Trong các loại thuốc viên thì loại viên nào khó bảo quản nhất

Mặc dù viên nén và viên con nhộng đều hoạt động theo cách tương tự nhau, tuy nhiên chúng vẫn có những khác biệt chính. Mỗi hình thức sẽ phù hợp cho từng tình huống khác nhau.

Dưới đây là những ưu điểm và nhược điểm của từng loại, những điểm khác nhau để bạn có thể sử dụng chúng một cách an toàn.

Viên nén là gì?

Viên nén là hình thức phổ biến nhất. Đây là cách làm thuốc ít tốn kém chi phí nhất, an toàn và hiệu quả . Những viên thuốc này được tạo ra bằng cách nén nhiều thành phần khác nhau để tạo thành một viên thuốc cứng, rắn, được bọc mịn bên ngoài và bị phá vỡ trong đường tiêu hóa. Ngoài ra, hầu hết các viên nén đều chứa thêm các chất phụ gia, giúp giữ cho viên thuốc có kết cấu ổn định, hương vị và hình thức bề ngoài.

Viên nén có thể ở dưới dạng hình tròn, thuôn dài hai đầu hay hình đĩa dẹt. Viên nén dạng thuôn dài giúp bạn dễ nuốt hơn. Một số loại có kẻ vạch ngang ở giữa, giúp bạn có thể dễ dàng chia đôi viên thuốc.

Một số viên nén được lớp phủ một lớp đặc biệt bên ngoài, nhằm ngăn chúng bị phá hủy bởi dịch acid trong dạ dày. Mục đích của lớp phủ này là để đảm bảo rằng viên thuốc sẽ chỉ tan sau khi đã vào tới ruột non.

Có dạng nhai, dạng hòa tan [ODT] ngay trong miệng và phân hủy bởi nước bọt. Những dạng này đặc biệt hữu ích cho những người gặp khó khăn khi nuốt viên thuốc.

Các viên nén sau khi được hòa tan xuống ruột, được hấp thụ vào máu, sẽ di chuyển đến gan. Sau đó thuốc được đưa đến cơ quan đích để thực hiện chức năng của mình. Trong suốt quá trình di chuyển và tác động lên cơ thể, thuốc sẽ trải qua những thay đổi về hóa học, được gọi là chuyển hóa thuốc. Cuối cùng, thuốc được bài tiết qua nước tiểu hoặc qua phân.

Một viên con nhộng là gì?

Viên con nhộng là dạng thuốc được bao bọc trong một lớp vỏ bên ngoài. Lớp vỏ bên ngoài này cũng sẽ bị phá vỡ khi vào trong đường tiêu hóa, được hấp thu vào máu, sau đó được phân phối đi các cơ quan đích và cũng trải qua quá trình chuyển hóa tương tự như thuốc viên nén.

Có hai loại viên con nhộng chính: viên có vỏ cứng và viên có vỏ dạng gel mềm.

Viên con nhộng vỏ cứng

Phần vỏ bên ngoài của một viên con nhộng vỏ cứng được chia thành hai phần. Phần bên trong được thiết kế phù hợp để tạo thành một vỏ bọc kín, và bên trong phần này chứa đầy thuốc ở dạng khô bột, dạng viên nhỏ.

Cách chế tạo này giúp cho một viên thuốc có thể chứa nhiều thành phần thuốc hơn một viên thông thường. Do đó, những viên thuốc loại này được coi là lý tưởng cho hiệu quả đa tác động hay có tác dụng trên diện rộng.

Viên con nhộng vỏ dạng gel mềm

Viên con nhộng vỏ dạng gel mềm có hình dạng hơi khác so với viên con nhộng vỏ cứng. Chúng thường to hơn, và màu sắc thường trong hơn thay vì mờ đục.

Các viên thuốc dạng này còn được gọi là các viên dạng gel lỏng, vì chúng có chứa thành phần thuốc trong một hỗn hơp gelatin hoặc một chất lỏng tương tự. Các chất lỏng chứa này dễ tiêu hóa, do đó các hoạt chất của viên thuốc sẽ được giải phóng và hấp thụ sau khi đi vào cơ thể.

Ưu và nhược điểm của thuốc viên nén

Ưu điểm của viên nén:

  • Ít tốn kém: viên nén thường có chi phí sản xuất thấp hơn so với viên con nhộng, do vậy giá cả có thể thấp hơn.
  • Ổn định và thời hạn sử dụng: viên nén thường ổn định hơn và thường có thời hạn sử dụng lâu hơn so với viên con nhộng.
  • Liều lượng: viên nén có thể chứa lượng hoạt chất cao hơn  viên con nhộng.
  • Có thể chia nhỏ khi sử dụng. Không giống như viên con nhộng, viên nén có thể chia nhỏ làm hai hay nhiều phần, để sử dụng liều thấp hơn khi cần thiết.
  • Nhai được. Một số viên nén có sẵn ở dạng nhai hoặc thậm chí có thể hòa tan ngay trong miệng.

Nhược điểm của viên nén:

  • Viên nén gây nhiều khả năng bị kích ứng đường tiêu hóa
  • Tác dụng thuốc chậm. Khi vào cơ thể, viên nén được hấp thụ chậm hơn so với viên con nhộng. Do vậy, dạng thuốc này thường mất nhiều thời gian để có tác dụng trên cơ quan đích.
  • Sự hòa tan không đồng đều. Việc nén dưới dạng viên cứng dẫn đến khả năng viên thuốc có thể bị phá hủy không đồng đều trong ruột, và điều này có thể làm giảm hiệu quả của việc hấp thu thuốc.
  • Mùi vị không dễ chịu. Một số viên nén được một lớp phủ có hương vị để có thể che đi mùi vị khó chịu của thuốc, song một số thì không. Do đó, khi nuốt chúng có thể cảm thấy mùi vị không dễ chịu cho lắm.

Ưu và nhược điểm của thuốc viên con nhộng

Ưu điểm của thuốc viên con nhộng

  • Hiệu quả nhanh. Viên con nhộng có xu hướng bị phá vỡ nhanh hơn so với viên nén, do đó cho tác dụng sẽ nhanh hơn so với viên nén.
  • Không gây mùi vị khó chịu. Viên con nhộng thường ít có mùi vị khó chịu.
  • Ngăn việc tự ý giảm liều. Viên con nhộng thường không dễ bị chia ra thành nhiều phần như viên nén. Do đó, khi sử dụng viên con nhộng sẽ giảm tình trạng tự ý giảm liều khi uống.
  • Hấp thụ hoạt tính thuốc nhanh. Viên con nhộng có tính sinh khả dụng cao hơn, có nghĩa là hoạt tính của thuốc có khả năng hấp thu vào máu tốt hơn. Điều này có thể làm cho viên con nhộng có hiệu quả cao hơn so với viên nén.

Nhược điểm thuốc viên con nhộng:

  • Kém bền. Viên con nhộng thường kém ổn định hơn so với viên nén trước các điều kiện môi trường khác nhau, đặc biệt là độ ẩm.
  • Thời hạn sử dụng ngắn. Viên con nhộng hết hạn nhanh hơn so với viên nén.
  • Chi phí cao. Những viên con nhộng có chứa chất lỏng thường tốn nhiều chi phí để sản xuất, nên chúng thường đắt tiền hơn so với viên nén.
  • Có thể chứa các thành phần có nguồn gốc động vật. Nhiều viên con nhộng chứa gelatin có nguồn gốc từ động vật như lợn, bò hoặc cá. Điều này có thể khiến chúng không phù hợp cho những người ăn chay.
  • Liều thấp. Liều lượng hoạt chất trong viên con nhộng không thể cao thuốc như viên nén. Vì vậy, nếu bạn cần một liều lượng nhất định, bạn sẽ phải dùng nhiều viên con nhộng hơn so với dùng viên nén.

Có an toàn khi nghiền viên nén hoặc mở viên con nhộng để uống?

Có những rủi ro liên quan đến việc nghiền viên nén hoặc mở viên con nhộng và để thoát chất lỏng của viên thuốc.

Khi bạn nghiền viên nén hay mở viên nhộng, đồng nghĩa với việc bạn đang thay đổi cách thức hấp thụ hoạt chất thuốc vào cơ thể. Tuy hiếm gặp, nhưng nó có thể dẫn đến việc bạn không uống đủ liều lượng thuốc cần thiết hoặc ngược lại, bạn lại hấp thụ một lượng thuốc quá nhiều.

Viên nén được phủ một lớp đặc biệt để ngăn chặn bị phá hủy bởi acid trong dạ dày để có thể hấp thu trong ruột, và khi bạn nghiền chúng, chúng sẽ bị tiêu hủy ngay trong dạ dày của bạn. Điều này có thể dẫn đến việc bạn không nhận đủ liều lượng thuốc cần thiết do hoạt chất thuốc đã bị phá hủy và có thể các biến chứng khác tại dạ dày do tương tác với thuốc.

Việc quá liều có liên quan tới khả năng phóng thích kéo dài của một viên thuốc. Khi bạn làm nghiền nhỏ viên thuốc, hoạt chất trong thuốc có thể được giải phóng ồ ạt cùng một lúc, trái ngược với nguyên lý hấp thu dần dần tại ruột, và gây các tác dụng không mong muốn.

Tổng kết

Viên nén và viên con nhộng là hai hình thức thuốc uống phổ biến. Về cơ bản, chúng có một mục đích tương tự nhau là cung cấp một lượng hoạt chất thuốc cho cơ thể qua đường tiêu hóa, nhưng chúng cũng có những điểm khác nhau, và bạn có thể dựa vào những đặc điểm đó để tìm cho mình dạng thuốc phù hợp nhất.

Nếu bạn bị dị ứng với một số chất phụ gia trong thuốc, hay đang thực hiện chế độ ăn chay hoặc gặp tình trạng khó nuốt viên thuốc, hãy nói với bác sĩ. Bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra loại nào là phù hợp nhất cho nhu cầu của bạn.

Tham khảo thêm thông tin tại: Sự nguy hiểm khi nuốt phải thuốc mà không uống nước

  • VCR Support
  • 27 Tháng 02, 2022

Để phù hợp cho việc chữa bệnh, thuốc hiện tại có nhiều dạng bào chế khác nhau. Bạn có biết có các dạng bào chế thuốc nào không? Và tại sao thuốc lại có nhiều dạng bào chế như vậy? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

1. Dạng bào chế là gì?

Dạng bào chế dược phẩm hay dạng bào chế thuốc được định nghĩa như sau:

Dạng bào chế là sản phẩm cuối cùng của quá trình bào chế, trong đó dược chất được pha chế và trình bày dưới dạng thích hợp để đảm bảo an toàn, hiệu quả, thuận tiện cho người dùng, dễ bảo quản và giá thành hợp lý.

Dạng bào chế còn được hiểu là Dạng thuốc – Dosage form

VD: Chloramphenicol là dược chất có vị đắng khó uống. Người ta bào chế thành dạng viên nén, nang cứng hoặc hỗn dịch để hạn chế vị đắng, làm cho người bệnh dễ tiếp nhận thuốc, nâng cao hiệu quả điều trị của thuốc.

2. Phân loại các dạng bào chế thuốc

Có khá nhiều các dạng bào chế thuốc với mỗi cách phân chia khác nhau sẽ có những dạng bào chế thuốc khác nhau. 

Theo thể chất của thuốc

Nếu phân chia theo thể chất của thuốc chúng ta có các dạng như sau:

  • Dạng thuốc lỏng: Siro, dung dịch thuốc, hỗn dịch thuốc, cao lỏng
  • Dạng thuốc mềm: Thuốc mỡ, cao mềm,... dùng để bôi trên bề mặt da hoặc niêm mạc của cơ thể.
  • Dạng thuốc rắn: Viên nén, viên nang cứng/mềm, bột thuốc, cốm thuốc

Theo đường dùng của thuốc

Nếu phân chia theo đường dùng chúng ta có các dạng bào chế dược phẩm như sau:

  • Dạng thuốc tiêm: tiêm bắp, tiêm hoặc truyền nhỏ giọt tĩnh mạch, tiêm dưới da
  • Dạng thuốc cho đường tiêu hóa: Các thuốc để uống, ngậm, hay nhai [dược chất được hấp thu hoặc gây tác dụng tại chỗ chủ yếu ở ruột non], thuốc đặt và thuốc thụt [gây tác dụng tại chỗ hoặc được hấp thu qua hệ mao mạch tại trực tràng]
  • Dạng thuốc theo đường da: Thuốc mỡ, thuốc nước, cao dán, thuốc bột đắp, thuốc phun mù, hệ trị liệu qua da,....

3. Các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay

Ở trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu 6 dạng bào chế thuốc phổ biến nhất.

1. Dạng thuốc tiêm [Injection]

Thuốc tiêm là dạng bào chế dược phẩm vô khuẩn, có thể là dạng dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương hoặc bột khô khi tiêm mới pha lại thành dung dịch hoặc hỗn dịch để tiêm vào cơ thể theo những đường tiêm khác nhau. 

2. Dạng dung dịch [Solution]

Thuốc dạng dung dịch là những chế phẩm lỏng, được điều chế bằng cách hòa tan một hoặc nhiều dược chất, trong một dung môi hoặc hỗn hợp dung môi. Dung dịch thuốc có thể dùng trong hoặc dùng ngoài.

Ưu điểm của thuốc dung dịch

  • Dạng bào chế thuốc này sẽ khiến thuốc được hấp thụ nhanh hơn so với các dạng thuốc rắn. Vì trong dạng thuốc rắn, dược chất sẽ phải trải qua giai đoạn hòa tan trong dịch của cơ thể sau khi được uống vào.

Nhược điểm của thuốc dung dịch

  • Đối với thuốc dung dịch, các dược chất thường có độ ổn định kém hơn. Các phản ứng thủy phân, oxy hóa, phản ứng tạo phức cũng như sự phát triển của vi khuẩn hay nấm mốc có thể là nguyên nhân gây phân hủy các dược chất có trong thuốc.
  • Với một số dung dịch thuốc uống như dung dịch thuốc nước, siro [tỷ lệ đường cao 56 – 64%] 

3. Dạng viên sủi [Effervescent tablet]

Dạng bào chế viên sủi là một loại viên nén khi dùng chuyển thành dạng lỏng [dung dịch hoặc hỗn dịch] để uống hoặc dùng ngoài. Đây là dạng bào chế khắc phục các nhược điểm của viên nén. 

Tá dược tạo sủi thường là muối kiềm và acid hữu cơ, giải phóng khí CO2 khi hòa tan vào nước . Trong khoảng thời gian ngắn [dưới 5 phút], viên sủi được hòa tan hoàn toàn trước khi đưa vào cơ thể theo đường uống, do đó lượng khí CO2 bay hơi gần như hoàn toàn nên không ảnh hưởng đến dạ dày.

Ưu điểm của dạng viên sủi

  • Dạng viên sủi có dụng nhanh, tăng sinh khả dụng do dược chất được giải phóng, hòa tan sẵn trước khi uống.
  • Bệnh nhân sẽ dễ dàng sử dụng hơn, nhất là các đối tượng khó nuốt, trẻ em, người cao tuổi
  • Giảm kích ứng đường tiêu hóa do dược chất được pha loãng trước khi uống, tạo thành dạng dung dich hoặc hỗn dịch
  • Thuốc đã được chia liều chính xác
  • Có thể phối hợp nhiều thành phần có hoạt tính
  • Phối trộn được hương vị giúp bệnh nhân giảm được nỗi lo sợ khi sử dụng thuốc .

Nhược điểm của dạng viên sủi

4. Dạng bào chế dược phẩm bột [Powder]

Dạng bào chế dược phẩm dạng bột là dạng bào chế rắn, gồm các hạt nhỏ, khô tơi, có độ mịn xác định, có chứa một hay nhiều loại dược chất. Thuốc bột có thể dùng để uống, để pha tiêm hay để dùng ngoài.

Ưu điểm của dạng bào chế bột

  • Kỹ thuật bào chế đơn giản, không đòi hỏi trang thiết bị phức tạp, dễ đóng gói và vận chuyển. Dược chất dễ ổn định, thích hợp với các dược chất dễ bị thủy phân, dễ bị oxy hóa, dễ biến chất trong quá trình sản xuất và bảo quản.
  • Có diện tích tiếp xúc môi trường hòa tan lớn, thuốc bột dễ giải phóng dược chất do đó sinh khả dụng cao.

Nhược điểm của dạng bào chế bột

  • Dễ hút ẩm, không thích hợp với các dược chất có mùi vị khó chịu và kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa; Đặc biệt các bệnh nhân là trẻ em sẽ khó uống thuốc. 

5. Dạng viên nén [Tablet]

Viên nén là dạng bào chế thuốc rắn, mỗi viên là một đơn vị phân liều, dùng để uống, nhai, ngậm, đặt hoặc hòa với nước để uống, để súc miệng, để rửa…. 

Viên nén thường sẽ chứa một hoặc nhiều dược chất, có thể thêm các tá dược được nén thành khối hình trụ dẹt; thuôn hoặc các hình dạng khác.

Viên nén là một trong các dạng bào chế thuốc được sử dụng nhiều hiện nay.

Ưu điểm của dạng bào chế viên nén

  • Đã phân liều tương đối chính xác
  • Gọn nhẹ, dễ dàng vận chuyển và mang theo người
  • Dễ che dấu mùi vị khó chịu của dược chất
  • Dược chất ổn định, tuổi thọ dài hơn dạng thuốc lỏng
  • Diện sử dụng rộng: có thể nuốt, nhai, ngậm, cấy, pha thành dung dịch, hỗn dịch hay chế thành dạng tác dụng kéo dài
  • Người bệnh dễ sử dụng

Nhược điểm của dạng bào chế viên nén

  • Dạng bào chế viên nén sau khi dập thành viên, diện tích bề mặt tiếp xúc bị giảm do đó nếu bào chế không tốt sẽ làm giảm sinh khả dụng của thuốc
  • Sinh khả dụng của viên nén thay đổi thất thường do trong quá trình bào chế, có rất nhiều yếu tố tác động đến độ ổn định của dược chất và khả năng giải phóng dược chất của viên như: độ ẩm, nhiệt độ, tá dược, lực nén,…
  • Khó sử dụng cho những bệnh nhân khó nuốt, nhất là người cao tuổi và trẻ em và khi viên nén có khối lượng lớn

6. Dạng viên nang [Capsule]

Là dạng bào chế thuốc chứa một hay nhiều hoạt chất trong vỏ nang cứng hay nang mềm với nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau. Vỏ nang được làm từ gelatin và có thể thêm các chất phụ gia không gây độc cho cơ thể người. Dạng bào chế dược phẩm này bao gồm thuốc nang cứng và nang mềm:

  • Thuốc nang cứng có vỏ nang gồm hai phần hình trụ lồng khít vào nhau, mỗi phần có một đầu kín, đầu kia hở. Thuốc đóng nang thường ở dạng rắn [bột hay cốm]
  • Thuốc nang mềm có vỏ nang dẻo dai do ngoài gelatin còn một tỷ lệ lớn chất hóa dẻo. Thuốc đóng nang thường là các chất lỏng, dung dịch dầu, hỗn dịch, bột nhão.

Ưu điểm của dạng viên nang:

  • Viên nang là dạng viên dễ uống, dễ nuốt và có màu sắc phong phú hơn dạng viên nén.
  • Dược chất đóng vào viên nang có thể ở nhiều dạng: bột, cốm, vi hạt, vi nang, viên nang nhỏ, viên nén hoặc phối hợp các dạng trên trong cùng một vỏ nang.
  • So với viên nén, viên nang là dạng thuốc tương đối dễ nghiên cứu xây dựng công thức.
  • Dễ triển khai sản xuất ở các quy mô khác nhau, có thể sử dụng các máy đóng nang thủ công trong quy mô nhỏ và các mày đóng nang bán tự động và tự động trong quy mô lớn.

Nhược điểm của dạng viên nang:

  • Các dược chất kích ứng niêm mạc thường không nên đóng nang vì sau khi vỏ nang rã sẽ tập trung nồng độ thuốc cao tại nơi giải phóng thuốc.

4. Vì sao một loại thuốc có nhiều dạng bào chế khác nhau?

Để đảm bảo phát huy tối đa tác dụng điều trị của dược chất khi dùng, dạng thuốc được thiết kế bao gồm 3 thành phần bao gồm Dược chất và Tá dược + Bao Bì. Ngoài ra, dựa trên nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng, nhà bào chế sẽ quyết định dạng thuốc bào chế.

Các yếu tố bao gồm:

Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giải phóng và hấp thu của dược chất trong cơ thể người bệnh như: đường dùng, lứa tuổi, tình trạng bệnh,....

Một số ví dụ về vấn đề này như: 

Thuốc giảm đau, hạ sốt chứa thành phần paracetamol có các dạng bào chế khác nhau để phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân: Dạng thuốc siro, dạng thuốc bột sủi bọt pha dung dịch, dạng thuốc viên đặt hậu môn trực tràng dành cho bệnh nhân nhi, sơ sinh hoặc người khó nuốt viên thuốc. Dạng thuốc tiêm, truyền dành cho bệnh nhân cần hạ sốt giảm đau nhanh và tình trạng bệnh nặng, không có khả năng uống. Dạng thuốc viên nén sủi bọt có tác dụng hòa tan nhanh thành dung dịch thuốc giúp hấp thu nhanh hơn và tác dụng nhanh hơn dạng thuốc viên nén thông thường.

Tính chất lý hóa của dược chất cần lựa chọn tá dược, kỹ thuật bào chế, bao bì phù hợp nhằm đáp ứng tối đa yêu cầu của dạng thuốc.

Tetracyclin hydroclorid nếu dập viên với tá dược dicalci phosphat, khi uống, tác dụng của tetracyclin sẽ bị giảm do tạo phức ít tan với dicalci phosphate, dẫn đến giảm hấp thu thuốc.

Vỏ đựng thuỷ tinh kiềm có thể làm kết tủa dược chất là muối ancaloid trong thuốc tiêm. Một số tạp chất trong lọ nhựa đựng dung dịch thuốc nhỏ mắt có thể làm tăng quá trình phân huỷ dược chất có trong dung dịch.

Hiện nay, việc thiết kế dạng thuốc là giai đoạn quan trọng, quyết định đến chất lượng của dạng thuốc. Do đó kỹ thuật bào chế luôn được đổi mới và hoàn thiện để phát huy tối đa các dược chất cho cơ thể cũng như tạo ra nhiều dạng thuốc có hiệu quả điều trị cao. Các dạng bào chế thuốc sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dược phẩm do đó cần có kế hoạch và nghiên cứu cho sản phẩm thuốc trước khi sản xuất.

Brian

Bài viết mới nhất

Video liên quan

Chủ Đề