Trẻ 7 tháng an được thịt thỏ không

| |

Cháo dinh dưỡng Thịt Thỏ giàu Protein, axit amin và omega 3 giúp kích thích tiêu hóa và tăng cường trí não cho bé.

Thịt thỏ là một loại thức ăn có lượng protein cao, lượng mỡ và cholesterol thấp: Hàm lượng protein chứa trong thịt thỏ chiếm 21,50%. Con số này gấp đôi hàm lượng protein ở thịt heo, thịt dê và hơn thịt bò 18,7% và thịt gà 33%. Trong khi đó hàm lượng mỡ lại chỉ có 0,4%, bằng 1/16 ở thịt lợn, 1/7 ở thịt dê và bằng 1/5 ở thịt bò. Còn về Cholesterol thì cứ 100gram thịt thỏ thì có khoảng 60 – 80mgram, thấp hơn các loại thịt khác.

Trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ, thịt và cá không nên quá mức vì này có thể gây ảnh hưởng đến thận và có thể có tác động tiêu cực đến chức năng gan của trẻ.

Khi trẻ bắt đầu ở độ tuổi 7 tháng tuổi, trẻ tăng gấp đôi trọng lượng cơ thể sơ sinh của mình, vì vậy cơ thể trẻ có nhu cầu cần tăng lượng protein, các chất dinh dưỡng cần thiết để thúc đẩy sự phát triển cho các tế bào cơ thể. Và một trong những nguồn năng lượng trọng nhất đối với trẻ là thịt và cá.

Trong những tháng đầu đời, cha mẹ nên lưu ý rằng thịt và cá món ăn không đơn thuần chỉ là loại thực phẩm mới đối với cơ chế ăn của trẻ mà nó thực sự là một thành phần cần thiết trong chế độ ăn uống của trẻ ở năm đầu tiên của cuộc sống.

Thịt và cá chính là nguồn cung cấp protein và các axit amin thiết yếu cho sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, thịt còn cung cấp các chất sắt, phốt pho, kali, magiê và vitamin B và cá rất giàu axit béo, bao gồm nhóm omega-3 cần thiết để sản xuất một loạt các hợp chất có hoạt tính sinh học liên quan đến quy trình của sự trao đổi chất, phát triển não bộ... Tuy nhiên, trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ, thịt và cá không nên quá mức vì này có thể gây ảnh hưởng đến thận và có thể có tác động tiêu cực đến chức năng gan của trẻ.


Thực đơn thịt cho trẻ

Đối với các loại thực phẩm từ thịt thì các mẹ nên ưu tiên hàng đầu cho những loại có nhiều phần nạc như: ngựa, thỏ, gà, thịt bò, thịt lợn nạc hoặc thịt cừu, thịt bê. Đối với những trẻ có biểu hiện dị ứng với sữa bò thì các mẹ không nên sử dụng thịt bò và thịt bê, thịt ngựa.

Khi món ăn được chế biến, sử dụng các loại thịt nạc, vị sẽ ngọt, ít chất béo và tốt tiêu hóa của trẻ. Trẻ bắt đầu tập ăn thì các mẹ chỉ cho một lượng thịt nhỏ là 5 gram, trộn với rau và thức ăn ngũ cốc của trẻ để bé làm dần dần với chế độ ăn mới.

Nếu quá trình cho trẻ ăn thử thuận lợi, sau đó các mẹ bắt đầu tăng dần số lượng thịt lên. Đến 9 tháng tuổi, hãy cho trẻ ăn khoảng 40 gram thịt mỗi ngày, và trong 1 năm tuổi tăng lên 60-70 gram/ngày, chế độ ăn của trẻ tăng dần lượng thịt lên 100g/ngày khi 1,5 tuổi và 120g/ngày khi trẻ 3 tuổi. Các chuyên gia Viện Dinh dưỡng lưu ý các mẹ hãy kết hợp thêm các loại rau củ ngũ cốc vào chế độ ăn kèm thịt cho trẻ.


Thực đơn cá

Lợi thế của cá là cấu trúc phần thịt mềm rất dễ tiêu hóa, và protein của cá cũng được tiêu hóa dễ dàng hơn, nhanh hơn và đầy đủ hơn so với các loại thịt. Ngoài ra, cá là một nguồn cung cấp flo, phốt pho và iốt, có tác động quan trọng vào sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.

Tuy nhiên, đối với trẻ, các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo không nên cho trẻ ăn cá vào 8-9 tháng tuổi đầu tiên của. Chỉ để cá xuất hiện trên thực đơn của con một tháng sau khi trẻ đã được ăn các loại thực phẩm từ thịt. Điều này chủ yếu để cho trường hợp trẻ có thể gặp phải phản ứng dị ứng với cá.

Sau từ 8 – 9 tháng tuổi, mẹ hãy bắt đầu cho trẻ tập ăn cá với 1/2 muỗng cà phê thịt cá cho một ngày khi trẻ 8 tháng tuổi, tăng dần khẩu phần lên 50g/ngày [khi trẻ được 9 tháng tuổi], và khi trẻ 1 tuổi hãy tăng lên 60g/ngày. Đối với những năm đầu đời của trẻ, mẹ hãy cho trẻ ăn các loại cá biển và nạc là tốt nhất như: cá thu, cá hồi...

Đối với trẻ lớn hơn mẹ có thể tạo một thực đơn hấp dẫn cho trẻ bằng việc hấp cá, nướng cá để hợp với sở thích ăn uống của trẻ hơn.

Trứng gà

Ngoài cá và thịt, nguồn protein trong chế độ ăn của trẻ còn có từ lòng đỏ trứng gà Lòng đỏ trứng gà thường được thêm vào thức ăn của trẻ [ trộn vào hồn hợp bột cho trẻ]. Ở độ tuổi 6 tháng tuổi khi lần đầu tiên ăn trứng, các mẹ hãy cho trẻ ăn 1/8 của lòng đỏ và tăng dần số lượng đến 1/2 lòng đỏ trứng khi trẻ được 8 tháng. Các mẹ cũng nên thận trọng với biểu hiện không dung nạp trứng gà ở trẻ trong độ tuổi này.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Bạn đang băn khoăn không biết bé 7 tháng ăn được thịt gì và nấu như thế nào giúp con cảm thấy ngon miệng, tăng cân vù vù. Mẹ hãy tham khảo ngay những thông tin dưới đây từ chuyên gia dinh dưỡng để hiểu rõ về vấn đề này nhé!

  • Bé 7 tháng tuổi phát triển như thế nào?
  • Nguyên tắc ăn dặm của bé 7 tháng tuổi
  • Bé 7 tháng tuổi ăn được thịt gì? Cách nấu như thế nào giúp con ngon miệng?

Bé 7 tháng tuổi phát triển như thế nào?

Theo sự phát triển trung bình trên thế giới thì bé 7 tháng tuổi có sự phát triển về chiều cao và cân nặng:

  • Bé gái nặng khoảng 7.6 kg và cao 67.3 cm
  • Bé trai nặng chừng 8.3 kg và cao 69.2 cm

Đó là các số liệu tổng hợp trung bình để các mẹ tham khảo. Bởi tùy vào sự phát triển của từng bé mà con số dao động cao hoặc thấp hơn một chút. Các mẹ cần chú ý, trẻ 7 tháng tuổi là giai đoạn trẻ phát triển vượt bậc cả về thể chất lẫn trí tuệ. Vì vậy, mẹ cần đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho con phát triển toàn diện.

Bạn có thể xem:

Nguyên tắc ăn dặm của bé 7 tháng tuổi

Tháng thứ 6 bé đã bắt đầu ăn dặm nhưng các món ăn còn giới hạn với cháo, rau, củ quả… Vậy sang tháng thứ 7 có gì thay đổi hay không? Trẻ đã ăn được thịt chưa? Trẻ 7 tháng tuổi ăn được thịt gì?

Mẹ cùng theo dõi một số nguyên tắc ăn dặm của trẻ 7 tháng tuổi dưới đây:

  • Duy trì cho bé bú sữa mẹ cho đến khi 1 tuổi hoặc hơn.
  • Món ăn của bé chưa cần nêm gia vị.
  • Nấu cháo theo tỷ lệ 1:7.
  • Nấu cháo trắng với các loại thịt, rau, cá… vừa đa dạng các món ăn vừa cho bé làm quen với các loại thịt.
  • Bổ sung đầy đủ chất béo cho bé 7 tháng tuổi.

Mẹ nên đa dạng các loại dinh dưỡng trong bữa ăn để bé có thể phát triển tốt hơn [Ảnh: istockphoto]

Bạn có thể xem:

Bé 7 tháng tuổi ăn được thịt gì? 

Có 2 loại thịt mà bé 7 tháng có thể ăn được là loại thịt trắng hoặc thịt đỏ. Ban đầu mẹ có thể cho bé làm quen dần với đạm động vật có nguồn gốc từ thịt trắng như: thịt gà, thịt chim bồ câu,… Những loại thịt trắng thường dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn thịt đỏ. Về thịt đỏ thì mẹ có thể cho bé ăn thịt heo hay thịt bò, đây là những loại thịt phổ biến và dễ mua. Hàm lượng đạm và sắt có trong thịt đỏ sẽ giúp bé có nhiều năng lượng hơn trong giai đoạn này.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, với bé 7 tháng tuổi mẹ chỉ nên cho bé ăn khoảng 30g thịt nạc xay nhuyễn mỗi ngày.heo các chuyên gia dinh dưỡng thì bước sang tháng thứ 7, mẹ có thể đa dạng hóa các loại thực phẩm cho bé bằng các loại thịt như thịt gà, thịt heo, thịt bò, thịt cua…

Bé 7 tháng có thể ăn được nhiều loại thịt [Ảnh: istockphoto]

Dưới đây là một số món tiêu biểu mà mẹ bỉm sữa có thể tham khảo nấu cho con với các loại thịt. Chắc chắn, con sẽ ăn ngon và tăng cân vù vù chỉ sau một thời gian ngắn.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Món cháo thịt bò cải bó xôi mẹ đút không kịp

  • Nguyên liệu chuẩn bị: Cháo trắng, thịt bò, cải bó xôi, dầu ăn.
  • Cách nấu: Thịt bò và cải bỏ xôi rửa sạch và xay nhuyễn thành 2 phần riêng biệt. Lấy một phần cháo vừa đủ cho bé ăn rồi đun sôi và cho thịt bò vào đun cho chín. Mẹ tiếp tục bỏ cái bỏ xôi đã xay nhuyễn vào nấu chín thì tắt bếp. Cuối cùng, mẹ thêm vào món ăn một thìa dầu ăn dành cho em bé.

Cháo thịt bò nấu cùng cải bó xôi [Ảnh: istockphoto]

Trẻ 7 tháng ăn được thịt gì? Thịt gà nấm mộc nhĩ viên giúp bé tăng cân vù vù

Thịt gà cũng là một trong những loại thịt mà bé có thể ăn khi 7 tháng tuổi. Mẹ có thể chế viến thịt gà thành nhiều món. Trong đó, mẹ không thể bỏ qua món giúp con tăng cân vù vù là cháo thịt gà nấm mộc nhĩ viên và khoai tây.

  • Nguyên liệu cần có gồm: 2-3 g thịt gà nạc, nấm mộc nhỉ 1 tai, khoai tây cùng bí đỏ là một vài khoanh.
  • Cách nấu: Thịt gà và nấm rửa sạch rồi xay nhuyễn với nhau và đem vo tròn từng viên nhỏ và chiên qua dầu.
  • Khoai tây và bí đỏ cắt khoanh rồi hấp hoặc luộc cho chín mềm.
  • Bày tất cả các món mẹ vừa làm lên bàn ăn và cho con chọn bốc ăn.

Mì sợi với thịt heo

Với thịt heo thì các mẹ có thể làm vô số món và nấu ăn cùng mì sợi cũng là một gợi ý không hề tồi đâu. Cùng  xem cách nấu món thịt heo mì sợi chọ trẻ 7 tháng tuổi như thế nào nhé!

  • Nguyên liệu gồm có 25g mì sợi, thịt heo nạc 20 g, rau cải bó xôi từ 4-5 ngọn và bơ chín là 1/6 quả.
  • Cách nấu: Mì sợi luộc cho chín mềm. Thịt nạc thì dập nát mỏng và hấp chín. Rau nhặt lấy phần lá rửa sạch hấp chín. Bơ chín bỏ vỏ thái miếng rồi mẹ bỏ tất cả lên bàn ăn cho bé bốc ăn.

Hy vọng với một số gợi ý ở trên, mẹ đã biết được bé 7 tháng ăn được thịt gì và sẽ lựa chọn được một món ăn phù hợp với con của mình. Quan trọng hơn là trẻ phải thích món ăn đó và ăn ngon miệng hết phần ăn của mình. Chúc các mẹ nuôi con khỏe dạy con ngoan.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Video liên quan

Chủ Đề