Trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có các phép tính nhân, chia ta làm thế nào

cac-quy-tac-ve-thu-tu-thuc-hien-cac-phep-toan

CÁC QUY TC V TH T THC HIN CÁC PHÉP TOÁN

Quy tắc 1: Trước nhất, thực hiện bất kỳ phép toán nào bên trong dấu ngoặc đơn.
Quy tắc 2: Tiếp theo, thực hiện tất cả các phép nhân và phép chia theo thứ tự từ trái qua phải.
Quy tắc 3:  Cuối cùng, thực hiện tất cả các phép cộng và trừ theo thứ tự từ trái qua phải.
Thí dụ 1
Tính giá trị của mỗi biểu thức dựa trên các quy tắc về thứ tự thực hiện các phép toán.

Lời giải

Thứ tự thực hiện các phép toán
Biểu thức Tính giá trị Phép toán
6 + 7 x 8 = 6 + 7 x 8 Phép nhân
= 6 + 56 Phép cộng
= 62
16 ÷ 8 – 2 16 ÷ 8 – 2 Phép chia
= 2 – 2 Phép trừ
= 0
[25 – 11] x 3 [25 – 11] x 3 Dấu ngoặc đơn
= 14 x 3 Phép nhân
= 42

Trong thí dụ 1, mỗi bài toán chỉ có hai phép tính. Chúng ta hãy xem xét một vài thí dụ bao hàm nhiều hơn hai phép toán.

Thí dụ 2 Tính giá trị biểu thức 3 + 6 x [5 + 4] ÷ 3 – 7 theo thứ tự thực hiện các phép toán.
Lời giải
Bước 1: 3 + 6 x [5 + 4] ÷ 3 – 7  = 3 + 6 x 9 ÷ 3 – 7 Dấu ngoặc đơn
Bước 2: 3 + 6 x 9 ÷ 3 – 7  = 3 + 54 ÷ 3 – 7 Phép nhân
Bước 3: 3 + 54 ÷ 3 – 7  = 3 + 18 – 7 Phép chia
Bước 4: 3 + 18 – 7  = 21 – 7 Phép cộng
Bước 5: 21 – 7  = 14 Phép trừ
Thí dụ 3 Tính 9 – 5 ÷ [8 – 3] x 2 + 6 bằng cách sử dụng trật tự các phép toán.
Lời giải
Bước 1: 9 – 5 ÷ [8 – 3] x 2 + 6  = 9 – 5 ÷ 5 x 2 + 6 Dấu ngoặc đơn
Bước 2: 9 – 5 ÷ 5 x 2 + 6  = 9 – 1 x 2 + 6 Phép chia
Bước 3: 9 – 1 x 2 + 6  = 9 – 2 + 6 Phép nhân
Bước 4: 9 – 2 + 6  = 7 + 6 Phép trừ
Bước 5: 7 + 6  = 13 Phép cộng

Trong thí dụ 2 và 3, bạn để ý thấy rằng phép nhân và phép chia được tính từ trái qua phải theo quy tắc 2. Tương tự, phép cộng và phép trừ được tính từ trái qua phải theo quy tắc 3.

Khi hai hoặc nhiều hơn các phép toán xuất hiện phía trong một tập hợp các dấu ngoặc đơn, các phép toán sẽ được tính dựa theo quy tắc 2 và 3. Chúng ta thực hiện điều này trong thí dụ 4 dưới đây.

Thí dụ 4 Tính 150 ÷ [6 + 3 x 8] – 5 bằng cách sử dụng trật tự các phép toán.
Lời giải
Bước 1: 150 ÷ [6 + 3 x 8] – 5  = 150 ÷ [6 + 24] – 5 Tính phép nhân phía trong dấu ngoặc đơn
Bước 2: 150 ÷ [6 + 24] – 5  = 150 ÷ 30 – 5 Tính phép cộng phía trong dấu ngoặc đơn
Bước 3: 150 ÷ 30 – 5  = 5 – 5 Tính phép chia
Bước 4: 5 – 5  = 0 Tính phép trừ

Bồi dưỡng học sinh giỏi Toán lớp 3: Biểu thức và thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức phần 1

Bồi dưỡng học sinh giỏi Toán lớp 3: Biểu thức và thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức phần 1 bao gồm chi tiết các dạng toán có đáp án giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kỹ năng giải Toán nâng cao lớp 3, tự luyện tập các dạng bài tập chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới môn Toán lớp 3 và thi học sinh giỏi lớp 3 đạt kết quả cao. Mời các em tham khảo chi tiết.

Bài tập Toán nâng cao lớp 3: Các số trong phạm vi 100000 phần 1

Bài tập Toán nâng cao lớp 3: Các số trong phạm vi 100000 phần 2

I. Tóm tắt kiến thức.

Tính giá trị của biểu thức:

Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính: cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính: nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

Nếu trong biểu thức có các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước, rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.

Nếu trong biểu thức có chứa dấu ngoặc thì ta thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc trước.

II. BÀI TẬP.

Bài 1. Tính giá trị của biểu thức:

a. 6 × 4 + 160

b. 40 : 8 – 4

c. 20 : 4 + 1

d. 54 : 6 – 6

Bài 2. Tính giá trị của biểu thức:

a. 2 + 4 + 6 + 8 + … + 34 + 36 + 38 + 40

b. 1 + 3 + 5 + 7+……+ 35 + 37 + 39

Bài 3. Tính giá trị của biểu thức:

a. 2004 – [5 + 5+ … +5]

Có 100 số 5 trong ngoặc đơn.

b. 1850 – [4 + 4+ … +4]

Có 50 số 4 trong ngoặc đơn.

Bài 4. Tính bằng cách thuận tiện nhất:

a. 16 × 8 + 16 × 2

b. 16 × 7 + 14 × 2

c. 8 × 12-16

Bài 5. Tính bằng cách thuận tiện nhất:

a. 100 + 100 : 4 – 50 : 2

b. [6 × 8 – 48] : [10 + 11 + 12 + 13 + 14 + 15]

Bài 6. Tính bằng cách thuận tiện nhất:

a. 9 – 8 + 7- 6 + 5- 4 + 3- 2 + 1 – 0

b. 815 – 23 – 77 + 185

Bài 7. Tính bằng cách thuận tiện nhất:

a. 38 + 42 + 46 + 50 + 54 + 58 + 62

b. 11 + 137 + 72 + 63 + 128 + 89

Bài 8. Tìm x, biết:

a. [x + 8] × 5 = 500

b. [x – 4] : 7 = 70

Bài 9. Tìm x, biết:

a. [x + 7] : 5 = 25

b. [3 + ac] : 6 = 18

Bài 10. Tìm x, biết:

a. x : 5 = 27 × 5

b. x × 7 = 36 × 7

c. x × 132 = 312 × [5 – 3 – 2]

Đáp án Bài tập Bồi dưỡng học sinh giỏi Toán 3:

Bài 1.

a] 6 x 4 + 160

= 24 + 160

= 184

b] 40 : 8 – 4

= 5-4 = 1

c] 20 : 4 + 1

= 5 + 1 = 6

d] 54 : 6 – 6

= 9 – 6 = 3.

Bài 2.

a] 2 + 4 + 6 + 8 + … + 34 + 36 + 38 + 40

= [2 + 40] + [4 + 38] + … + [20 + 22]

= 42 × 10 = 420.

b] 1 + 3 + 5 + 7 + … + 35 + 37 + 39

= [1 + 39 ] + [3 + 37] + … + [19 + 21]

= 40 × 10 = 400.

Bài 3.

a] 2004 - [5 + 5 + 5 + … + 5]

Có 100 số 5 trong ngoặc tròn.

= 2004 – 5 × 100

= 2004 – 500

= 1504

b] 1850 = [4 + 4 + 4 + 4 + … + 4]

Có 50 số 4 trong ngoặc tròn.

Có 50 số 4 = 1850 – 4 × 50 = 1850 – 200 = 1650.

Bài 4.

a] 16 × 8 + 16 × 2

= 16 × [8 + 2]

= 16 × 10

= 160

b] 16 × 7 + 14 × 2

= 16 × 7 + 7 × 4

= 7 × [16 + 4]

= 7 × 20

= 140

c] 8 × 12 – 16

= 8 × 12 – 8 × 2

= 8 × [12 – 2]

= 8 × 10

= 80.

Bài 5.

a] 100 + 100 : 4 – 50 : 2

= 100 + 25 – 25

= 100

b] [6 × 8 – 48] : [10 + 11 + 12 + 13 + 14 + 15]

= [ 48 – 48 ] : [10 + 11 + 12 + 13 + 14 + 15 ]

= 0 : [ 10 + 11 + 12 + 13 + 14 + 15]

= 0.

c] 9 – 8 + 7 – 6 + 5 – 4 + 3 – 2 + 1 – 0

= [9 – 8 ] + [ 7 – 6 ] + [ 5 – 4 ] + [ 3 – 2 ] + [1 – 0 ]

= 1 + 1 + 1 + 1 + 1 = 5

d] 815 – 23 – 77 + 185

= 815 + 185 – [ 23 + 77 ]

= 1000 – 100

= 900.

Bài 7.

a] 38 + 42 + 46 + 50 + 54 + 58 + 62

= [38 + 62 ] + [ 46 + 54 ] + [ 58 + 42 ] + 50

= 100 + 100 + 100 + 50

= 350

b] 11 + 137 + 72 + 63 + 128 + 89

= [11 + 89 ] + [ 137 + 63 ] + [ 72 + 128 ]

= 100 + 200 + 200

= 500.

Bài 8.

a. x = 92

b. x = 494.

Bài 9.

a. x = 118

b. x = 105

Bài 10.

a] x : 5 = 27 × 5

x = 27 × 5 × 5

x = 675

b] x × 7 = 36 × 7

x = 36

>>> Bài tiếp theo: Biểu thức và thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức phần 2

Bồi dưỡng học sinh giỏi Toán lớp 3: Biểu thức và thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức phần 1 có bài tập vận dụng kèm lời giải chi tiết cho các em học sinh tham khảo vận dụng kỹ năng giải bài tập Toán lớp 3, giúp các em học sinh tự ôn tập và rèn luyện tốt môn Toán bồi dưỡng HSG lớp 3.

Video liên quan

Chủ Đề