Top giá đất hòa liên 4 mới nhất năm 2022

Những tháng gần đây thị trường nhà đất vùng ven đô Hà Nội thì Hòa Lạc trở thành khu vực đáng chú ý của thị trường bất động sản cũng là khu vực được giới đầu tư quan tâm, bởi khu vực này được định hướng là đô thị vệ tinh có quy mô lớn nhất Thủ đô. Vậy giá đất Hòa Lạc Hà Nội hiện giờ ra sao?

Giá đất Hòa Lạc Hà Nội hiện giờ ra sao?

Cách đây hơn 10 năm khi Hà Nội sáp nhập với Hà Tây, rồi sau đó quy hoạch chung Thủ đô đến 2030 tầm nhìn 2050, thị trường bất động sản "nóng sốt" khắp mọi nơi, giá nhà đất leo thang từng ngày. Vào thời điểm 2009-2011, những khu vực chỉ mới bắt đầu có thông tin trở thành đô thị vệ tinh như Hòa Lạc dù cơ sở hạ tầng còn yếu kém, vẫn chỉ là vùng quê hoang sơ thế nhưng giá nhà đất đã được đẩy cao gấp nhiều lần do hiệu ứng tâm lý đám đông, người người nhà nhà lao vào "cơn sốt" đất. Giá nhà đất Hòa Lạc khi đó tăng rất mạnh, gấp nhiều lần so với mặt bằng ban đầu. Giai đoạn 2008-2009, từ mức chỉ khoảng 2-3 triệu đồng/m2 cho những lô đất đẹp, ô tô đỗ cửa đã tăng vọt lên mức 10-15 triệu đồng/m2, cao điểm nhất có khu lên tới 30 triệu đồng/m2. Những mảnh đất trong làng xóm khi đó có giá ban đầu chỉ chừng 500-600 nghìn đồng/m2 cũng được đẩy lên 5-6 triệu đồng mỗi m2. Với những lô đất mặt đường quốc lộ có giá lên tới 30 triệu đồng/m2. Tuy nhiên sau đó thị trường bất động sản rơi vào khủng hoảng, "vỡ bong bóng" giá nhà đất ở khắp Hà Nội "xì hơi" vào giai đoạn 2011-2012, hầu hết các dự án tại khu đô thị vệ tinh đều bất động hoặc chậm triển khai. Trong đó, nhà đất Hòa Lạc cũng rơi vào tình trạng đóng băng, giá giảm sâu suốt 10 năm qua. Trong quá trình phát triển hạ tầng 10 năm qua, đô thị vệ tinh Hòa Lạc không ngừng thay đổi diện mạo. Hai dự án trọng điểm là Khu công nghệ cao và Khu Đại học Quốc gia Hà Nội được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Nhất là trong 2 năm qua các "ông lớn" BĐS bắt đầu đổ mạnh vốn vào khu công nghệ cao xây dựng các nhà máy. Đặc biệt tại vùng gần KCN trên trục nối Đại lộ Thăng Long và Quốc lộ 21 tăng vọt. Đầu năm 2019, giá cũng chỉ vào khoảng 18 -20 triệu/m2 mà giá hiện tại đã lên đến 23-25 triệu/m2. Quanh khu vực Vai Déo, Phù Cát, giá đất cũng tăng theo từ 8,5-9 triệu/m2.  Các dự án tái định cư gần đường tỉnh lộ 420 có giá từ 15,5-17 triệu/m2. Ở khu vực gần dự án tái định cư Đại học Quốc gia có diện tích 120-300m2, giá 9 triệu/m2. Cuối năm 2018 khi UBND TP. Hà Nội gửi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt quy hoạch chung ”siêu đô thị” Hòa Lạc đến năm 2030. Quy mô nghiên cứu có nghiên cứu quy hoạch khoảng 17.274ha. Vùng nội thị khoảng 7.450ha [chiếm 43,1%], chỉ tiêu đất dân dụng khoảng 88,7m2/người và vùng vành đai khoảng 9.824 ha [chiếm 56,9%]. Hòa Lạc sẽ trở thành vê tinh lớn nhất trong 5 vệ tinh của Hà Nội. Bên cạnh một quy hoạch rõ ràng, hệ thống hạ tầng ở Hòa Lạc từ điện, đường, trường, trạm đều gần như hoàn thành. Từ đó, đô thị vệ tinh Hòa Lạc lại bắt đầu một diện mạo mới. Giá nhà đất phục hồi trở lại. Đặc biệt từ cuối năm 2018 đầu năm 2019 thì đất Hòa Lạc có một đợt "nóng" trở lại, nhưng sau đó lại chững lại cho tới cuối 2019 lại sôi động trở lại. Theo giới kinh doanh BĐS tại đây, hiện tại mặt bằng giá đất Hòa Lạc trung bình tăng khoảng 4-50% so với thời điểm 2018. Thời gian qua đã có nhiều khu dân cư, khu nhà ở tại Hòa Lạc bán đất nền ra thị trường như ở khu vực Phú Cát, Nam Láng Hòa Lạc, Linh Sơn [Bình Yên] thuộc Thạch Thất sát khu công nghệ cao… Nhận định về thị trường bất động sản Hòa Lạc, gần đây thị trường đất nền Hòa Lạc khởi sắc sơn nhờ việc hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông và những tín hiệu tích cực từ xây dựng khu công nghệ cao Hòa Lạc. Theo ông Minh về giá đất có thể sẽ tăng nhưng không tăng quá nhiều, và khó diễn ra tình trạng "sốt nóng". Bởi quỹ đất tại Hòa Lạc còn lớn. Do vậy, các nhà đầu tư vào Hòa Lạc thường xác định đầu tư dài hạn.

Hiện nay, Hòa Lạc đang từng bước thay đổi bộ mặt của mình. Sẽ không xa nữa, bất động sản Hòa Lạc sẽ dẫn đầu cả khu vực Tây Hà Nội.

Như chúng ta đã biết, Hà Nội chính là thủ đô nước Việt Nam. Đây không chỉ trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của đất nước ta mà bất động sản tại Hà Nội cũng vô cùng đắt đỏ. Sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu giá đất, quy hoạch giao thông và tiềm năng bất động sản của thủ đô này.

Bản đồ Hà Nội

Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương, sau khi Hà Tây sáp nhập, Hà Nội trở thành thành phố có diện tích lớn nhất cả nước với 3.358,6 km². Hà Nội cũng thuộc top 17 thủ đô của thế giới có diện tích lớn nhất.

Xem lại: Các tỉnh thành phố trực thuộc Trung Ương tại Việt Nam hiện nay

Nằm giữa đồng bằng sông Hồng, chính vì vậy Hà Nội có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, chính trị và cả văn hóa ngay từ những thời gian đầu trong lịch sử Việt Nam. Đồng thời cũng là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.

Theo quy hoạch, Hà Nội có vị trí tiếp giáp với các tỉnh thành khác như sau: phía Bắc tiếp với tỉnh Thái Nguyễn và Vĩnh Phúc; phía Nam giáp với tỉnh Hòa Bình; phía Tây giáp Phú Thọ; phía Đông giáp Hưng Yên.

Vị trí tiếp giáp này giúp cho Hà Nội có thể vận chuyển hàng hóa sang các tỉnh phát triển khác và việc đi lại của người dân đến Hà Nội cũng thuận tiện hơn. Tại Hà Nội cũng có 4 điểm cực đó chính là: cực Nam là xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức; cực Bắc là xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn; cực Tây là xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì; cực Đông là xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.

Hà Nội có 1 thị xã là Sơn Tây và 12 quận bao gồm: Thanh Xuân, Hà Đông, Long Biên, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình]. Ngoài ra còn có 17 huyện bao gồm: Thanh Oai, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Thường Tín, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Sóc Sơn, Thạch Thất.

Hệ thống giao thông Hà Nội

Vì là thủ đô của đất nước, Hà Nội có hệ thống giao thông vô cùng hoàn chỉnh và hiện đại giúp cho việc lưu thông của người dân dễ dàng hơn.

Với sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm thành phố 35 km, nếu bay từ quốc tế và các tỉnh thành khác đến Hà Nội là chuyện vô cùng đơn giản. Thủ đô còn có sân bay Gia Lâm để phục vụ các chuyến bay dịch vụ của trực thăng. Ngoài ra còn có sân bay quân sự Hòa Lạc, Miếu Môn.

Không chỉ vậy Hà Nội cũng có các tuyến đường sắt xuyên quốc gia như tuyến liên vận sang Bắc Kinh, Trung Quốc, một tuyến quốc tế sang Côn Minh, Trung Quốc và tuyến đi nhiều nước Châu Âu.

Quy hoạch hệ thống Metro tại Hà Nội đến năm 2030

Nếu như không có điều kiện di chuyển bằng máy bay thì người dân cũng có thể di chuyển bằng các xe khách đi liên tỉnh theo các tuyến đường hiện hữu như: Quốc lộ 1A xuyên Bắc – Nam và rẽ Quốc lộ 21 đi Nam Định, Quốc lộ 5 đi Hải Phòng, Quốc lộ 17 đi Quảng Ninh, Quốc lộ 2 đến Hà Giang, Quốc lộ 3 đến Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Quốc lộ 6 và Quốc lộ 32 đi các tỉnh Tây Bắc.

Các bến xe đi những tuyến đường này lần lượt là Gia Lâm, Nước Ngầm, bến xe Phía Nam, Giáp Bát, Yên Nghĩa, Mỹ Đình,…Tại những bến xe này các bạn có thể đi khắp cả nước.

Đặc biệt, Hà Nội còn có nhiều tuyến đường cao tốc để việc đi lại của các xe ô tô tiện lợi hơn như Pháp Vân-Cầu Giẽ, Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Hải Phòng, Đại lộ Thăng Long, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Hòa Bình,  Hà Nội – Thái Nguyên.

Vì là đầu mối giao thông đường thủy quan trọng nên tại đây có nhiều bến phà lớn như bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại, bến Phà Đen đi Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Việt Trì.

Để giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông, thành phố Hà Nội đã hoàn thành các tuyển đường:  Vành đai 2,5 [Nguyễn Văn Huyên; Trung Kính; Hoàng Đạo Thúy; Kim Đồng – Đền Lừ vành đai 1 [đoạn Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu]; vành đai 2 [đoạn Nhật Tân – Cầu Giấy]; nhóm các công trình cầu vượt thép trên các tuyến đường trục chính quan trọng…

Xem thêm: Tiến độ đường Vành Đai 2 Hà Nội đang thi công đến đâu?

Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển hạ tầng kỹ thuật, Hà Nội tiến hành đầu tư dự án Xây dựng hầm đường bộ có thiết kế riêng cho người đi bộ nối từ phố Trần Nguyên Hãn sang phố Chương Dương. Việc này có thể đáp ứng nhu cầu phát triển hạ tầng kỹ thuật khu vực.

Quy hoạch tại Hà Nội

Ngày 6/1/2020 Khởi công xây dựng chính thức nút giao Cổ Linh với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Đây là nút giao kết nối trực tiếp đường Cổ Linh với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, dài gần 1,5km, nút giao này góp phần mạng lưới đường giao thông trong khu vực đồng bộ và các phương tiện tham gia giao thông kết nối được thuận lợi, an toàn, rút ngắn hành trình.

Trong năm 2020, thành phố cũng khởi công xây dựng cầu Vĩnh Tuy 2 với tổng vốn 2.561 tỷ đồng. Cây cầu này sẽ được tăng tổng chiều rộng mặt cầu từ 19m lên 38 m, giúp hoàn thiện toàn bộ đường vành đai 2 và tăng cường kết nối 2 bên bờ sông Hồng, tạo tiền đề và cầu nối hình thành chuỗi đô thị phía bắc Hà Nội.

Đồng thời thủ đô đầu tư hàng loạt công trình giao thông như: 12 công trình cầu yếu; 8 hầm chui cơ giới; 33 cầu đi bộ, 37 hầm bộ hành, 68 hầm chui dân sinh…[đã hoàn thành].

Giá nhà đất tại Hà Nội hiện nay năm 2022

Với tiềm năng của vùng đất vàng Thủ Đô, Hà Nội được nhiều chủ đầu tư lớn và uy tín quan tâm như Ecopark, Vingroup, Eurowindow, MIK Group, Him Lam,…

Có sự tăng giá một số khu vực huyện lên quận, nhưng mức tăng mỗi quý chỉ ở mức 2-3%. Điển hình là thông tin về 4 huyện ven đô là Đông Anh, Hoài Đức, Gia Lâm, Thanh Trì sắp lên quận đã tác động đến tâm lý của người dân, dẫn đến giá nhà đất ở những khu vực này biến động.

Đất nền các khu dân cư xung quanh những dự án được đầu tư xây dựng  có hiện tượng sốt giá. Cuối năm 2019 đến nay mức giá đất được chào bán tăng khoảng 30%-50% tùy khu vực. Tại khu xã Vĩnh Ngọc [Đông Anh] giá đất đường nhỏ trong ngõ dao động 30- 40 triệu đồng/m2. Có khi lên đến 60 triệu đồng/m2, ở trung tâm thị trấn Đông Anh còn lên trên 100 triệu đồng/m2.

Trước đây một số căn nhà ở Trạm Trôi [Hoài Đức] 54-60 m2 có giá gần 2 tỷ đồng, nay có giá từ 2,5 tỷ đồng trở lên. Giá đất thổ cư tại nhiều khu vực thuộc An Khánh - An Thượng, Vân Canh có sự nhích nhẹ 2 - 3 triệu đồng/m2....Ở một số khu vực như Đông Anh, Gia Lâm, Nam Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Trì giá đất nền tăng 5% so với năm 2019.

Trên đây là một vài thông tin về sơ lược, giá đất & thông tin quy hoạch giao thông của Hà Nội. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có lựa chọn đầu tư bất động sản thích hợp.

Video liên quan

Chủ Đề