Trận cửa việt vì sao vi phạm hiệp định pải

Vann Phan/Người Việt

SANTA ANA, California [NV] – Trận Cửa Việt tuy không phải là một trận đánh lớn cỡ các trận Quảng Trị, An Lộc, Kon Tum… trong Chiến Tranh Việt Nam nhưng lại là một trận đánh có tính cột mốc [milestone], bởi vì nó diễn ra ngay trước và sau khi Hiệp Định Paris 1973 về ngưng bắn tại chỗ và tái lập hòa bình tại Việt Nam.

Trong khi Hiệp Định Paris được ký kết và có hiệu lực vào ngày 28 Tháng Giêng, 1973, thì trận Cửa Việt diễn ra từ ngày 25 đến ngày 31 Tháng Giêng, 1973, tại Căn Cứ Hải Quân Cửa Việt ở phía Đông-Bắc tỉnh Quảng Trị. Trận đánh này có sự tham dự của một đội đặc nhiệm của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa [VNCH], gồm hai lực lượng Thủy Quân Lục Chiến và Thiết Giáp, nhằm lấy lại Căn Cứ Cửa Việt, từng bị Cộng Quân chiếm đóng từ những ngày đầu của Mùa Hè Đỏ Lửa, ngay trước khi Hiệp Định Paris bắt đầu có hiệu lực.

Căn Cứ Hải Quân Cửa Việt có địa thế trải dài dọc bờ biển, nằm ở tả ngạn sông Thạch Hãn, phía Đông giáp Biển Đông, phía Nam giáp quận Triệu Phong qua Sông Hiếu, phía Bắc giáp xã Gio Hải, và phía Tây giáp các xã Gio Việt và Gio Mai. Cửa Việt nằm cách Đông Hà 15 km về hướng Đông-Bắc, cách Gio Linh 10 km về hướng Đông, và cách Cửa Tùng 15 km về hướng Nam.

Diễn tiến trận Cửa Việt

Trận Cửa Việt kéo dài từ ngày 25 Tháng Giêng cho đến ngày 31 Tháng Giêng, 1973, và diễn tiến qua hai giai đoạn: Giai đoạn 1: Thủy Quân Lục Chiến và Thiết Giáp VNCH thành công tái chiếm Căn Cứ Hải Quân Cửa Việt; và Giai Đoạn 2: Thủy Quân Lục Chiến và Thiết Giáp rút khỏi Cửa Việt trước áp lực mạnh mẽ của pháo binh và quân bộ chiến Cộng Sản.

-Giai đoạn 1:

Cuộc hành quân của Lực Lượng Đặc Nhiệm Tango VNCH, với các Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên, Tiểu Đoàn 4 Kình Ngư, và Tiểu Đoàn 5 Hắc Long, phối hợp với Thiết Đoàn 20, gồm các Chi Đoàn 1, 2, 3, và 4,  khởi sự vào ngày 25 Tháng Giêng dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Nguyễn Thành Trí, tư lệnh phó Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến.

Ngày 27 Tháng Giêng, các chiến sĩ Thủy Quân Lục Chiến cùng với các chiến xa thuộc Thiết Đoàn 20 mở cuộc tấn công trực diện vào lực lượng Cộng Quân phòng thủ tại Cửa Việt. Trận chiến ác liệt diễn ra suốt ngày, và cho tới buổi chiều cùng ngày thì Thủy Quân Lục Chiến dựng được lá quốc kỳ VNCH đầu tiên trên một phần Căn Cứ Cửa Việt.

Nhưng trận chiến vẫn ở trong thế giằng co giữa đôi bên, và sang đến ngày 28 Tháng Giêng, chỉ ít phút trước khi Hiệp Định Paris có hiệu lực, các lực lượng Thủy Quân Lục Chiến và Thiết Giáp mới hoàn toàn làm chủ chiến trường, đánh bật Cộng Quân ra khỏi các vị trí họ đang cố thủ và chiếm lại Căn Cứ Hải Quân Cửa Việt từ tay Cộng Quân.

-Giai đoạn 2:

Tối ngày 29 Tháng Giêng, khoảng hai trung đoàn quân Cộng Sản Bắc Việt, bất chấp lệnh ngưng bắn do Hiệp Định Paris quy định và có hiệu lực một ngày trước đó, đã mở cuộc hành quân hợp đồng binh chủng bộ binh và chiến xa, có sự yểm trợ tối đa của pháo tầm xa 130 ly và hỏa tiễn 122 ly, phản công tiến đánh Lực Lượng Đặc Nhiệm Tango. Sau một ngày kịch chiến, địch quân đã cắt đứt đường liên lạc và tiếp tế đạn dược cho Thủy Quân Lục Chiến và Thiết Giáp VNCH. Sau đó, Cộng Quân tập trung tối đa hỏa lực trọng pháo trong vùng để bắn vào các lực lượng VNCH đang bị bao vây trong Căn Cứ Cửa Việt.

Vì Không Quân và Hải Quân VNCH đã không hoạt động hữu hiệu để yểm trợ cho quân bạn trước hỏa lực hùng hậu của súng phòng không, trọng pháo tầm xa và hỏa tiễn của Cộng Quân, lực lượng Thủy Quân Lục Chiến và Thiết Giáp bên trong căn cứ phải rút lui về tuyến sau, và Cộng Quân đã chiếm lại Căn Cứ Cửa Việt vào ngày 31 Tháng Giêng, 1973.

Các con số thương vong trong Trận Cửa Việt, được cả hai phía bạn và thù công bố, cho thấy mỗi bên đều có hàng trăm chiến binh tử trận và bị thương.

Mỹ cúp viện trợ và rút quân khỏi miền Nam Việt Nam

Có thể nói rằng kết quả của trận Cửa Việt là hậu quả trực tiếp đầu tiên của việc Mỹ cúp viện trợ và rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, dựa vào những sự kiện sau đây:

-Thứ nhất, như đã nói, trận Cửa Việt diễn ra ngay trước và sau khi Hiệp Định Paris 1973 về ngưng bắn tại chỗ và tái lập hòa bình tại Việt Nam được ký kết và có hiệu lực, đánh dấu việc Hiệp Định Paris bị phía Cộng Sản trắng trợn vi phạm trước cặp mắt dửng dưng và bất lực của Ủy Ban Quốc Tế về Kiểm Soát và Giám Sát Đình Chiến Việt Nam [International Commission of Control and Supervision, ICCS] được quốc tế ủy nhiệm hoạt động ngay sau khi Hiệp Định Paris 1973 được ký kết. Vì không có sức mạnh quân sự trong tay để thực thi pháp luật chống kẻ vi phạm, ủy ban này không làm cho Cộng Sản Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam phải khiếp sợ mà nghiêm chỉnh thi hành một hiệp định do chính họ mới vừa đặt bút ký vào và chưa kịp ráo mực, để họ phải ngưng cuộc tấn công chiếm lại, một lần nữa, Căn Cứ Cửa Việt đã được Quân Lực VNCH tái chiếm chỉ mấy ngày trước đó.

-Thứ nhì, trước ngày 28 Tháng Giêng – ngày Hiệp Định Paris có hiệu lực – các pháo đài bay B-52 và hải pháo từ các chiến hạm của Hải Quân Hoa Kỳ ngoài khơi Việt Nam vẫn còn yểm trợ cho Lực Lượng Đặc Nhiệm trong cuộc tấn công và chiếm lại Căn Cứ Cửa Việt, nhưng khi Hiệp Định Paris bắt đầu có hiệu lực, để nghiêm chỉnh thi hành hiệp định này, phía Mỹ bèn rút ngay phi cơ và chiến hạm ra khỏi không phận và hải phận Việt Nam, giao lại trách nhiệm yểm trợ quân bạn cho Không và Hải Quân VNCH, với hỏa lực dĩ nhiên là không thể nào hùng mạnh bắng phía Mỹ. Sự kiện này đã khiến cho các lực lượng bạn đang phòng thủ tại Cửa Việt mất sức yểm trợ phi pháo và hải pháo cần thiết khi phải chiến đấu giữa vòng vây của quân địch ngay trên “sân nhà” của họ, với các trung đoàn Cộng Quân được yểm trợ hùng hậu bằng trọng pháo, súng cao xạ cùng hỏa tiễn phòng không và hỏa tiễn chống xe tăng.

-Thứ ba, chuyện Quân Lực VNCH có hỏa lực mạnh hơn gấp bội so với quân chính quy của Cộng Sản chỉ là huyền thoại, nhất là kể tử năm 1970 trở đi, khi Cộng Quân đã được trang bị những loại hỏa tiễn phòng không tối tân như SA-7, hỏa tiễn chống xe tăng AT-3, và các loại trọng pháo tầm xa như đại bác 130 ly và hỏa tiễn 122 ly.

Khối Cộng Sản biết phía Mỹ có không lực và hỏa lực chiến xa rất mạnh nên đã phát triển các loại súng cao xạ, hỏa tiễn phòng không và hỏa tiễn chống chiến xa vô cùng lợi hại để đối phó. Các đối tượng của những loại vũ khí nguy hiểm đó là các chiến đấu cơ F-105 Thunderchief, A-4 Skyhawk, A-6 Intruder, F-4 Phantom, B-52 Stratofortress, F-111 Aardvark, và chiến xa M-60 của Mỹ chứ không phải là các thiết vận xa M-113 hoặc chiến xa M-41 và M-48 cũng như các khu trục cơ A1-H Skyraider hoặc Douglas AD-6, oanh tạc cơ B-57 Canberra, phi cơ hỏa long AC-47 và AC-119G/K, cùng chiến đấu cơ F-5A/B/C/E Freedom Fighter của Quân Lực VNCH.

Người ta sẽ không hề ngạc nhiên khi thấy Hải, Lục, Không Quân VNCH, tuy được coi là lớn mạnh đến thế, nhưng chỉ được trang bị vũ khí tương đối dùng được thôi chứ không mấy tối tân khi biết rằng phía Hoa Kỷ luôn cố tình trang bị yếu kém cho dồng minh của mình để họ phải tùy thuộc đặng dễ bề khuynh loát, kể cả đưa quân chiến đấu vào miền Nam Việt Nam đặng trực tiếp đánh nhau với Cộng Quân.

Phải biết rằng, trong trận Ấp Bắc hồi năm 1963, giữa lúc phía Cộng Quân tấn công đã được trang bị súng tiểu liên AK-47 rồi mà các lực lượng VNCH tham chiến vẫn còn phải sử dụng loại súng trường M1 Garand hoặc cao lắm là súng liên thanh M2 Carbin của thời Thế Chiến Thứ Hai và Chiến Tranh Triều Tiên để chiến đấu. Đã thế, kể từ năm 1970, khi Hoa Kỳ chuẩn bị “tháo chạy” khỏi Việt Nam, số lượng viện trợ về vũ khí và đạn dược cho Quân Lực VNCH cũng bắt đầu giảm dần đi.

-Thứ tư, quốc tế đã tỏ ra hoàn toàn bất lực trước những vi phạm trắng trợn các điều khoản chính yếu trong Hiệp Định Paris của phía Cộng Sản, bởi vì chiến tranh vẫn tiếp diễn tại miền Nam Việt Nam qua các cuộc tấn công liên tục của Cộng Sản Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chứ chẳng có hòa bình gì cả, từ trận Cửa Việt, trận Tống Lê Chân, cho đến trận Phước Long, và sau cùng là trận đánh chiếm thủ đô Sài Gòn của VNCH vào ngày 30 Tháng Tư, 1975.

Lịch sử cho thấy Hiệp Định Paris 1973 về đình chiến và lập lại hoả bình tại Việt Nam, vì chỉ chuyên đáp ứng nhu cầu cấp bách là “rút lui trong danh dự” và nhận lại hằng trăm tù binh Mỹ bị giam giữ trong các nhà tù của Cộng Sản Bắc Việt, chỉ có lợi cho phía Mỹ và phe Cộng Sản mà thôi nhưng lại hết sức bất lợi cho VNCH.

Nhìn chung, hiệp định này chỉ là một giai đoạn trong chiến lược “vừa đánh, vừa đàm,” tức “đả đả, đàm đàm” theo kiểu Cộng Sản Trung Hoa, chứ không hề là cột mốc đánh dấu một trang sử sáng lạn nào cho dân tộc Việt Nam, nhất là dân chúng Miền Nam Tự Do, như Hoa Kỳ và Thế Giới Tự Do từng thật lòng trông đợi. [Vann Phan] [qd]

Ngày 8/3/1965, hàng ngàn lính Mỹ đã đổ bộ lên bãi biển Xuân Thiều [TP. Đà Nẵng] bằng tàu đổ bộ, trong đó Tiểu đoàn 3, Lữ đoàn 9 thủy quân lục chiến quân đội Mỹ là đơn vị đầu tiên đặt chân lên bờ biển. [Ảnh: tư liệu]

[Thanhuytphcm.vn] - Sự có mặt của quân đội Mỹ tại miền Nam Việt Nam khiến đời sống xã hội - kinh tế của người dân Sài Gòn - Gia Định có những biến động hết sức to lớn. Những túi tiền đầy ắp của hơn 1 triệu quân đội, những nguồn hàng quân nhu, phế thải chiến tranh, những công trình phục vụ chiến tranh… đã tạo nên một sự sầm uất lạ thường. Thế nhưng, sự sầm uất đó liệu có được bao lâu?

Năm 1954, Mỹ nhảy vào miền Nam thay Pháp dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. Trong suốt 21 năm tham chiến tại Việt Nam, nguồn viện trợ của Mỹ đóng vai trò vô cùng to lớn cho nhiệm vụ duy trì cuộc chiến. Theo thống kê, số viện trợ của Mỹ cho Sài Gòn trong 21 năm là 26 tỷ đôla. Đó là con số cao nhất của viện trợ Mỹ mà không có bất cứ nước nào khác trên thế giới nhận được kể từ sau đại chiến thế giới lần thứ II[1].

Chỉ tính riêng về lực lượng quân đội Mỹ, để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh cục bộ [1964-1969], Mỹ đưa quân vào Nam Việt Nam [địa bàn đóng quân chủ yếu tại Sài Gòn - Gia Định] với con số từ 30.000 đến 550.000 quân. Và phí tổn cho cuộc chiến này của Mỹ là vô cùng lớn, đặc biệt giai đoạn đỉnh điểm vào năm 1968, có những ngày phí tổn lên đến 77 triệu đôla[2]… Dẫu vậy, dù cố gắng tối đa, huy động nhiều tiền của đổ vào chiến trường miền Nam thì cũng không thể tránh khỏi một sự thật là “chiến tranh cục bộ” thất bại trước Quân giải phóng miền Nam.

Sau “chiến tranh cục bộ”, Mỹ ngụy lại tiếp tục ngoan cố với chủ trương “Việt Nam hóa chiến tranh”, Nguyễn Văn Thiệu thực hiện tất cả các chính sách kinh tế - quân sự kể trên đều bằng tiền viện trợ của Mỹ, điều đó là nguyên nhân khiến viện trợ Mỹ tăng vọt lên gấp bội so với các giai đoạn trước. Năm 1969 lên 1,7 tỷ; năm 1970 gần 2 tỷ; năm 1971 là 2,5 tỷ; năm 1972 là 3 tỷ. Chỉ tính nguồn viện trợ trong hai năm 1971-1972 đã gấp hơn 10 lần tổng số vốn đầu tư của 10 năm trước đó, đây là con số kỷ lục, chưa bao giờ và cũng chưa nước nào được Mỹ viện trợ tới con số đó trong vòng 1 năm.

Tuy nhiên, chiếc lược “Việt Nam hóa chiến tranh” cũng không duy trì được bao lâu, ngày 27/1/1973 “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam” được ký kết. Ngay sau ngày Hiệp định Paris chính thức có hiệu lực, Mỹ liền rút dần nguồn viện trợ rồi cắt hẳn, khiến các lĩnh vực chính trị - kinh tế - xã hội Sài Gòn - Gia Định dưới sự kiểm soát của chính quyền Sài Gòn trở nên tiêu điều, rối loạn và khó khăn trầm trọng. Sống “tầm gửi” bằng tiền từ Mỹ nên khi thi hành Hiệp định Paris, chính quyền Sài Gòn khó khăn chồng chất khó khăn và đến gần hơn với bờ vực sụp đổ.

Đơn cử trên lĩnh vực kinh tế, sau khi Mỹ rút viện trợ, ngoại tệ giảm sút khiến hàng nhập cảng ít dần đi, hàng loạt mặt hàng từ năm 1973 không còn nhập vào nữa, hàng nhập ít cũng đồng nghĩa với việc sản xuất ở các xí nghiệp bị ngưng trệ, khiến công nhân thiếu việc làm, thu nhập giảm sút. Làng dệt ở Ngã tư Bảy Hiền phải nghỉ dệt; Thương cảng ít tàu cập bến, công nhân bến cảng bị đuổi việc hàng loạt; Công nhân kỹ thuật PACIFIC bị thất nghiệp phải ra làm khuân vác với tiền lương giảm 50%...

Lễ cuốn cờ, chính thức chấm dứt hoạt động của Bộ Chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam sau hơn 11 năm ở Sài Gòn, ngày 29/3/1973. [Ảnh: tư liệu]

Bên cạnh đó, giá hàng hóa tăng lên khủng khiếp do tăng thuế, lạm phát và giảm nhập khẩu nên những mặt hàng cần thiết hàng ngày tăng từ 2 đến 10 lần. So với năm 1972, trong năm 1973 giá gạo tăng lên 100%, giá đường tăng lên 165%, giá dầu đun tăng gấp 3 lần, giá xăng tăng 6 lần, giá phân bón, sợi, xi măng đều tăng từ 100% đến 200%[3]…

Đời sống nông dân cũng như công nhân, rơi vào tình cảnh bấp bênh tăm tối, họ không mua nổi xăng dầu chạy máy, giá phân bón tăng lên, thuốc trừ sâu không có để mua, trong năm 1973, sản xuất nông nghiệp giảm 20%... Các công trình công cộng đang thực hiện từ y tế, văn hóa, giáo dục... đều ngưng lại, khi quân Mỹ bắt đầu rút đi nhiều, Mỹ thu hồi một loạt các phương tiện đã cấp cho chính quyền Sài Gòn.

Thêm vào đó, hàng triệu người tại Sài Gòn - Gia Định vốn đã quen sống bằng những nghề dịch vụ, kinh doanh, phục vụ cho quân đội Mỹ bỗng mất đi nguồn thu nhập, trở nên thất nghiệp. Theo Bộ Kinh tế Sài Gòn, đến tháng 9/1973, miền Nam có hơn 2 triệu người thất nghiệp, mà 50% số này là ở Sài Gòn[4].

Ông Lâm Văn Sĩ, Tổng Giám đốc Công ty kinh doanh kỹ nghệ Sofidiv thời bấy giờ đã nhận định: “Chúng ta dùng ngoại tệ của viện trợ Mỹ để tiêu xài. Chúng ta xài tiền của người khác và chúng ta lầm tưởng là chúng ta giàu. Tiêu xài nhưng không sản xuất. Người Mỹ rút đi, chúng ta sẽ trở về với sự thật phũ phàng”[5].

Trong khi chính quyền Sài Gòn ngày càng bất lực trước thời cuộc thì cũng là lúc lực lượng cách mạng miền Nam ngày càng mạnh, ngày 14/4/1975 Bộ Chính trị, Đảng Lao động Việt Nam phê chuẩn việc mở chiến dịch giải phóng Sài Gòn với tên gọi “Chiến dịch Hồ Chí Minh”. Với khí thế “một ngày bằng 20 năm”, quân giải phóng ngày càng tiến nhanh, tiến mạnh trên khắp chiến trường. Thời khắc quan trọng đã đến, 11 giờ trưa ngày 30/4/1975, Quân đoàn 2 với chiếc xe tăng mang số hiệu 390 húc đổ cổng chính và tiến thẳng vào Dinh Độc Lập, chính thức kết thúc chế độ Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt Nam - đánh dấu giờ phút lịch sử vinh quang của Đảng và Nhân dân trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.

Sự thất bại của Mỹ tại Việt Nam không gì khác chính là sự thất bại của chính quyền Sài Gòn và ngược lại. Chính quyền Sài Gòn đại diện cho sự có mặt của Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Và suy cho cùng lợi ích của chúng gắn liền với nhau, Mỹ dùng chính quyền Sài Gòn làm tay sai để thực hiện mưu đồ của mình, đồng thời, chính quyền Sài Gòn sử dụng viện trợ của Mỹ để duy trì sự sống, duy trì một chế độ phản động, bù nhìn với cái vẻ “phồn vinh nhưng giả tạo ở chỗ nó không tự nuôi nổi nó” như tác giả Đặng Phong đã nhận xét. Mỹ đã nuôi cả cái xã hội, nền kinh tế, quân sự của chính quyền Sài Gòn như một đứa trẻ bằng bầu sữa của viện trợ. Nhưng bầu sữa viện trợ Mỹ khác với bầu sữa mẹ, nó không giúp cho đứa trẻ đó khôn lớn lên để tự làm lấy mà ăn, tự tạo ra cơ nghiệp cho nó, thì việc đi đến sụp đổ là điều hiển nhiên và gần như đã được dự báo từ trước.

Nguyễn Huyền

---------------------------------------------------

[1] Đặng Phong, 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam, Viện Nghiên cứu Khoa học - Giá cả, Thị trường Hà Nội, 1991, tr.65.

[2] Đặng Phong, 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam, Viện Nghiên cứu Khoa học - Giá cả, Thị trường Hà Nội, 1991, tr.67.

[3] Đặng Phong, 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam, Viện Nghiên cứu khoa học thị trường - giá cả Hà Nội, 1991, tr.56.

[4] Đặng Phong, 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam, Viện Nghiên cứu khoa học thị trường - giá cả Hà Nội, 1991, tr.58.

[5] Tuần san Phòng thương mại và công kỹ nghệ Sài Gòn, 12-5-1972

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề