuê đất cho toàn bộ các cơ sở, DN giáo dục, nhất là các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập và các dịch vụ giáo dục trong 2 năm từ 2022-2023 để giảm chi phí trong vận hành, khuyến khích, huy động các nguồn lực công - tư vào phát triển, phục hồi ngành giáo dục một cách nhanh nhất.  

Trước các đề xuất này, tại báo cáo Thủ tướng Chính phủ về chính sách thuế đối với các cơ sở, DN giáo dục và các dịch vụ giáo dục, Bộ Tài chính cho biết, các ưu đãi thuế trong lĩnh vực giáo dục đào tạo luôn được áp dụng ở mức cao. Cụ thể, theo quy định của Luật thuế TNDN, áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động đối với thu nhập của DN từ thực hiện hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Trường hợp DN thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa giáo dục và đào tạo tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, thì được miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa trong 9 năm tiếp theo. Đối với DN thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa giáo dục và đào tạo tại địa bàn khác, thì được miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa trong 5 năm tiếp theo.

Ngoài ra, Luật thuế TNDN cũng quy định miễn thuế TNDN đối với phần thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo để lại để đầu tư phát triển cơ sở đó theo quy định của luật chuyên ngành, các khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục. Đối với DN, tổ chức thực hiện chi tài trợ cho giáo dục cũng được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Bộ Tài chính cũng cho biết thêm, tại Luật thuế GTGT, hầu hết hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT như dạy học, dạy nghề; xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học - kỹ thuật...

Tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, giáo dục cũng là ngành nghề được áp dụng các chính sách ưu đãi thuế. Mặt khác, theo quy định tại Nghị định số 59/2008/NĐ-CP và Nghị định số 59/2014/NĐ-CP, thì các dự án xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo được ưu đãi với mức tối đa là miễn tiền thuê đất cho toàn bộ thời gian của dự án, mức tối thiểu bằng mức ưu đãi theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về đầu tư.

Đặc biệt, trước tác động của dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động của DN và người dân, từ năm 2020 đến nay đã có nhiều giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí được ban hành và triển khai nhằm hỗ trợ DN, người dân chịu tác động của dịch Covid-19. Gần nhất thực hiện Nghị quyết số 43/2022/NQ-QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2022/NĐ-CP, trong đó tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ khác về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất trong năm 2022. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng tiếp tục thực hiện việc giảm mức thu nhiều khoản phí, lệ phí theo thẩm quyền trong năm 2022.

Chính vì vậy, theo Bộ Tài chính, đối với các cơ sở, DN giáo dục, khó khăn chủ yếu xuất phát từ công tác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, dẫn đến phải tạm ngừng hoạt động như trong thời gian qua [nhất là cấp học giáo dục mầm non]. Tuy nhiên, cũng sẽ không phát sinh doanh thu, thu nhập phải nộp thuế GTGT, thuế TNDN. Khi các cơ sở, DN giáo dục hoạt động trở lại thì với các chính sách ưu đãi thuế cho lĩnh vực này đã đảm bảo tính thống nhất và có trọng tâm.

“Như vậy, trong thời gian qua, đã có nhiều giải pháp về thuế, phí, lệ phí và tiền thuế đất nhằm hỗ trợ DN, người dân chịu tác động của dịch Covid-19 nói chung, trong đó có các cơ sở giáo dục và đào tạo. Bên cạnh các giải pháp về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất, cũng đã có nhiều giải pháp hỗ trợ khác được triển khai thực hiện như giải pháp về tín dụng, về chi hỗ trợ trực tiếp từ NSNN, cắt giảm chi phí tiền điện, nước, viễn thông...”, báo cáo của Bộ Tài chính gửi Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh.

Tiếp tục ưu đãi về thuế và tiền thuê đất cho cơ sở giáo dục

Đối với đề nghị miễn tiền thuê đất cho các cơ sở, DN giáo dục trong các năm 2022 - 2023, Bộ Tài chính sẽ tổng hợp để báo cáo Thủ tướng chính phủ xem xét, quyết định trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15.

Về đề xuất sửa đổi Luật thuế GTGT theo hướng đưa sách giáo khoa thuộc đối tượng chịu thuế suất GTGT mức 0%, sửa đổi quy định cho phép các cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên không phải nộp thuế TNDN đối với học phí chính quy [theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP thì mức thu học phí còn thấp, chưa đủ bù đắp chi phí], Bộ Tài chính cho rằng, quy định của Luật thuế GTGT hiện hành, mặt hàng sách giáo khoa đang thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Về nguyên tắc và thông lệ quốc tế thì mức thuế suất thuế GTGT 0% chỉ áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Do vậy, để đảm bảo tính thống nhất, Bộ Tài chính đề nghị thực hiện theo quy định hiện hành.

Liên quan đến đề xuất cho phép các cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên không phải nộp thuế TNDN đối với học phí chính quy, Bộ Tài chính sẽ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phù hợp trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật thuế TNDN để có cơ sở pháp lý cho việc thực hiện ổn định, lâu dài. Hiện nay, Bộ Tài chính đang phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và cơ quan, tổ chức xây dựng báo cáo rà soát, đánh giá và đề xuất sửa đổi Luật thuế TNDN, báo cáo Chính phủ, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xem xét đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh các năm 2023 – 2025.

Do đó, Bộ Tài chính đề xuất với Thủ tướng Chính phủ tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế và tiền thuê đất đối với các cơ sở giáo dục, DN giáo dục và dịch vụ giáo dục theo quy định của pháp luật về thuế, về tiền thuê đất hiện hành. Đồng thời, Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét đề xuất miễn tiền thuê đất các cơ sở, DN giáo dục khi xây dựng văn bản quy định về việc giảm tiền thuê đất để triển khai thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15. Nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền để tháo gỡ vướng mắc về thuế TNDN đối với khoản thu học phí theo quy định của Nhà nước [còn chưa đủ bù đắp chi phí] của các cơ sở giáo dục công lập khi thực hiện sửa đổi, bổ sung Luật thuế TNDN.

Thúy Nga

Video liên quan

Chủ Đề