Tổng kết chương trình sinh học toàn cấp trung học cơ sở

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 9
  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 9
  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 9
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9

Giải Bài Tập Sinh Học 9 – Bài 65: Tổng kết chương trình toàn cấp [tiếp theo] giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Bài 1 [trang 194 sgk Sinh học 9] : Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 65.1.

Bảng 65.1. Chức năng của các cơ quan ở cây có hoa

Các cơ quan Chức năng
Rễ
Thân
Hoa
Quả
Hạt

Lời giải:

Các cơ quan Chức năng
Rễ Hấp thụ nước và muối khoáng cho cây.
Thân Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến các bộ phận khác của cây.
Thu nhận ánh sáng để quang hợp, tạo chất hữu cơ cho cây; trao đổi khí với môi trường ngoài và thoát hơi nước.
Hoa Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả.
Quả Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt.
Hạt Nảy mầm thành cây con duy trì và phát triển nòi giống.

Bài 2 [trang 194 sgk Sinh học 9] : Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 65.2.

Bảng 65.2. Chức năng của các cơ quan và hệ cơ quan ở cơ thể người

Các cơ quan và hệ cơ quan Chức năng
Vận động
Tuần hoàn
Hô hấp
Tiêu hóa
Bài tiết
Da
Thần kinh và giác quan
Tuyến nội tiết
Sinh sản

Lời giải:

Các cơ quan và hệ cơ quan Chức năng
Vận động Nâng đỡ và bảo vệ cơ thể giúp cơ thể cử động và di chuyển.
Tuần hoàn Vận chuyển chất dinh dưỡng oxi vào tế bào và chuyển sản phẩm phân giải từ tế bào tới hệ bài tiết.
Hô hấp Thực hiện trao đổi khí với môi trường ngoài cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.
Tiêu hóa Biến đổi thức ăn thành những chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruột và thải các chất thừa không thể hấp thụ được.
Bài tiết Thải ra ngoài cơ thể các chất dư thừa, không cần thiết hay độc hại cho cơ thể.
Da Cảm giác, bài tiết, điều hòa thân nhiệt và bảo vệ cơ thể
Thần kinh và giác quan Điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan, bảo đảm cho cơ thể là một khối thống nhất toàn vẹn.
Tuyến nội tiết Điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể đặc biệt là các quá trình trao đổi chất, chuyển hóa vật chất và năng lượng đảm bảo tính ổn định của môi trường bên trong của cơ thể.
Sinh sản Sinh con, duy trì và phát triển nòi giống

Bài 1 [trang 195 sgk Sinh học 9] : Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 65.3.

Bảng 65.3. Chức năng của các bộ phận ở tế bào

Các bộ phận Chức năng
Thành tế bào
Màng tế bào
Chất tế bào
Ti thể
Lục lạp
Ribôxôm
Không bào
Nhân

Lời giải:

Các bộ phận Chức năng
Thành tế bào Bảo vệ tế bào.
Màng tế bào Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất.
Chất tế bào Thực hiện các hoạt động sống của tế bào.
Ti thể Tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng.
Lục lạp Tổng hợp chất hữu cơ.
Ribôxôm Nơi tổng hợp protein.
Không bào Chứa dịch tế bào.
Nhân Chứa vật chất di truyền, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

Bài 2 [trang 195 sgk Sinh học 9] : Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 65.4.

Bảng 65.4. Các hoạt động sống của tế bào

Các quá trình Vai trò
Quang hợp
Hô hấp
Tổng hợp prôtêin

Lời giải:

Các quá trình Vai trò
Quang hợp Tổng hợp chất hữu cơ và tích lũy năng lượng.
Hô hấp Phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng.
Tổng hợp prôtêin Tạo protein cung cấp cho tế bào.

Bài 3 [trang 195 sgk Sinh học 9] : Hãy điền nội vào bảng 65.5 về những điểm khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân.

Bảng 65.5. Những điểm khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân

Các kì Nguyên phân Giảm phân
Kì giữa
Kì sau
Kì cuối
Kết thúc

Lời giải:

Các kì Nguyên phân Giảm phân
Kì giữa Các NST tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo. Kì giữa I các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
Kì sau Kì sau, crômatit trong từng cặp NST tương đồng kép tách thành 2 NST đơn phân li về hai cực tế bào. Kì sau I các NST đơn ở trạng thái kép trong từng cặp NST tương đồng phân li để tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn ở trạng thái kép, khác nhau về nguồn gốc.
Kì cuối Kì cuối: Hình thành 2 tế bào con giống nhau và giống hệt mẹ [2n NST].

– Kì cuối I: Hình thành hai tế bào con có bộ NST n kép.

– Kì cuối II tạo ra 4 tế bào con chứa bộ NST n.

Kết thúc

Ý nghĩa:

– Là kết quả phân hóa để hình thành nên các tế bào sinh dưỡng khác nhau.

– Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

Ý nghĩa:

– Hình thành nên nhiều loại giao tử khác nhau.

– Các giao tử chứa bộ NST n qua thụ tinh sẽ khôi phục lại bộ 2n của loài .

– Là cơ sở tạo ra biến dị tổ hợp, làm phong phú đa dạng cho sinh giới.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 9
  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 9
  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 9
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9

Giải Bài Tập Sinh Học 9 – Bài 66: Tổng kết chương trình toàn cấp [tiếp theo] giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Bài 1 [trang 196 sgk Sinh học 9] : Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 66.1.

Bảng 66.1. Các cơ chế của hiện tượng di truyền

Cơ sở vật chất Cơ chế Hiện tượng
Cấp phân tử: ADN
Cấp tế bào: NST

Lời giải:

Bài 2 [trang 196 sgk Sinh học 9] : Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 66.2.

Bảng 66.2. Các quy luật di truyền

Quy luật di truyền Nội dung Giải thích
Phân li
Phân li độc lập
Di truyền giới tính
Di truyền liên kết

Lời giải:

Quy luật di truyền Nội dung Giải thích
Phân li Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P. Bằng sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp của chúng một cách ngẫu nhiên trong thụ tinh.
Phân li độc lập Các cặp nhân tố di truyền [cặp gen] đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. Bằng sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen quy định các cặp tính trạng đó trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh.
Di truyền giới tính Tính đực, cái được quy định bởi cặp NST giới tính. Ở các loài giao phối tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1. Sự tự nhân đôi, phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh.
Di truyền liên kết Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào. Các gen cùng nằm trên 1 NST cùng phân li về giao tử và cùng được tổ hợp qua quá trình thụ tinh.

Bài 3 [trang 196 sgk Sinh học 9] : Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 66.3.

Bảng 66.3. Các loại biến dị

Biến dị tổ hợp Đột biến Thường biến
Khái niệm
Nguyên nhân
Tính chất và vai trò

Lời giải:

Biến dị tổ hợp Đột biến Thường biến
Khái niệm Là sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các kiểu hình khác P. Là những biến đổi về cấu trúc, số lượng của ADN và NST, khi biểu hiện thành kiểu hình là thể đột biến. Là những biến đổi của kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
Nguyên nhân Bằng sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen quy định các cặp tính trạng đó trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. Do sự tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài cơ thể. Cùng 1 kiểu gen nhưng khi sống trong các điều kiện môi trường khác nhau [đất, nước, không khí, thức ăn, điều kiện chăm sóc…] khác nhau thì cho nhiều kiểu hình khác nhau.
Tính chất và vai trò

– Tính chất: xuất hiện với tỉ lệ lớn, di truyền được.

– Vai trò: là nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa.

– Tính chất: mang tính cá biệt, ngẫu nhiên, có lợi hoặc hại, di truyền được.

– Vai trò: là nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa.

– Tính chất: biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh, không di truyền được.

– Vai trò: cho thấy kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

Bài 4 [trang 197 sgk Sinh học 9] : Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 66.4.

Bảng 66.4. Các loại đột biến [ĐB]

ĐB gen ĐB cấu trúc NST ĐB số lượng NST
Khái niệm
Các dạng đột biến

Lời giải:

ĐB gen ĐB cấu trúc NST ĐB số lượng NST
Khái niệm Là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới 1 hoặc 1 số cặp nuclêôtit. Là những biến đổi trong cấu trúc NST. Là những biến đổi xảy ra ở một hoặc một số cặp nucl ê ô tit nào đó hoặc ở tất cả bộ NST.
Các dạng đột biến

– ĐB mất 1 cặp nuclêôtit

– ĐB thêm 1 cặp nuclêôtit

– ĐB thay thế 1 cặp nuclêôtit

– ĐB mất đoạn

– ĐB lặp đoạn

– ĐB đảo đoạn

– ĐB chuyển đoạn

– Thể dị bội [2n – 1; 2n + 1; 2n – 2]

– Thể đa bội [đa bội chẵn, đa bội lẻ]

Bài 1 [trang 197 sgk Sinh học 9] : Hãy giải thích sơ đồ [hình 66] theo chiều mũi tên:

Lời giải:

– Sự tác động qua lại giữa môi trường và các cấp độ tổ chức sống được thể hiện qua sự tương tác giữa các nhân tố sinh thái [nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh] với từng cấp độ tổ chức sống.

– Tập hợp các cá thể cùng loài tạo nên các đặc trưng của quần thể: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần tuổi và chúng quan hệ với nhau đặc biệt về mặt sinh sản.

– Tập hợp các quần thể thuộc các loài khác nhau tại một không gian xác định tạo nên quần xã, chúng có nhiều mối quan hệ, trong đó đặc biệt là mối quan hệ dinh dưỡng thông qua chuỗi và lưới thức ăn trong hệ sinh thái.

Bài 2 [trang 197 sgk Sinh học 9] : Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 66.5.

Bảng 66.5. Đặc điểm của quần thể, quần xã và hệ sinh thái

Quần thể Quần xã Hệ sinh thái
Khái niệm
Đặc điểm

Lời giải:

Quần thể Quần xã Hệ sinh thái
Khái niệm Là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. Là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. Bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã [sinh cảnh].
Đặc điểm

– Đặc trưng: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần tuổi.

– Các mối quan hệ: quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh. Số lượng cá thể có thể biến động có hoặc không theo chu kì, thường được điều chỉnh ở mức cân bằng.

– Có tính chất cơ bản về số lượng và thành phần các loài.

– Số lượng cá thể luôn có sự khống chế tạo nên sự cân bằng sinh học.

– Sự thay thế kế tiếp nhau của các quần xã theo thời gian là diễn thế sinh thái.

– Có nhiều mối quan hệ nhưng quan trọng nhất là quan hệ về mặt dinh dưỡng thông qua chuỗi và lưới thức ăn.

– Dòng năng lượng được vận chuyển qua các bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn: sinh vật sản xuất → sinh vật tiêu thụ [bậc 1, 2, 3…] → sinh vật phân giải.

Video liên quan

Chủ Đề