Trách nhiệm của sinh viên trong việc phát huy dân chủ trong nhà trường hiện nay

1MỞ ĐẦU1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:1.1. Về lý luận:Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng nêurõ: "Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộcđổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng,Nhà nước và nhân dân. Nhà nước là đại diện quyền làm chủ của nhân dân, đồngthời là người tổ chức và thực hiện đường lối chính sách của Đảng. Mọi đườnglối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều phản ánh lợi ích của đạiđa số nhân dân. Nhân dân không chỉ có quyền mà có trách nhiệm tham giahoạch định và thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật củaNhà nước".Chúng ta chủ trương xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó cán bộ đảngviên và công chức phải thật sự là công bộc của nhân dân, đặt mình dưới sự kiểmtra, giám sát của nhân dân.Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Cần xây dựng cơchế vận hành của Nhà nước, bảo đảm nguyên tắc "Tất cả quyền lực nhà nướcđều thuộc về nhân dân".Dân chủ là bản chất của chế độ ta, Hiến pháp nước ta năm 1946 đã khẳngđịnh: "Nước Việt Nam là nước dân chủ cộng hoà, tất cả quyền hành trong nướclà của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàunghèo, giai cấp, tôn giáo".Để thực hiện tốt dân chủ, tại Đại hội X của Đảng đã khẳng định: "Thựchiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò của cơ quan dân cử, của Mặttrận Tổ quốc, của các tổ chức chính trị xã hội và của nhân dân trong việc giámsát cán bộ, công chức và cơ quan công quyền, phát hiện, đấu tranh với các hànhvi tham nhũng, lãng phí".2Tính phức tạp của đời sống xã hội hiện đại đòi hỏi đa dạng hoá về mặthình thức, cấp độ thực hiện dân chủ. Một mặt, không ngừng hoàn thiện chế độdân chủ đại diện, mặt khác phải tập trung xây dựng chế độ dân chủ trực tiếp ở cơsở. Việc xây dựng và hoàn thiện các thiết chế dân chủ ở cơ sở làm cho dân chủkhông dừng lại ở những nguyên tắc chung, trừu tượng mà được cụ thể hoá ởtừng cấp, từng ngành, địa phương, đơn vị. Quy chế dân chủ ở cơ sở là công cụcủa nhân dân trong việc tham gia rộng rãi xây dựng và thực hiện các chươngtrình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, cũng như đảm bảo an ninh, quốc phòngở địa phương và trong cuộc đấu tranh chống các tiêu cực và tệ nạn xã hội. Dânchủ còn được đảm bảo bằng pháp luật và các thiết chế trên cơ sở đề cao tính tựchủ, tự quản, tự chịu trách nhiệm, tinh thần hợp tác tương trợ, hiệp thương về sựthoả thuận của mọi thành viên trong xã hội theo cơ chế: "Đảng lãnh đạo, Nhànước quản lý, nhân dân làm chủ".Cùng với cả nước, ngành giáo dục phải cụ thể hoá và triển khai tốt việcthực hiện quy chế dân chủ cơ sở, đặc biệt đối với các trường tiểu học. Bởitrường tiểu học là cơ sở giáo dục của bậc tiểu học, bậc học nền tảng của hệthống giáo dục quốc dân.Giáo dục ở bậc tiểu học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hìnhthành nhân cách một con người. Bậc học này nhằm giúp học sinh hình thànhnhững cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ,thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản khác.1.2. Về thực tiễn:Thời gian qua, ở những nơi làm tốt việc xây dựng và thực hiện quy chếdân chủ cơ sở đã có những sự chuyển biến đáng kể nhận thức của các thành viêntrong hệ thống chính trị và của nhân dân, làm cho mọi người quan tâm và thamgia thực hiện tốt việc phát huy quyền làm chủ nhân dân từ cơ sở, các chủ trươngcủa Đảng và Nhà nước về phát triển, kinh tế, văn hóa, xã hội được nhân dânhiểu biết rõ, hăng hái tham gia góp ý kiến và thi đua thực hiện nên đạt kết quảtốt hơn. Phần lớn các vướng mắc trong nhân dân với nhau và với chính quyền3được hòa giải, giải quyết ổn thỏa từ cơ sở, đã góp phần củng cố khối đại đoànkết toàn dân, tạo không khí chan hòa, cởi mở trong cộng đồng, góp phần quantrọng vào việc giữ vững ổn định chính trị, xã hội.- Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở cũng đã góp phần tácđộng tích cực tới việc củng cố, đổi mới, nâng cao chất lượng chính trị ở cơ sở,xây dựng chỉnh đốn Đảng và thúc đẩy việc đổi mới phương thức lãnh đạo củaĐảng, củng cố, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, thúc đẩy cải cáchthủ tục hành chính, cải tiến sự chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền, làmchuyển biến tác phong công tác của cán bộ, đảng viên, công chức, đổi mớiphương thức, nội dung hoạt động của hệ thống chính trị theo hướng: "Trọngdân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân", là biện pháp quantrọng để khắc phục quan liêu, tham nhũng, lãng phí.Tuy nhiên, so với yêu cầu Chỉ thị 30 của Bộ chính trị thì những kết quảtrong việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ vẫn chưa đồng đều và vữngchắc, ví như Thái Bình, Đồng Nai, gần đây là vụ PMU 18 của Bộ giao thông vậntải... Không ít cấp ủy Đảng, tổ chức, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể nhândân chưa nắm vững tinh thần chỉ thị của Đảng và các nghị định của Nhà nước vềvấn đề này. Nhiều nơi quy chế xây dựng còn rập khuôn, máy móc, chưa phù hợpvới thực tế. Nhiều nơi còn tình trạng khoán trắng việc xây dựng và thực hiệnquy chế dân chủ cho ban chỉ đạo, không kiểm tra thường xuyên để có chủtrương và giải pháp đồng bộ, thiết thực nên việc thực hiện còn mang nặng tínhhình thức. Tình trạng vi phạm quyền làm chủ của nhân dân vẫn còn nhiều, cókhi nghiêm trọng. Những biểu hiện quan liêu, tham nhũng tiêu cực không đượcphát hiện và đấu tranh ngăn chặn, khắc phục kịp thời, làm giảm lòng tin, gây bấtbình trong nhân dân, dẫn đến khiếu kiện kéo dài và vượt cấp.Để cụ thể hóa Chỉ thị 30 của Bộ chính trị, Nghị định 71 của Chính phủ,Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định số 04 ngày 1 tháng 3 năm 2000 về"Quy chế dân chủ trong trường học". Tất cả các ngành học, bậc học đã quán triệtvà thực hiện quy chế dân chủ trong trường học. Qua 7 năm thực hiện quy chế4dân chủ, các cơ sở giáo dục đã phát huy được quyền làm chủ tập thể của đội ngũcán bộ, giáo viên, công nhân viên chức, ý thức nâng cao tay nghề, huy độngtiềm năng, trí tuệ sáng tạo, tình cảm và lòng say mê với nghề nghiệp, chất lượngđào tạo đã được chú trọng, quan tâm đúng mức.Nơi nào thực hiện tốt quy chế dân chủ nơi đó có kỷ cương, nề nếp tốt hơn.Việc thực hiện quy chế dân chủ trong trường học đã tạo điều kiện thuận lợi chocông tác quản lý vì khi các quy chế, nội quy nhà trường đã được các thành viêntrong tập thể sư phạm hiểu và thực hiện tốt là điều kiện thúc đẩy tổ chức bộ máytrong nhà trường hoạt động tốt. Quy chế dân chủ đã có những tác động tích cựcđể nâng cao chất lượng đào tạo trong các nhà trường.Tuy nhiên, cũng như những tồn tại chung của xã hội Việt Nam trong việcthực hiện quy chế dân chủ. Ngành giáo dục có nơi vẫn còn thực hiện thiếunghiêm túc, có nơi, có lúc còn mang tính hình thức, mỵ dân.Bậc tiểu học nói riêng, ngành giáo dục thành phố Vinh trong những nămqua dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, sự quản lý của UBND thành phố Vinh đãtriển khai thực hiện quy chế dân chủ. Ngành giáo dục thành phố đã có nhữngchuyển biến tích cực trong công tác quản lý, tổ chức. Vai trò của các tổ chức,đoàn thể trong các nhà trường đã được phát huy cao độ. mọi người được biết,được bàn, được tham gia, được phát huy sự sáng tạo trong công tác quản lý vàgiảng dạy, góp phần cho cuộc vận động "Dân chủ, kỷ cương, tình thương, tráchnhiệm" trong nhà trường đạt hiệu quả tốt. Thực hiện quy chế dân chủ nhằm đảmbảo thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất những điều quy định trong Luật giáodục. Thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, các nhàtrường đã đảm bảo cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên chức được tham giakiểm tra giám sát, góp ý kiến xây dựng để "Trường ra trường, thầy ra thầy, trò ratrò", làm cho sự nghiệp giáo dục thực sự là của dân, do dân, vì dân.Những thành tích đạt được của bậc tiểu học trong thực hiện quy chế dânchủ là cơ bản song những hạn chế tồn tại vẫn không ít. Một số cán bộ quản lýcũng như cán bộ giáo viên còn coi nhẹ, chưa thấy được tầm quan trọng của quy5chế dân chủ, hoặc cũng có thể thấy nhưng vì lợi ích cá nhân, vì quan điểm tácphong làm việc quan liêu, gia trưởng, độc đoán nên đã triển khai việc thực hiệnquy chế dân chủ một cách qua loa, chiếu lệ. Ở những nơi đó, quyền dân chủ đãbị vi phạm, nội bộ thiếu đoàn kết nhất trí, phong trào và chất lượng đào tạo kém.Trước thực tế đó, việc nghiên cứu tìm hiểu thực trạng và đề ra các giảipháp tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong trường tiểu học là rất cầnthiết, nhằm thực hiện tốt chiến lược phát triển giáo dục của Đảng.Tỉnh Nghệ An đã có nhiều tác giả nghiên cứu về dân chủ, về thực hiệnquy chế dân chủ trong toàn xã hội nhưng chưa có công trình nghiên cứu mộtcách đầy đủ trên cơ sở khoa học và thực tiễn về thực hiện quy chế dân chủ trongngành giáo dục nói chung, bậc tiểu học nói riêng. Với lý do trên, tôi đã chọn đềtài nghiên cứu: "Thực trạng và giải pháp thực hiện quy chế dân chủ trong cáctrường tiểu học ở thành phố Vinh"2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng để đề ra các giải pháp tổ chức tốt việc thựchiện quy chế dân chủ cơ sở trong nhà trường, tạo ra môi trường thuận lợi để cánbộ, giáo viên, công nhân viên phát huy tốt hơn tinh thần trách nhiệm, tình cảmvà đạo đức nghề nghiệp của mình nhằm thực hiện tốt chiến lược phát triển giáodục của Đảng.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:3.1. Đối tượng nghiên cứu:Thực trạng việc tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong các nhàtrường tiểu học ở thành phố Vinh.3.2. Khách thể nghiên cứu:- Các giải pháp tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ trong các trườngtiểu học.4. GIẢ THIẾT KHOA HỌC:Có thêm các giải pháp tích cực, khoa học và đồng bộ về việc thực hiệnquy chế dân chủ thì hiệu quả hoạt động lãnh đạo, hiệu quả chất lượng đào tạo,6giáo dục trong các trong các trường tiểu học sẽ tốt đẹp hơn, thực hiện tốt hơnnhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng.5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:- Nghiên cứu về cơ sở lý luận của việc tổ chức thực hiện quy chế dân chủcơ sở nói chung và trong trường tiểu học nói riêng.- Đánh giá việc tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong trường tiểu họcthời gian qua.- Trình bày các giải pháp tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ trong cáctrường tiểu học hiện nay và thời gian tới.6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:- Tìm hiểu thực trạng về việc thực hiện quy chế dân chủ và đề xuất cácgiải pháp thực hiện tốt quy chế dân chủ trong tất cả trường tiểu học trong thànhphố Vinh.7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:- Nghiên cứu các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảngvà pháp luật của Nhà nước, các văn bản của Chính phủ, của Bộ giáo dục đào tạođã ban hành việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường.- Nghiên cứu các quy chế trong các trường tiểu học, trong đó có quy chếdân chủ ở nhà trường.- Nghiên cứu các tài liệu khác liên quan như các sách, báo, công trìnhnghiên cứu vấn đề này.7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:- Phương pháp điều tra thu thập số liệu [Test]- Phương pháp chuyên gia.- Phương pháp phân tích, tổng hợp và khái quát.7.3. Phương pháp thống kê:8. KẾT CẤU LUẬN VĂN:Luận văn có 3 phần:7+ Phần mở đầu: [Bao gồm: Lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, đốitượng và khách thể nghiên cứu, giả thiết khoa học, nhiệm vụ nghiên cứu,phương pháp nghiên cứu và kết cấu luận văn].+ Phần 2- Nội dung:Nội dung có 3 chương:- Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.- Chương II: Thực trạng việc thực hiện quy chế dân chủ trong các trườnghọc nói chung, trường tiểu học nói riêng trên thành phố Vinh.- Chương III: Giải pháp tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ trongtrường tiểu học ở thành phố Vinh.+ Phần 3: Kết luận và khuyến nghị.8Chương I - NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DÂN CHỦ VÀ THỰCHIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ TRONG TRƯỜNG HỌC1.1. KHÁI QUÁT VỀ DÂN CHỦ TRONG CÁC HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃHỘI LOÀI NGƯỜI.1.1.1- Khái quát về dân chủ:Từ góc độ đương đại và lịch đại có thể thấy, dân chủ thẩm thấu vào tất cảcác mặt của đời sống con người, từ cá nhân đến cộng đồng sắc tộc, dân tộc, quốcgia và liên quốc gia, và trên tất cả các phương tiện: chính trị, kinh tế, văn hoá xãhội, tôn giáo, khoa học…Dân chủ là hiện tượng lịch sử xã hội, nó tồn tại và phát triển cùng xã hộiloài người. Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, vì nhân dân lao động làngười sáng tạo ra của cải vật chất, tinh thần, là nơi tạo ra nguồn lực của xã hội.Trong thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ, khi xã hội chưa có sự phân chia giaicấp, mọi người sống với nhau theo bầy đàn thì chưa có khái niệm dân chủ; mọingười cùng chung sống, săn hái, cùng nhau sử dụng sản phẩm có được. Lúc nàychưa có sự chiếm đoạt tư hữu sản phẩm, hình thức dân chủ với tư cách là hìnhthức sinh hoạt cộng đồng.Chế độ chiếm hữu nô lệ đã có sự phân chia giai cấp, xuất hiện sự chiếmhữu tư liệu sản xuất, xã hội có giai cấp và có sự bóc lột của giai cấp chủ nô đốivới giai cấp nô lệ. Nhà nước xuất hiện, dân chủ được thông qua chế độ Nhànước, nền dân chủ đó phục vụ cho giai cấp chủ nô, mọi quyền lực đều thuộc vềgiai cấp chủ nô. Giai cấp chủ nô có quyền định đoạt số phận của nô lệ.Khi Nhà nước phong kiến ra đời đã thay thế Nhà nước chủ nô, quyền lựcNhà nước nằm trong tay của vua chúa "Con vua thì lại làm vua". Nền dân chủchủ nô được thay bằng nền dân chủ phong kiến, người dân lao động không đượctự do và không có quyền bính gì trong xã hội "Tức nước, vỡ bờ", thời kỳ này đãxuất hiện các cuộc đấu tranh đòi dân chủ của nhân dân lao động.9Giai đoạn chế độ phong kiến sụp đổ, thay thế là chế độ tư sản ra đời thìnền dân chủ phong kiến chuyển sang nền dân chủ tư sản, quyền lực nhà nướcnằm trong tay của giai cấp tư sản. Dân chủ chỉ là hình thức, người dân lao độngkhông có quyền lực gì trong xã hội, giai cấp công nhân là người tạo ra của cảivật chất cho xã hội nhưng chính họ là người bị áp bức và bóc lột nhiều nhất. "Cóáp bức thì có đấu tranh". Thời kỳ này đã xảy ra nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình,bãi công nổ ra.Cách mạng Tháng 10 Nga đã mở ra trang sử mới của nhân loại. Nhiềunước xã hội chủ nghĩa ra đời. Ở những nước này, nền dân chủ tư sản đã đượcthay thế bằng dân chủ xã hội chủ nghĩa. Mặc dù trong quá trình xây dựng vàphát triển còn vấp phải những tồn tại và sai lầm nhất định nhưng về cơ bảnngười dân có quyền quyết định vận mệnh của đất nước. Họ được phát huy quyềnlàm chủ trên các hoạt động kinh tế, văn hoá, chính trị xã hội. Các quyền côngdân và quyền con người không chỉ được đảm bảo về mặt pháp lý mà cả trên thựctế, nó phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc và những tinh hoa vănhoá của nhân loại, nó thể hiện và thực hiện những lợi ích chính đáng của mỗithành viên trong xã hội.1.1.2. Bản chất xã hội của dân chủ trong lịch sử dân tộc Việt Nam:Lịch sử dân tộc Việt Nam qua mấy ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữnước luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn, đó là sức mạnhto lớn, sức mạnh làm nên lịch sử của nhân dân. Ngay từ rất xa xưa, ông cha ta đãquan quan niệm "Khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc, bền rễ, đó là thượngsách giữ nước", "Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân". Trong nhândân có nhiều câu như: "Quan nhất thời, dân vạn đại", "Miệng dân, sóng bể".Nguyễn Trãi luôn đề cao việc lấy dân làm gốc: "Việc nhân nghĩa cốt ở an dân".Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin, kế thừa và pháttriển những tinh hoa của Triết học phương Đông, phương Tây, cũng như nhữngtư tưởng tiến bộ của ông cha về nhân dân đưa ra những quan điểm về dân rấtđộc đáo.10"Nước lấy dân làm gốc...Gốc có vững cây mới bềnXây lầu thắng lợi trên nền nhân dân".Suy cho cùng, dân là chủ, mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.Trong bài Dân vận đăng trên Báo Sự thật [Ngày 15/10/1949], Chủ tịch Hồ ChíMinh viết: "Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân". Nhưng Ngườicũng nhấn mạnh: "Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm trònbổn phận công dân; giữ đúng đạo đức công dân".Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, nhân dân cần Đảng dẫn đường. Đấtnước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội, với chặng đường mới đầy khó khăn,gian khổ, chúng ta phải khắc phục hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại. Với cơchế hành chính, quan liêu bao cấp đã ăn sâu vào một số cán bộ, nhân dân, dovậy đã không ít tệ nạn quan liêu, gia trưởng, chuyên quyền, độc đoán trong mộtsố cán bộ. Tình trạng vi phạm dân chủ xảy ra làm ảnh hưởng đến lòng tin vàochế độ trong nhân dân. Trước thực tế đó, Đảng ta đã khởi xướng công cuộc đổimới và lãnh đạo dân tộc ta giành nhiều thành tựu có ý nghĩa quan trọng trongsuốt 20 năm qua. Báo cáo của Đại hội X của Đảng khẳng định: "Hai mươi nămqua, với sự nổ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, công cuộc đổimới ở đất nước ta đã đạt được những thành tự to lớn và có ý nghĩa lịch sử".Nhận thức được tầm quan trọng của dân chủ trong công cuộc đổi mới, tạiĐại hội X của Đảng ta đã chỉ rõ: "Để đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải pháttriển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhândân, do dân, vì dân".1.2. CƠ SỞ CHÍNH TRỊ VÀ PHÁP LÝ VỀ QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠSỞ TRONG TRƯỜNG HỌC1.2.1. Dân chủ và dân chủ trong trường học.a- Dân chủ là một hiện tượng lịch sử xã hội gắn liền với sự tồn tại và pháttriển của đời sống con người. Do những điều kiện lịch sử cụ thể, mỗi dân tộc,11một chế độ xã hội thể hiện khác nhau về bản chất, mức độ và hình thức song tưtưởng dân chủ vẫn trường tồn.Theo Từ điển bách khoa - 1994: Dân chủ được hiểu là: "Tôn trọng và thựchiện quyền mọi người tham gia bàn bạc và quy định công việc chung". Xã hộicó giai cấp, dân chủ có thể được hiểu là một hình thức tổ chức quyền lực Nhànước của một giai cấp, là một nguyên tắc tổ chức và quản lý xã hội, là tính chấtcủa các mối quan hệ giữa các cộng đồng người, là một giá trị xã hội, một lýtưởng giải phóng con người hướng tới tự do và thực hiện quyền làm chủ xã hội,làm chủ Nhà nước và làm chủ bản thân mình.Dân chủ phải gắn liền với các hoạt động khác của xã hội, dân chủ phải điđôi với dân trí, dân chủ là là kết tinh của dân trí. Dân chủ phải đi đôi với phápluật, dân chủ phải tuân theo các quy định của hiến pháp và pháp luật. Dân chủcòn có thể được hiểu như một nhu cầu tất yếu, đòi hỏi đương nhiên của nhândân cần có một vị thế thực sự bình đẳng trong quan hệ giữa Nhà nước với nhândân.* Dân chủ theo hai nghĩa:- Dân chủ theo nghĩa rộng: Dân chủ được hiểu như một mục tiêu, mộtđộng lực phấn đấu của dân tộc Việt Nam. "Thực hiện mục tiêu dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Những tiêu chí này đều có mốiquan hệ gắn bó với nhau. Dân có giàu thì nước mới mạnh, có dân chủ thì mới cócông bằng xã hội.- Dân chủ theo nghĩa hẹp: Dân chủ có thể hiểu là một hình thức và nhữngđiều kiện kèm theo để mọi người tham gia bình đẳng vào công việc chính trị,kinh tế, xã hội với vai trò người làm chủ xã hội.Hình thức dân chủ có 2 loại: Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.- Dân chủ trực tiếp: Là người dân được trực tiếp tham gia bàn bạc vàquyết định vấn đề. Dân chủ trực tiếp tổ chức một cách công khai nhằm giảiquyết những công việc cụ thể của thực tiễn đời sống cũng như ý chí nguyệnvọng của các tầng lớp nhân dân.12- Dân chủ đại diện: là nhân dân thông qua các đại biểu của mình, đoàn thểcủa mình và các phương tiện khác để bày tỏ chứng kiến, để quyết định nhữngvấn đề chung của cộng đồng xã hội. Dân chủ đại diện dễ tổ chức thực hiện, dễtập trung thống nhất, nhưng lại khó bao quát hết thực tiễn cuộc sống cũng như ýchí nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. Mặc dù dân chủ trực tiếp hay dânchủ đại diện thì cũng đều phản ánh nguyện vọng, ý chí quyền lực của nhân dân.Những hình thức dân chủ ấy được thể chế bằng luật pháp Nhà nước và đượcthực thi bằng cả hệ thống chính trị.b- Dân chủ trong giáo dục và đào tạo cũng được thể hiện qua: "Cuộc vậnđộng dân chủ hóa nhà trường" [Chỉ thị số 21/CT-LT ngày 4/10/1989] với hai nộidung cơ bản là dân chủ hóa quá trình đào tạo và dân chủ hóa quản lý nhà trường.Dân chủ hóa quá trình đào tạo nghĩa là dân chủ hóa các thành tố của quátrình đào tạo như: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức…Trong đó dân chủ hóa quan hệ giữa hai thành tố thầy và trò là trung tâm, là hạtnhân của quá trình dân chủ hóa quá trình đào tạo. Đó là quyền được học, đượcnâng cao những tri thức và phẩm chất đạo đức. Vì vậy ta có thể hiểu dân chủtrong giáo dục thì Nhà nước phải thể chế hóa quyền dân chủ về giáo dục thànhcác quyền cụ thể trong Hiến pháp, pháp luật Việt Nam như các quyền học tập,quyền nghiên cứu khoa học, quyền phát minh sáng chế…[Điều 35,59, Hiến pháp1992], không những người dân được học mà còn được tạo điều kiện để nâng caotrình độ, năng lực nghiên cứu khoa học, tham gia các lĩnh vực quản lý giáo dục,quản lý xã hội.Dân chủ hóa trong quản lý nhà trường nói chung là tạo môi trường dânchủ để tất cả mọi người đều có quyền tham gia quản lý và giải quyết các côngviệc của nhà trường với phạm vi và đối tượng cụ thể. Dân chủ hoá quản lý nhàtrường gắn liền với việc tăng cường quyền tự chủ của nhà trường, tranh thủ cáclực lượng xã hội vào tổ chức và quản lý công việc nhà trường, tôn trọng quyềnhọc tập của mỗi người dân để từng bước xây dựng xã hội học tập.1.2.2. Sự cần thiết ban hành quy chế dân chủ cơ sở.13a- Khái niệm "Quy chế" theo Từ điển Tiếng Việt 1994: Là tổng thể nóichung những điều quy định thành chế độ để mọi người thực hiện trong hoạtđộngnhất định nào đó.- Quy chế dân chủ là một văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống cácvăn bản quản lý Nhà nước của Việt Nam, đó là công cụ, là phương tiện để nhândân thực hiện quyền dân chủ của mình vào việc xây dựng Nhà nước và pháttriển kinh tế xã hội. Quy chế quy định rõ quyền của mỗi người dân được giáodục, phổ biến về pháp luật, được tiếp nhận các thông tin về các lĩnh vực kinh tế,văn hóa, chính trị xã hội của đất nước, của địa phương nơi mình sinh sống.Những chủ trương, chính sách của Nhà nước, nhất là những vấn đề có liên quantrực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ hàng ngày của người dân.b- Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đạt đượcnhững thành quả quan trọng; đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội,có sự thay đổi cơ bản và toàn diện, kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa đang đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiêntình trạng mất dân chủ vẫn diễn ra ở một số nơi, cán bộ ức hiếp dân, gây phiềnhà, sách nhiễu nhân dân. Phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểmtra" chưa được cụ thể hóa, triển khai còn mang tính hình thức, qua loa chiếu lệ,các vấn đề liên quan tới quyền lợi của dân chưa được công khai minh bạch. Cánbộ lợi dụng chức quyền bao che, cấu kết cùng nhau để tham nhũng gây ra nhữngthiệt hại to lớn về tài sản của Nhà nước, gây bất bình, mất lòng tin của ngườidân đối với Đảng và chế độ.Trước thực tế đó, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sáchđể mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.Ngày 18/2/1998, Bộ chính trị đã ra chỉ thị số 30/CT-TW về xây dựng, thực hiệnquy chế dân chủ ở cơ sở: "Giữ vững và phát huy quyền làm chủ của nhân dân,thu hút nhân dân tham gia quản lý nhà nước, tham gia kiểm kê, kiểm soát nhà14nước, khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, mất dân chủ và nạn thamnhũng". Chỉ thị 30 chỉ rõ: "Khâu quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huyquyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trươngchính sách của Đảng, của Nhà nước, là nơi cần thực hiện quyền làm chủ củanhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất".Quy chế dân chủ ở cơ sở ra đời là đòi hỏi tất yếu của quá trình thực hiệndân chủ ở nước ta, quy chế dân chủ thể hiện cái nhìn nhiều hướng từ cơ sở; coitrọng cái gốc cơ sở nên nó mang tính chiến lược, căn bản, lâu dài. Lần đầu tiênnhững định hướng chính trị về dân chủ, phương châm "Dân biết, dân bàn, dânlàm, dân kiểm tra" đã được cụ thể hoá bằng văn bản pháp luật có tính quy phạm.Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm thực hiện tốt nhất, có hiệu quảnhất những điều Luật giáo dục quy định theo phương châm "Dân biết, dân bàn,dân làm, dân kiểm tra" trong các hoạt động của nhà trường thông qua các hìnhthức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đảm bảo cho công dân, cơ quan, tổchức được quyền giám sát, kiểm tra, đóng góp ý kiến tham gia xây dựng sựnghiệp giáo dục, làm cho giáo dục thực sự là của dân, do dân và vì dân.Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm phát huy quyền làm chủ và huyđộng tiềm năng trí tuệ của hiệu trưởng, nhà giáo, người học, đội ngũ cán bộ,công chức trong nhà trường theo luật định, góp phần xây dựng nề nếp, trật tự, kỷcương trong mọi hoạt động của nhà trường; ngăn chặn các hiện tượng tiêu cựcvà tệ nạn xã hội, thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp với đường lốichủ trương của Đảng và luật pháp Nhà nước. Đặc biệt trong thời gian này, Bộgiáo dục và Đào tạo đang triển khai cuộc vận động: "Nói không với tiêu cựctrong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục".1.2.3. Cơ sở chính trị và pháp lý về quy chế dân chủ cơ sở.1.2.3.1. Các cơ sở chính trị về quy chế dân chủ.a- Căn cứ vào chủ trương đường lối của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh vềdân chủ. Từ ngày thành lập cho đến nay, Đảng ta luôn lấy độc lập cho dân tộc,tự do cho nhân dân là tiêu chí phấn đấu - đường lối đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt15cả quá trình lãnh đạo. Đại hội III, Đảng đề ra nhiệm vụ tăng cường Nhà nướcdân chủ nhân dân. Đại hội VI, một lần nữa Đảng ta khẳng định "Lấy dân làmgốc"… Đại hội VIII, quan điểm dân chủ được thể hiện qua phương châm "Dânbiết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Nhằm phát huy dân chủ của nhân dân tạiĐại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định: "Thực hiện tốtquy chế dân chủ mở rộng, dân chủ trực tiếp tại cơ sỏ, tạo điều kiện để nhân dântham gia quản lý xã hội.". Đại hội X của Đảng đã xác định: "Thực hiện tốt quychế dân chủ ở cơ sở để Mặt trận, các đoàn thể và các tầng lớp nhân dân tham giaxây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị". "Chúng ta chủ trương xâydựng một xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên và công chức thực sự làcông bộc của nhân dân, đặt mình dưới sự kiểm tra giám sát của nhân dân".- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất coi trọng "dân chủ". Người viết: "Nhà nướcta phát huy dân chủ đến cao độ…Có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới độngviên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên. Đồng thời phảitập trung đến cao độ để thống nhất lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xãhội".Tư tưởng "Lấy dân làm gốc" được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa, nânglên tầm cao mới với những nội dung mới. Ngay từ đầu năm 1949, người đã chỉrõ:"Nước ta là nước dân chủ.Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.Bao nhiêu quyền lợi đều của dân.Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân.Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân.Chính quyền từ xã đến Chính phủ do dân cử ra.Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên.Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân".16Người đã nhiều lần khẳng định: "Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làmđược. Dân chúng không ủng hộ, việc gì cũng không nên làm". "Nước lấy dânlàm gốc", Gốc có vững cây mới bền".Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nói: Khó thì hỏi nhân dân, nghe nhân dân,dựa vào nhân dân, làm theo sáng kiến của nhân dân, "Dân vận kém việc gì cũngkém, dân vận khéo việc gì cũng thành công". Đó không chỉ là quan điểm củanhà chính trị, đó còn là niềm tin sâu sắc, chân thành vào nhân dân.Hai năm trước khi qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài báo "Chìakhoá vạn năng" sau khi dẫn ra nhiều ví dụ cụ thể, đã khẳng định: "Thực hànhdân chủ là chìa khoá vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn".Điều Bác nói trên là chân lý. Nhưng khác với chìa khoá vạn năng vật lý,chìa khoá vạn năng trong chính trị không phải lúc nào cũng giống nhau. Nó lànguyên lý, nhưng nội hàm của nó ở mỗi giai đoạn lại khác nhau. Và chúng taphải tự xác định những cái mới trong nội hàm của nguyên lý. Cách đây 20 năm,vào thời khắc cam go, có tính mất còn, Đảng ta đã có bước cụ thể hoá rất quantrọng "Thực hành dân chủ" là: "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Bâygiờ đó là vấn đề nguyên tắc hàng đầu. Nhưng nội hàm của nó có những đổi khácmà chúng ta phải nhận diện để thực hiện có hiệu quả hơn.b- Mối quan hệ gắn bó biện chứng giữa dân chủ và tập trung.Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tập trung và dân chủ là hai mặt có quan hệgắn bó với nhau trong một nguyên tắc. Dân chủ là mục đích, là động lực, tậptrung là nguyên tắc. Chỉ thị 30 CT/TW của BCH TW về xây dựng và thực hiệnquy chế dân chủ ở cơ sở đã quán triệt những quan điểm chỉ đạo sau:- "Đặt việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở trong cơ chếtổng thể của hệ thống chính trị "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làmchủ". Coi trọng cả ba mặt nói trên, không vì nhấn mạnh một mặt mà coi nhẹ, hạthấp các mặt khác.Nội dung các quy chế phát huy dân chủ ở cơ sở phải phù hợp với hiếnpháp và pháp luật, thể hiện tinh thần dân chủ đi đôi với kỷ cương, trật tự, quyền17hạn gắn với trách nhiệm, lợi ích đi đôi với nghĩa vụ: chống quan liêu, mệnhlệnh, đồng thời chống tình trạng vô chính phủ, lợi dụng dân chủ vi phạm phápluật.- Gắn quá trình xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ với công tác cảicách hành chính sửa đổi những cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính khôngphù hợp.1.1.3.2. Những căn cứ về pháp lý:a- Hiến pháp của nước Việt Nam qua các thời kỳ:Từ ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đến nay, do yêu cầu,điều kiện lịch sử cụ thể của từng thời kỳ cần có sự điều chỉnh, bổ sung, chúng tađã có 4 bản Hiến pháp.- Hiến pháp năm 1946: Điều 1,3,6,7,10 đã khẳng định nhiệm vụ dân tộc talà bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập và kiến thiết quốc gia trên nền tảng đảm bảocác quyền tự do dân chủ.- Hiến pháp năm 1959: Tại điều 4 đã khẳng định: "Tất cả quyền lực trongnước Việt Nam dân chủ cộng hoà đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụngquyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhândân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Quốc hội, Hội đồng nhân dâncác cấp và các cơ quan nhà nước khác đều thực hành nguyên tắc tập trung dânchủ".- Hiến pháp năm 1980: Tại điều 6 đã tiếp tục khẳng định: "Ở nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân…Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan khác của Nhà nướcđều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ".- Hiến pháp năm 1992: Điều 6 đã khẳng định: " Nhân dân sử dụng quyềnlực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đạidiện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu tráchnhiệm trước nhân dân. Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác củaNhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ".18Qua các bản Hiến pháp, tính chất dân chủ đã trở thành bản chất, mục đíchvà động lực xuyên suốt quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhànước.b- Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc tổ chức và thực hiệnquy chế dân chủ ở cơ sở.- Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/2/1998 của Bộ chính trị về việc xây dựngvà thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.- Nghị định số 29/1998/NĐ.CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ, ban hànhquy chế thực hiện dân chủ ở xã.- Nghị định số 71/1998/NĐ.CP ngày 8/9/1998 của Chính phủ, ban hànhQuy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động cơ quan.- Nghị định số 07/NĐ.CP ngày 13/2/1999 của Chính phủ, ban hành Quychế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước.- Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 28/3/2002 của Ban bí thư "Chỉ thị tiếp tụcđẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở".- Nghị định số 79/NĐ.CP ngày 7/7/2003 của Chính phủ, ban hành Quychế thực hiện dân chủ ở xã.- Thông báo số 159-TB/TW ngày 15/11/2004: "Thông báo kết luận củaBan bí thư về kết quả 6 năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ chính trị[Khoá VIII] và tiếp tục chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở".- Căn cứ vào Nghị định số 71/NĐ.CP của Chính phủ, Bộ giáo dục và đàotạo đã ban hành Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/3/2000 của Bộtrưởng Bộ giáo dục và đào tạo: "Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động củanhà trường".1.1.3.3. Những nội dung cơ bản của quy chế thực hiện dân chủ tronghoạt động của nhà trường.* Quy chế có 4 chương và 19 điều.- Chương I: Những quy định chung.- Chương II: Thực hiện dân chủ trong nội bộ nhà trường.19+ Mục 1: Trách nhiệm của Hiệu trưởng.+ Mục 2: Trách nhiệm của nhà giáo, cán bộ, công chức.+ Mục 3: Những việc người học được biết và tham gia ý kiến.+ Mục 4: Trách nhiệm của nhà trường.+ Mục 5: Trách nhiệm của các đơn vị, các đoàn thể, tổ chức trong nhàtrường.- Chương III: Quan hệ giải quyết công việc giữa nhà trường và các cơquan quản lý cấp trên, chính quyền địa phương.- Chương IV: Điều khoản thi hành.* Nội dung của quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trườngđược thể hiện:a- Trách nhiệm của Hiệu trưởng trong việc thực hiện quy chế dân chủ.Điều 4: Hiệu trưởng là người do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổnhiệm, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường. Hiệu trưởng cótrách nhiệm:1- Quản lý điều hành mọi hoạt động của nhà trường, chịu trách nhiệmtrước pháp luật và cấp trên về toàn bộ hoạt động của nhà trường.2- Tổ chức thực hiện những quy định về trách nhiệm của nhà trường, nhàgiáo, cán bộ, công chức, của người học trong Quy chế này.3- Lắng nghe và tiếp tục những ý kiến của cá nhân, tổ chức, đoàn thểtrong nhà trường và có các biện pháp giải quyết đúng theo chế độ, chính sáchhiện hành của Nhà nước theo nội quy, quy chế, điều lệ của nhà trường và phùhợp với thẩm quyền, trách nhiệm được giao cho Hiệu trưởng. Trong trường hợpvượt quá thẩm quyền giải quyết của Hiệu trưởng thì phải thông báo cho cá nhân,tổ chức, đoàn thể trong nhà trường biết và báo cáo lên cấp trên.4- Thực hiện chế độ hội họp theo đúng định kỳ, như họp giao ban, họp hộiđồng tư vấn, hội nghị cán bộ, công chức hàng năm.205- Thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của Nhà nước,công khai các quyền lợi, chế độ, chính sách và việc đánh giá định kỳ đối với nhàgiáo, cán bộ, công chức, người học.6- Gương mẫu, đi đầu trong việc đấu tranh chống những biểu hiện khôngdân chủ trong nhà trường như: Cửa quyền, sách nhiễu, thành kiến, trù dập, dấudiếm, bưng bít, làm sai sự thật, làm trái nguyên tắc và những biểu hiện khôngdân chủ khác.7- Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhàtrường. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, các cá nhân trong nhàtrường, phát huy dân chủ trong tổ chức hoạt động của nhà trường.8- Bảo vệ và giữ gìn uy tín của nhà trường.9- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của cấp dưới trực tiếp trongviệc thực hiện dân chủ và giải quyết kịp thời những kiến nghị của cấp dưới theothẩm quyền được giao.10- Phối hợp với tổ chức công đoàn trong nhà trường tổ chức hội nghị cánbộ, công chức mỗi năm một lần theo quy định của Nhà nước.Điều 5: Những việc Hiệu trưởng phải lấy ý kiến tham gia đóng góp xâydựng của cá nhân hoặc các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường trước khi quyếtđịnh:1- Kế hoạch phát triển, tuyển sinh, dạy học, nghiên cứu khoa học và cáchoạt động khác của nhà trường trong năm học.2- Quy trình quản lý đào tạo, những vấn đề về chức năng, nhiệm vụ củacác tổ chức bộ máy trong nhà trường.3- Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệpvụ của nhà giáo, cán bộ, công chức.4- Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, các hoạt động dịchvụ, sản xuất của nhà trường.5- Các biện pháp tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng hàng năm, lề lốilàm việc, xây dựng nội quy, quy chế trong nhà trường.216- Các báo cáo sơ kết, tổng kết theo định kỳ trong năm học.b- Phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" được thểhiện qua những việc người họ được biết và tham gia ý kiến cũng như qua tráchnhiệm của nhà giáo, cán bộ, công chức.Điều 6: Nhà giáo, cán bộ, công chức trong nhà trường có trách nhiệm:1- Thực hiện các nhiệm vụ của nhà giáo theo quy định của Luật giáo dục.2- Tham gia đóng góp ý kiến về những nội dung quyết định tại điều 5 Quychế này.3- Kiên quyết đấu tranh chống những hiện tượng bè phái, mất đoàn kết,cửa quyền, quan liêu và những hoạt động khác vi phạm dân chủ, kỷ cương, nềnếp của nhà trường.4- Thực hiện đúng những quy định trong pháp lệnh cán bộ công chức.Pháp lệnh chống tham nhũng, pháp lệnh thực hành tiết kiệm.5- Gìn giữ phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo, cán bộ, công chức,tôn trọng đồng nghiệp và người học; bảo vệ uy tín của nhà trường.Điều 7: Những việc nhà giáo, cán bộ công chức được biết, tham gia ýkiến, giám sát kiểm tra thông qua hình thức dân chủ trực tiếp hoặc thông qua cáctổ chức, đoàn thể trong nhà trường.1- Những chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối vớinhà giáo, cán bộ, công chức.2- Những quy định về sử dụng tài sản, xây dựng cơ sở vật chất.3- Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật khiếunại, tố cáo.4- Công khai các khoản đóng góp của người học, việc sử dụng kinh phí vàchấp hành chế độ thu, chi, quyết toán theo quy định hiện hành.5- Giải quyết chế độ, quyền lợi, đời sống vật chất, tinh thần cho nhà giáo.6- Việc thực hiện thi tuyển dụng, thi nâng ngạch công chức, nâng bậclương, thuyên chuyển, điều động, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật.7- Những vấn đề về tuyển sinh và thực hiện quy chế thi từng năm học.228- Báo cáo sơ kết, tổng kết, nhận xét, đánh giá công chức hàng năm.Điều 8: Những việc người học được biết.Người học phải được biết những nội dung sau đây:1- Chủ trương, chế độ, chính sách của Nhà nước, của ngành và những quyđịnh của nhà trường đối với người học.2- Kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch đào tạo của nhà trường hàng năm.3- Những thông tin có liên quan đến học tập, rèn luyện, sinh hoạt và cáckhoản đóng góp theo quyết định.4- Chủ trương, kế hoạch tổ chức cho người học phấn đấu trở thành đảngviên Đảng cộng sản Việt Nam, gia nhập các tổ chức, các đoàn thể trong nhàtrường.Điều 9: Những việc người học được tham gia ý kiến:1- Nội quy, quy định của nhà trường có liên quan đến người học.2- Tổ chức phong trào thi đua và các hoạt động khác trong nhà trường cóliên quan đến người học.c- Trách nhiệm của nhà trường trong việc thực hiện quy chế dân chủ.Điều 10: Trách nhiệm của nhà trường mầm non, phổ thông:Hiệu trưởng thực hiện hoặc phân công cho cấp dưới thực hiện những việcsau đây:1- Phổ biến ngay từ đầu năm học kế hoạch năm học và những nội dungliên quan trách nhiệm người học, nhà giáo, cán bộ, công chức trong nhà trường.2- Thông báo công khai những quy định về tuyển sinh, nội quy, quy chếhọc tập, kết quả thi, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại, khen thưởng, kỷ luật.3- Định kỳ ít nhất trong một năm học có 3 lần [đầu năm học, giữa nămhọc, cuối năm học] tổ chức hội nghị các bậc cha mẹ, sự phối hợp giữa nhàtrường với gia đình người học, thông báo kết quả học tập, rèn luyện của ngườihọc.4- Giáo viên chủ nhiệm lớp là người đại diện cho nhà trường tổ chức cáchoạt động thực hiện dân chủ của lớp mình, thường xuyên tiếp thu và tổng hợp ý23kiến của người học và các bậc cha mẹ của người học để phản ánh cho hiệutrưởng.5- Kịp thời thông báo những chủ trương của Đảng và Nhà nước đối vớingười học, nhà giáo, cán bộ công chức trong nhà trường.6- Đặt hòm thư góp ý hoặc các hình thức góp ý khác để cá nhân, tổ chức,đoàn thể trong nhà trường thuận lợi trong việc đóng góp ý kiến.7- Giải quyết các ý kiến và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo luậtđịnh.d- Trách nhiệm của các đơn vị, các đoàn thể, tổ chức trong nhà trường vềviệc thực hiện quy chế dân chủ.Điều 12: Trách nhiệm của các đơn vị trong bộ máy quản lý của nhàtrường.Thủ trưởng các đơn vị trong bộ máy quản lý của nhà trường như phòng,ban, khoa, viện nghiên cứu, trung tâm, tổ bộ môn, tổ chuyên môn, nghiệp vụ làngười đại diện cho đơn vị có trách nhiệm:1- Tham mưu đề xuất những biện pháp giúp hiệu trưởng thực hiện tốtnhững quy định của quy chế này.2- Chấp hành và tổ chức thực hiện tốt các hoạt động dân chủ trong đơn vị.3- Thực hiện nghiêm túc lề lối trong đơn vị, giữa các đơn vị với nhau vàgiữa các đơn vị với nhà trường, thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của từngđơn vị và những quy định của Luật giáo dục, điều lệ nhà trường.Điều 13: Trách nhiệm của đoàn thể, các tổ chức trong nhà trường.Người đứng đầu các đoàn thể, các tổ chức trong nhà trường là người đạidiện cho đoàn thể, tổ chức đó có trách nhiệm:1- Phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức, thực hiện quy chế dân chủtrong hoạt động của nhà trường.2- Nâng cao chất lượng sinh hoạt của các đoàn thể, các tổ chức, dân chủbàn bạc các chủ trương, biện pháp thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường.243- Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát,kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ, có trách nhiệm lắng nghe ý kiến củaquần chúng, phát hiện những vi phạm quy chế dân chủ trong nhà trường để đềnghị hiệu trưởng giải quyết. Hiệu trưởng không giải quyết được thì báo cáo lêncấp có thẩm quyền trong ngành theo sự phân cấp quản lý để xin ý kiến chỉ đạogiải quyết.Điều 14: Trách nhiệm của cha mẹ, người giám hộ và ban đại diên cha mẹhọc sinh trong trường mầm non, phổ thông.1- Ban đại diện cha, mẹ học sinh có trách nhiệm tổ chức thu thập ý kiếnđóng góp của cha mẹ học sinh để cùng nhà trường giải quyết các vấn đề sau:1.1- Nội dung công việc có liên quan đến sự phối hợp giũa nhà trường,gia đình để giải quyết những việc liên quan đến học sinh.1.2- Vận động các bậc cha, mẹ học sinh thực hiện các chủ trương, chínhsách mà học sinh được hưởng hoặc nghĩa vụ phải đóng góp.1.3- Vận động các bậc cha, mẹ thực hiện các hoạt động xã hội hoá giáodục ở địa phương.2- Cha me hoặc người giám hộ của học sinh có thể phản ánh, trao đổi, gópý kiến trực tiếp với nhà trường, với giáo viên hoặc thông qua ban đại diện chamẹ học sinh về những vấn đề liên quan đến công tác giáo dục trong nhà trường.1.1.3.4. Mối quan hệ biện chứng giữa thực hiện quy chế dân chủ vớicông tác quản lý giáo dục.a- Khái niệm về quản lý giáo dục:Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợpcác lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầuphát triển xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, côngtác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người, tuy nhiên trọngtâm vẫn là giáo dục thế hệ trẻ cho nên quản lý giáo dục được hiểu là sự điềuhành hệ thống giáo dục quốc dân, các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân.25Quản lý nhà trường, quản lý giáo dục là tổ chức hoạt động dạy học, có tổchức được hoạt động dạy học, thực hiện được các tính chất của nhà trường phổthông Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mới quản lý được giáo dục, tức là cụ thể hoáđường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng yêucầu của nhân dân, của đất nước.Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có ý thức, hợp quy luật củachủ thể quản lý ở các cấp khác nhau để đến với tất cả các khâu của hệ thốngnhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáodục, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lương cũngnhư chất lượng.Bản chất của quản lý giáo dục nếu đứng trên quan điểm hệ thống và quảnlý theo mục tiêu, thì khi xem xét bản chất quản lý, chúng ta có thể đề cập đếnnhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau, đó là:- Quản lý là những tác động có phương hướng và mục đích rõ ràng củachủ thể quản lý. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hiệu quả của quản lý phải làhiệu quả sản phẩm cuối cùng. Đó chính là những lợi ích phục vụ con người.- Quản lý là những hoạt động trí tuệ mang tính sáng tạo cao. Đó là nhữngquyết định đúng quy luật và có hiệu quả của chủ thể quản lý nhằm giải quyết tốtnhất những vấn đề đặt ra trong cuộc sống.- Quản lý tuân theo nguyên tắc nhất định; quản lý là quá trình sáng tạo cácphương pháp. Sau khi có mục đích và các hệ thống nguyên tắc, vấn đề còn lại cóý nghĩa quyết định trong thực tiễn chính là phương pháp. Với một mục tiêu củamột hệ thống trong từng điều kiện của môi trường khác nhau, bao giờ cũng xuấthiện một phương pháp giải quyết vấn đề hợp lý, hiệu quả nhất. Đó chính là cơchế quản lý hợp lý.- Quản lý thực chất là quản lý con người. Con người quyết định tất cả.Nguyên nhân của mỗi sự thành bại đều có nguồn gốc sâu xa từ công tác cán bộvà giải quyết các mối quan hệ giữa những con người với nhau.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề