Trong công ty hợp danh thành viên góp vốn có thể là ai

Công ty hợp danh là một trong bốn loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020. Trong cơ cấu quản lý và hoạt động, mỗi thành viên trong công ty sẽ có quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau, tùy thuộc vào tư cách thành viên của mình. Như vậy, quyền lợi của thành viên trong công ty hợp danh khác nhau như thế nào, chúng tôi xin giải đáp về vấn đề này qua bài tư vấn sau.

quyền lợi của các thành viên trong công ty

Quy định về các loại hình thành viên trong công ty hợp danh

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 177, Luật Doanh nghiệp 2020, đối với công ty hợp danh sẽ có 02 tư cách thành viên trong loại hình công ty này

 Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung [sau đây gọi là thành viên hợp danh]. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

>> Xem thêm: Mẫu danh sách thành viên công ty hợp danh.

Điểm giống giữa thành viên hợp danh và thành viên góp vốn

  • Đều là thành viên của công ty hợp danh, có thể là cá nhân từ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
  • Đều phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết.
  • Được chia lợi nhuận theo tỉ lệ vốn góp hoặc theo thoả thuận quy định tại điều lệ công ty, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
  • Có quyền tham gia họp thảo luận, biểu quyết tại hội đồng thành viên về tình hình, các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nhiệm vụ của mình.
  • Được chia một phần giá trị tài sản còn lại tương ứng với tỉ lệ góp vốn vào công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản.
  • Đều có quyền yêu cầu công ty cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty.
thành viên công ty hợp danh góp vốn

>> Xem thêm: Thủ tục thay đổi người đại diện trong công ty hợp danh.

Điểm khác nhau giữa thành viên hợp danh và thành viên góp vốn

Số lượng

Thành viên hợp danh: Pháp luật doanh nghiệp bắt buộc công ty hợp danh phải có ít nhất 02 thành viên hợp danh.

Thành viên góp vốn: Pháp luật không bắt buộc về số lượng, có thể có hoặc không có thành viên góp vốn.

Đối tượng

Thành viên hợp danh: Cá nhân không thuộc trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp. Phải có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực mà công ty kinh doanh [chứng chỉ hành nghề, bằng tốt nghiệp…].

Thành viên góp vốn: Là tổ chức hoặc cá nhân không thuộc trường hợp cấm góp vốn. Thành viên góp vốn không cần phải có trình độ chuyên môn, hiểu biết về nghành nghề kinh doanh

Trách nhiệm của thành viên

Thành viên hợp danh: Trách nhiệm vô hạn, và liên đới trong quá trình hoạt động của công ty.

Thành viên góp vốn: Trách nhiệm hữu hạn, chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp của mình.

Kết nạp thành viên

Thành viên hợp danh: Vì thành viên hợp danh được xem như đồng sở hữu trong công ty hợp danh nên khi kết nạp thành viên, cần phải có sự đồng ý của ít nhât 3/4 thành viên hợp danh.

Thành viên góp vốn: Chỉ cần sự chấp thuận của 2/3 thành viên hợp danh.

Chấm dứt tư cách thành viên

Thành viên hợp danh: Phải có sự chấp thuận của ít nhât 3/4 thành viên hợp danh.

Thành viên góp vốn: Chỉ cần sự chấp thuận của 2/3 thành viên hợp danh.

Quản lý công ty

Thành viên hợp danh: Đại diện theo pháp luật của công ty là người biểu quyết quyết định trong công ty.

Thành viên góp vốn: Thành viên góp vốn không có quyền quản lý công ty.

Quyền hưởng lợi nhuận

Thành viên hợp danh: Thành viên hợp danh được hưởng lợi nhuận theo số vốn góp hoặc theo sự thỏa thuận giữa các thành viên

Thành viên góp vốn: Chỉ được hưởng lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp.

Chuyển nhượng vốn

Thành viên hợp danh: Công ty hợp danh là một loại hình công ty đối nhân nên thành viên hợp danh chỉ được chuyển nhượng vốn khi được sự đồng ý của tất cả các thành viên hợp danh.

Thành viên góp vốn: Được chuyển nhượng vốn theo quy định của pháp luật.

thành viên công ty hợp danh

>> Xem thêm: Mẫu đề nghị đăng ký công ty hợp danh.

Dịch vụ pháp lý Luật Long Phan sẽ cung cấp

Tư vấn khách hàng các quy định của pháp luật doanh nghiệp về tư cách thành viên trong công ty hợp danh.

Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục khi công ty tiến hành kết nạp thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn, hỗ trợ thành lập công ty hợp danh.

Phí Dịch vụ

Phí dịch vụ pháp lý đối với việc hỗ trợ tư vấn chuyên sâu quy định pháp luật và hỗ trợ thực hiện các thủ tục thành lập công ty hợp danh, thủ tục pháp lý kết nạp thành viên là phí cố định: bên nhận dịch vụ sẽ thanh toán phí dịch vụ theo từng tiến độ, công việc mà luật sư đã thực hiện.

Tùy theo yêu cầu mức độ hỗ trợ của khách hàng cũng như là công việc mà luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý mà sẽ có những mức phí khác nhau.

Trên đây là nội dung tư vấn về sự khác biệt của các thành viên trong công ty hợp danh. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến trách nhiệm, số lượng của thành viên hợp danh hoặc muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến mẫu đề nghị đăng ký công ty hợp danh, vui lòng liên hệ LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP qua HOTLINE: 1900.6363.87 để được tư vấn chi tiết. Xin cám ơn.

Thành viên góp vốn là thành viên không bắt buộc phải có khi thành lập công ty hợp danh. Họ đóng vai trò là người trợ lực về vốn cho công ty và không được tham gia vào quản lý và điều hành công ty. Vì vậy, pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của họ có nhiều điểm hạn chế hơn so với thành viên hợp danh. Cụ thể các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh như sau:

1. Quyền của thành viên góp vốn

Quyền của thành viên góp vốn được quy định tại Khoản 1 Điều 187 Luật Doanh nghiệp năm 2020:

Điều 187. Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn

1. Thành viên góp vốn có quyền sau đây:

a] Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại, giải thể công ty và nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ;

b] Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty;

c] Được cung cấp báo cáo tài chính hằng năm của công ty; có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh cung cấp đầy đủ và trung thực thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của công ty; xem xét sổ kế toán, biên bản, hợp đồng, giao dịch, hồ sơ và tài liệu khác của công ty;

d] Chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác;

đ] Nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh ngành, nghề kinh doanh của công ty;

e] Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố và các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; trường hợp chết thì người thừa kế thay thế thành viên đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty;

g] Được chia một phần giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản;

h] Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.”

Dựa vào căn cứ pháp luật trên, có thể chia quyền của thành viên góp vốn thành các nhóm quyền sau:

1. Nhóm quyền về quản trị - điều hành công ty

- Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại, giải thể công ty và nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ. Thành viên góp vốn không có quyền họp và biểu quyết các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của công ty hợp danh, hay nói cách khác, họ không có quyền quản lý công ty, chỉ có quyền họp và biểu quyết các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ tại công ty. Về quyền này, thành viên góp vốn khác với thành viên hợp danh của công ty hợp danh, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hay cổ đông công ty cổ phần, vì các thành viên của các công ty đó đều được quyền quản lý công ty ngang nhau hoặc theo tỷ lệ vốn góp. Với việc không có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của công ty hợp danh, không phải cá nhân, tổ chức nào cũng mong muốn trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh khi có những sự lựa chọn tốt hơn.

- Được cung cấp báo cáo tài chính hằng năm của công ty; có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh cung cấp đầy đủ và trung thực thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của công ty; xem xét sổ kế toán, biên bản, hợp đồng, giao dịch, hồ sơ và tài liệu khác của công ty;

- Nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh ngành, nghề kinh doanh của công ty;

2.2. Nhóm quyền về tài sản

- Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty;

- Chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác;

- Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố và các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; trường hợp chết thì người thừa kế thay thế thành viên đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty. Quy định này khiến việc trở thành thành viên của người thừa kế thành viên góp vốn khác với người thừa kế thành viên hợp danh, vì người thừa kế thành viên hợp danh chỉ được trở thành thành viên công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.

- Được chia một phần giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản;

Ngoài ra, thành viên góp vốn còn có các quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Điều lệ công ty.

2. Nghĩa vụ của thành viên góp vốn

Nghĩa vụ của thành viên góp vốn được quy định tại Khoản 2 Điều 187 Luật Doanh nghiệp năm 2020:

Điều 187. Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn

2. Thành viên góp vốn có nghĩa vụ sau đây:

a] Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp;

b] Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty;

c] Tuân thủ Điều lệ công ty, nghị quyết và quyết định của Hội đồng thành viên;

d] Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.”

Nghĩa vụ của thành viên góp vốn được chia thành các nhóm sau:

2.1. Nhóm nghĩa vụ về quản trị - điều hành công ty

- Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp. Đây là điểm khác biệt rõ nét giữa thành viên góp vốn và thành viên hợp danh trong công ty; khi thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới về mọi nghĩa vụ của công ty.

- Tuân thủ Điều lệ công ty, nghị quyết và quyết định của Hội đồng thành viên;

2.2. Nhóm nghĩa vụ về tài sản

- Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty. Quy định này đã làm hạn chế quyền của thành viên góp vốn, khi họ không có quyền quyết định về mọi hoạt động kinh doanh của công ty hợp danh.

Ngoài ra, thành viên góp vốn trong công ty hợp danh còn có các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Điều lệ công ty.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Doanh nghiệp

Luật Hoàng Anh

Video liên quan

Chủ Đề