Trong bbcg 1 hình chiếu cạnh đặt ở đâu

Bài 2: Hình chiếu vuông góc

Tóm tắt lý thuyết

Hình 1. Phương pháp chiếu góc thứ nhất

2. Phương pháp

  • Chiếu vật thể lên ba mặt phẳng P1, P2, P3 ta thu được các hình chiếu vuông góc tương ứng trên đó là A, B, C:
    • A: Hình chiếu đứng
    • B: Hình chiếu cạnh
    • C: Hình chiếu cạnh
  • Đường biểu diễn:
    • Các đường bao thấy sẽ thể hiện bằng nét liền đậm
    • Các đường khuất sẽ thể hiện bằng nét gạch mảnh [nét đứt]
    • Các đường tâm, đường trục sẽ thể hiện bằng nét gạch chấm mảnh

3. Vị trí các hình chiếu trên bản vẽ

Nếu ta chọn mặt phẳng hình chiếu đứng P1 là mặt phẳng bản vẽ, ta sẽ phải xoay P2 và P3 về cùng mặt phẳng với P1 bằng cách:

  • Xoay P2 xuống phía dưới một góc 90o
  • Xoay P3 sang phải một góc 90o
  • Khi đó ta sẽ thu được hình chiếu vuông góc của vật thể trên mặt phẳng bản vẽ

Hình 2. Vị trí các hình chiếu theo PPCG1

Khi đó trên bản vẽ kĩ thuật:

  • Hình chiếu bằng B đặt dưới hình chiếu đứng A
  • Hình chiếu cạnh C sẽ đặt bên phải hình chiếu đứng A

=> Phương pháp này được sử dụng phổ biến ở nước ta và hầu hết các nước châu Âu.

II. Phương pháp chiếu góc thứ ba [PPCG 3]

1. Xây dựng nội dung

Hình 3. Phương pháp chiếu góc thứ ba

2. Phương pháp

  • Chiếu vật thể lên ba mặt phẳng P1, P2, P3 ta thu được các hình chiếu vuông góc tương ứng trên đó là A, B, C:
    • A: Hình chiếu đứng
    • B: Hình chiếu cạnh
    • C: Hình chiếu cạnh
  • Đường biểu diễn:
    • Các đường bao thấy sẽ thể hiện bằng nét liền đậm
    • Các đường khuất sẽ thể hiện bằng nét gạch mảnh [nét đứt]
    • Các đường tâm, đường trục sẽ thể hiện bằng nét gạch chấm mảnh

3. Vị trí các hình chiếu

Chọn mặt phẳng hình chiếu đứng P1 là mặt phẳng bản vẽ:

  • Xoay P2  lên trên một góc 90o
  • Xoay P3 sang trái một góc 90o
  • Khi đó ta cũng sẽ thu được hình chiếu vuông góc của vật thể trên mặt phẳng bản vẽ

Hình 4. Vị trí các hình chiếu theo PPCG 3

Khi đó trên bản vẽ kĩ thuật:

  • Hình chiếu bằng B đặt phía trên hình chiếu đứng A
  • Hình chiếu cạnh C đặt ở bên trái hình chiếu đứng A

=> Phương pháp này được sử dụng phổ biến ở các nước châu Mỹ và một số nước khác

Bài tập minh họa

Cho vật thể với các hướng chiếu A, B, C và các hình chiếu 1, 2, 3 

  • Hãy đánh dấu [X] vào bảng 2.1 để chỉ rỏ sự tương quan giữa các hướng chiếu với các hình chiếu
  • Ghi tên gọi các hình chiếu 1, 2, 3 vào bảng 2.2

Gợi ý trả lời:

Lời kết

Sau khi học xong Bài 2: Hình chiếu vuông góc của chương trình Công nghệ lớp 11, các em cần nắm các nội dung trọng tâm:

  • Nội dung cơ bản của phương pháp hình chiếu vuông góc: phương pháp chiếu góc thứ nhất và phương pháp chiếu góc thứ ba
  • Vị trí của các hình chiếu theo phương pháp chiếu góc thứ nhất và phương pháp chiếu góc thứ ba trên bản vẽ

Chọn đáp án D

Bên phải hình chiếu đứng

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Số câu hỏi: 10

Câu hỏi: Trong PPCG3, hình chiếu bằng được đặt như thế nào so với hình chiếu đứng?

A.Bên trái

B.Ở trên

C.Ở dưới

D.Bên phải

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Ở trên

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về lí thuyết và bài tập nhé:

I - PHƯƠNG PHÁP CHIẾU GÓC THỨ NHẤT [PPCG 1]

Vật thể được đặt trong một góc tạo thành bởi các mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một.

Mặt phẳng hình chiếu đứng ở sau, mặt phẳng chiếu bằng ở dưới và mặt phẳng hình chiếu cạnh ở bên phải vật thể.

Các hướng chiếu [hướng nhìn] từ trước, từ trên và từ trái theo thứ tự, vuông góc với mặt phẳng hình chiếu đứng, bằng và cạnh.

Sau khi chiếu vật thể lên các mặt sẽ được các hình chiếu đứng A, hình chiếu bằng B và hình chiếu cạnh C. Mặt phẳng hình chiếu bằng được xoay xuống dưới 900 và mặt phẳng hình chiếu cạnh xoay sang phải 900để các hình chiếu nằm trên mặt phẳng hình chiếu đứng

Các hình chiếu được sắp xếp có hệ thống:

- Hình chiếu bằng B đặt dưới hình chiếu đứng A

- Hình chiếu cạnh C đặt ở bên phải hình chiếu đứng A.

Nước ta và nhiều nước Châu Âu thường dùng phương pháp góc chiếu thứ nhất.

II - PHƯƠNG PHÁP CHIẾU GÓC THỨ BA [PPCG 3]

Vật thể được đặt trong một góc tạo thành bởi các mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một.

Mặt phẳng hình chiếu đứng ở trước, mặt phẳng hình chiếu bằng ở trên và mặt phẳng hình chiếu cạnh ở bên trái góc vật thể.

Các hướng chiếu từ trước, từ trên và từ trái theo thứ tự, vuông góc với các mặt phẳng hình chiếu đứng, bằng và cạnh.

Sau khi chiếu vật thể lên các mặt phẳng hình chiếu được các hình chiếu đứng A, hình chiếu bằng B và hình chiếu cạnh C. Mặt phẳng hình chiếu bằng được xoay lên trên 900, mặt phẳng hình chiếu cạnh xoay sang trái 900để các hình chiếu này cùng nằm trên mặt phẳng hình chiếu đứng.

Các hình chiếu được sắp xếp có hệ thống:

- Hình chiếu bằng B đặt ở trên hình chiếu đứng A

- Hình chiếu cạnh C đặt ở bên trái hình chiếu đứng A.

Nhiều nước châu Mĩ và một số nước khác thường sử dụng phương pháp chiếu góc thứ ba.

Bài tập:

Câu 1:Phương pháp chiếu góc thứ nhất, vật thể đặt trong góc tạo bởi:

A. Mặt phẳng hình chiếu đứng và mặt phẳng hình chiếu bằng vuông góc với nhau

B. Mặt phẳng hình chiếu đứng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau

C. Mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau

D. Mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một.

Đáp án: D

Câu 2:Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất, có mấy mặt phẳng hình chiếu?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: C

Đó là mặt phẳng hình chiếu đứng, bằng, cạnh.

Câu 3:Vị trí mặt phẳng hình chiếu trong phương pháp chiếu góc thứ nhất là:

A. Mặt phẳng hình chiếu đứng ở trước vật thể

B. Mặt phẳng hình chiếu bằng ở trên vật thể

C. Mặt phẳng hình chiếu cạnh ở bên trái vật thể

D. Cả 3 đáp án đều sai

Đáp án: D

Vì các đáp án trên chỉ đúng với phương pháp chiếu góc thứ ba.

Câu 4:Vị trí mặt phẳng hình chiếu đứng như thế nào so với vật thể?[phương pháp chiếu góc thứ nhất]

A. Trước vật thể

B. Trên vật thể

C. Sau vật thể

D. Dưới vật thể

Đáp án: C

Vì dưới vật thể là mặt phẳng hình chiếu bằng, trên và trước không có mặt phẳng hình chiếu nào

Câu 5:Theo phương pháp chiếu góc thứ nhất, để thu được hình chiếu đứng ta nhìn từ:

A. Trước vào

B. Trên xuống

C. Trái sang

D. Dưới lên

Đáp án: A

Vì đáp án B là hình chiếu bằng, đáp án C là hình chiếu cạnh, đáp án D là hình chiếu bằng ở phương pháp chiếu góc thứ ba.

Câu 6:Cho vật thể bất kì có:

1: hình chiếu đứng

2: hình chiếu bằng

3: hình chiếu cạnh

Hãy cho biết vị trí các hình chiếu theo phương pháp chiếu góc thứ nhất?

Đáp án: A

Câu 7:Tìm phát biểu sai về phương pháp chiếu góc thứ nhất:

A. Hình chiếu bằng đặt dưới hình chiếu đứng

B. Hình chiếu cạnh đặt bên phải hình chiếu đứng

C. Cả 2 đáp án đều đúng

D. Cả 2 đáp án đều sai

Đáp án: D

Vì cả 2 đáp án đều đúng.

Câu 8:Sau khi chiếu vật thể lên các mặt phẳng hình chiếu sẽ thu được hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh. Để các hình chiếu cùng nằm trên một mặt phẳng hình chiếu đứng thì:

A. Xoay mặt phẳng hình chiếu bằng xuống dưới 90ᵒ

B. Xoay mặt phẳng hình chiếu cạnh sang phải 90ᵒ

C. A hoặc B

D. A và B

Đáp án: D

Câu 9:Cho vật thể bất kì có:

1: hình chiếu đứng

2: hình chiếu bằng

3: hình chiếu cạnh

Hãy cho biết vị trí các hình chiếu theo phương pháp chiếu góc thứ nhất?

Đáp án: B

Câu 10:Chọn phát biểu đúng về phương pháp chiếu góc thứ ba:

A. Mặt phẳng hình chiếu đứng ở trước vật thể

B. Mặt phẳng hình chiếu bằng ở trên vật thể

C. Mặt phẳng hình chiếu cạnh ở bên trái vật thể

D. Cả 3 đáp án đều đúng

Đáp án: D

Video liên quan

Chủ Đề