Tóm tắt 4 cuộc cách mạng công nghiệp

Download:

Lĩnh vực lao động và việc làm đang trải qua những thay đổi lớn ở quy mô chưa từng có do sự chuyển dịch của một số yếu tố như sự cải tiến của công nghệ, tác động của biến đổi khí hậu, sự thay đổi đặc tính của sản xuất và việc làm v.v. Đặc biệt, các quốc gia trên toàn thế giới đang chứng kiến một cuộc cách mạng công nghệ, thường được gọi là Cách mạng Công nghiệp 4.0 [IR 4.0].

Cuộc cách mạng này cũng đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam với sự cải tiến và ứng dụng công nghệ tại nơi làm việc ở tốc độ nhanh hơn bao giờ hết và rất đa dạng trong các ngành nghề khác nhau. Bản tóm lược chính sách này đề cập tới một số các cơ hội và thách thức đối với lĩnh vực lao động và việc làm của Việt Nam trong bối cảnh Công nghiệp 4.0.

Page 2

Download:

The world of work is currently undergoing major processes of change on an unprecedented scale with several forces transforming it, including the onward march of technology, the impact of climate change, the changing character of production and employment etc. In particular, countries all around the world are now standing on the brink of a technological revolution, commonly called the Industrial Revolution [IR] 4.0.

This is also the case in Viet Nam where rapid technology innovation and adoption at the workplace are diffusing faster than ever before, with some variations across sectors. This policy briefs introduces some of the opportunities and challenges for the world of work in Viet Nam.

1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

Bắt đầu vào khoảng năm 1784. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất này là việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng công nghiệp này được đánh dấu bởi dấu mốc quan trọng là việc James Watt phát minh ra động cơ hơi nước năm 1784. Phát minh vĩ đại này đã châm ngòi cho sự bùng nổ của công nghiệp thế kỷ 19 lan rộng từ Anh đến châu Âu và Hoa Kỳ.

Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại – kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thay thế hệ thống kỹ thuật cũ có tính truyền thống của thời đại nông nghiệp [kéo dài 17 thế kỷ], chủ yếu dựa vào gỗ, sức mạnh cơ bắp [lao động thủ công], sức nước, sức gió và sức kéo động vật bằng một hệ thống kỹ thuật mới với nguồn động lực là máy hơi nước và nguồn nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng mới là sắt và than đá. Nó khiến lực lượng sản xuất được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, tạo nên tình thế phát triển vượt bậc của nền công nghiệp và nền kinh tế. Đây là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất cơ giới trên cơ sở khoa học. Tiền đề kinh tế chính của bước quá độ này là sự chiến thắng của các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, còn tiền đề khoa học là việc tạo ra nền khoa học mới, có tính thực nghiệm nhờ cuộc cách mạng trong khoa học vào thế kỷ XVII.

2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra từ khoảng năm 1870 đến khi Thế Chiến I nổ ra. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần này là việc sử dụng năng lượng điện và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra khi có sự phát triển của ngành điện, vận tải, hóa học, sản xuất thép, và [đặc biệt] là sản xuất và tiêu dùng hàng loạt. Cuộc CMCN lần thứ 2 đã tạo nên những tiền đề mới và cơ sở vững chắc để phát triển nền công nghiệp ở mức cao hơn nữa.

Cuộc cách mạng này được chuẩn bị bằng quá trình phát triển 100 năm của các lực lượng sản xuất trên cơ sở của nền sản xuất đại cơ khí và bằng sự phát triển của khoa học trên cơ sở kỹ thuật. Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là chuyển sang sản xuất trên cơ sở điện - cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất, tạo ra các ngành mới trên cơ sở khoa học thuần túy, biến khoa học thành một ngành lao động đặc biệt. Cuộc cách này đã mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp. Công nghiệp hóa thậm chí còn lan rộng hơn tới Nhật Bản sau thời Minh Trị Duy Tân, và thâm nhập sâu vào nước Nga, nước đã phát triển bùng nổ vào đầu Thế Chiến I. Về tư tưởng kinh tế - xã hội, cuộc cách mạng này tạo ra những tiền đề thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở quy mô thế giới.

3. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 xuất hiện vào khoảng từ 1969, với sự ra đời và lan tỏa của công nghệ thông tin [CNTT], sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Cuộc cách mạng này thường được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân [thập niên 1970 và 1980] và Internet [thập niên 1990].

Cuộc cách mạng này đã tạo điều kiện tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực xã hội, cho phép chi phí tương đối ít hơn các phương tiện sản xuất để tạo ra cùng một khối lượng hàng hóa tiêu dùng. Kết quả, đã kéo theo sự thay đổi cơ cấu của nền sản xuất xã hội cũng như những mối tương quan giữa các khu vực I [nông - lâm - thủy sản], II [công nghiệp và xây dựng] và III [dịch vụ] của nền sản xuất xã hội. Làm thay đổi tận gốc các lực lượng sản xuất, cuộc Cách mạng KH&CN hiện đại đã tác động tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài người, nhất là ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển vì đây chính là nơi phát sinh của cuộc cách mạng này.

4. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Cách mạng Công nghiệp 4.0 [hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư] xuất phát từ khái niệm “Industrie 4.0” trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013. “Industrie 4.0” kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong.

Cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, 4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Và chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị.

Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo [AI], Vạn vật kết nối - Internet of Things [IoT] và dữ liệu lớn [Big Data]. Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu. Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới [graphene, skyrmions…] và công nghệ nano.

Hiện Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, một phần châu Á. Bên cạnh những cơ hội mới, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức phải đối mặt.

Mặt trái của Cách mạng Công nghiệp 4.0 là nó có thể gây ra sự bất bình đẳng. Đặc biệt là có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người làm trong lĩnh vực bảo hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải.

Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới đã đặt ra vấn đề này theo các giai đoạn khác nhau. Giai đoạn đầu tiên sẽ là thách thức với những lao động văn phòng, trí thức, lao động kỹ thuật. Giai đoạn tiếp theo sẽ là lao động giá rẻ, có thể sẽ chậm hơn. Với sự chuyển động của cuộc cách mạng này, trong khoảng 15 năm tới thế giới sẽ có diện mạo mới, đòi hỏi các doanh nghiệp thay đổi. Sau đó, những bất ổn về kinh tế nảy sinh từ Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ dẫn đến những bất ổn về đời sống. Hệ lụy của nó sẽ là những bất ổn về chính trị. Nếu chính phủ các nước không hiểu rõ và chuẩn bị đầy đủ cho làn sóng công nghiệp 4.0, nguy cơ xảy ra bất ổn trên toàn cầu là hoàn toàn có thể. Bên cạnh đó, những thay đổi về cách thức giao tiếp trên Internet cũng đặt con người vào nhiều nguy hiểm về tài chính, sức khoẻ. Thông tin cá nhân nếu không được bảo vệ một cách an toàn sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường.

Cách mạng công nghiệp lần 4 mang đến cơ hội, và cũng đầy thách thức với nhân loại.

Vũ Việt Hoàng

Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 5 Cánh Diềungắn nhất. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 5: Các cuộc cách mạng công nghiệp trang 25, 26, 27, 28, 29, 30 dễ hiểu.

Bài 5: Các cuộc cách mạng công nghiệp trang 25, 26, 27, 28, 29, 30 SGK Công nghệ 10 Cánh Diều

>>> Xem thêm: Soạn Công nghệ 10 Bài 5: Các cuộc cách mạng công nghiệp - Cánh Diều

I. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

1. Nội dung

- Nội dung cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là:

+ Diễn ra đầu tiên vào nửa cuối thế kỉ XVIII, tại nước Anh

+ Gắn liền với việc ứng dụng các thành tựu khoa học, kĩ thuật vào sản xuất và đời sống. Động cơ hơi nước do James Watt sáng chế [1784] mở ra quá trình cơ khí hóa cho nhiều ngành sản xuất và được xem là dấu mốc quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp. Đồng thời mở đầu quá trình cơ khí hóa ngành công nghiệp dệt, làm tăng năng suất dệt lên tới vài chục lần.

+ Đầu máy xe lửa, tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước ra đời đã đánh dấu bước ngoặt phát triển mạnh cho giao thông đường sắt, đường thủy.

2. Vai trò

- Làm tăng năng suất lao động

- Tăng sản lượng hàng hóa

- Thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp và đô thị hóa

- Chuyển phương thức sản xuất từ lao động thủ công sang sản xuất cơ khí

3. Đặc điểm

- Diễn ra độc nhất ở một số nước trên thế giới, mở đầu từ nước Anh, sau đó lan sang những nước khác như Mỹ và các nước châu Âu.

- Các ngành sản xuất mới, các thành thị và trung tâm công nghiệp mới nhờ sự phát triên của sản xuất cơ khí với việc sử dụng máy móc

- Cuộc cách mạng này được coi là xảy ra ở Anh đầu tiên vì:

+ Dân sốvương quốc Anh cũng tăng lên nhanh chóng [sản xuất lương thực ngày càng tăng] đã giúp cung cấp lượng công nhân lớn cho các nhà máy và hầm mỏ. Đồng thời, dân số lớn đã tạo ra một thị trường để cung cấp bày bán hàng hóa, giúp chủ sở hữu của các nhà máy kiếm được lợi nhuận khổng lồ từ việc bán hàng hóa.

+ Anh không chỉ có nguồn cung cấp tài nguyên lớn và đa dạng cho thế giới mà còn có thể dễ dàng khám phá và thuận lợi khai thác được[than đá tương đối gần bề mặt tiếp cận].

+ Vị trí địa lý thuận lợi cho vận chuyển và buôn bán.

+ Chính trị ổn định bền vững,chính phủ Anh cũng cởi mở với những ý tưởng của chủ nghĩa tư bản.

=>Tất cả kết hợp hoàn hảo để cho phép vương quốc Anh có những điều kiện cần thiết thuận lợi khiến công nghiệp hóa phát triển mạnh mẽ.

II. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai

1. Nội dung

- Nội dung cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai:

+ Diễn ra vào nửa cuối thế kỉ XIX, từ sản xuất đơn lẻ chuyển sang sản xuất hàng loạt bằng máy móc chạy bằng năng lượng điện.

+ Sự phát triển mạnh mẽ của động cơ đốt trong, động cơ điện, điện tín, điện thoại tạo nên bước phát triển mới trong công nghiệp.

+ Công nghệ luyện gang, thép ngày càng hoàn thiện và phát triển với quy mô lớn, nhiều kĩ thuật, công nghệ mới được đưa vào trong sản xuất công nghiệp, thúc đẩy ngành công nghiệp chế tạo máy phát triển. Quá trình điện khí hóa trong sản xuất được nhanh chóng Nhờ sự truyền tải điện năng cùng với sự phát triển của động cơ điện, quá trình điện khí hóa diễn ra nhanh chóng trong sản xuất.

+ Một loạt các ngành công nghiệp khác cũng nhanh chóng được phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội như: dầu khí, hóa chất, đóng tàu, ô tô,..

- Một số thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai:

+ những phát minh khoa học vĩ đại: điện tử, sóng vô tuyến điện và chất phóng xạ, các sáng chế động cơ điện..

+ Các phương tiện truyền thông như điện tín và điện thoại ra đời vào năm 1880, liên lạc bằng điện thoại ngay lập tức được ứng dụng trên khắp thế giới

+ Đầu thế kỷ XXhình thành lĩnh vực điện tử học và ngành công nghiệp điện tử ra đời, mở đầu kỉ nguyên điện khí hóa -> thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp khác như luyện kim, chế tạo máy, đóng tàu, công nghiệp quân sự, giao thông vận tải, công nghiệp hóa chất.

=> quá trình biến đổi cách mạng từ lĩnh vực khoa học đã nhanh chóng lan tỏa sang lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ.

- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đem lại những thay đổi cho sản xuất [chuyển sang sản xuất trên cơ sở điện -cơ khí] và chuyển sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất. Trên cơ sở khoa học thuần túy, đã tạo ra các ngành mới, biến khoa học thành một ngành lao động đặc biệt. Cuộc cách này đã mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp.

2. Vai trò

- Vai trò của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là:

+ Chuyển quy mô sản xuất từ đơn lẻ sang sản xuất hàng loạt, sản xuất theo dây chuyền -> tăng năng suất, sản lượng, chất lượng hàng hóa

+ Nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo điều kiện phát triển khoa học, kĩ thuật.

+ Các phát minh như động cơ đốt trong, động cơ điện, thiết bị điện tử cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, giao thông,.. tác động tích cực đến mọi mặt của sản xuất. Thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển.

3. Đặc điểm

- Đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là:

+ Quy mô và sự ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp đã lan tới nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới hơn.

+ Năng lượng điện làm thay đổi phương thức sản xuất

+ Sự kết hợp giữa khoa học và sản xuất đã đưa khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

III. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba

1. Nội dung

- Nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là:

+ Bắt đầu vào những năm 70 của thế kỉ XX, là cuộc cách mạng tự động hóa

+ Công nghệ thông tin và công nghiệp điện tử thâm nhập ngày càng sâu vào hệ thống sản xuất, tạo điều kiện tự động hóa các dây chuyền sản xuất, làm tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.

+ Người lao động được giải phóng ra khỏi các công việc nặng nhọc và môi trường độc hại nhờ các máy tự động điều khiển số cùng với các robot công nghiệp.

+ Các hệ thống sản xuất tự động với công nghệ điều khiển số dần thay thế các hệ thống sản xuất hàng hóa theo dây chuyền.

+ đưa Nền sản xuất công nghiệp được đưa lên đỉnh cao mới nhờ hàng loạt công nghệ tiên tiến [công nghệ năng lượng mới, công nghệ vật liệu, công nghệ điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano,..]

- Máy tự động điều khiển số, robot công nghiệp giải phóng người lao động ra khỏi các công việc nặng nhọc và môi trường độc hại.

2. Vai trò

- Vai trò của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là:

+ tăng năng suất lao động, sản lượng hàng hóa, giúp sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.

+ Tác động tích cực tới mọi mặt của thế giới, từ kinh tế đến giáo dục, y tế, môi trường, xã hội.

+ Nâng cao đời sống con người rõ rệt.

3. Đặc điểm

- Đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là:

+ Quy mô và ảnh hưởng mang tính toàn cầu.

+ Tạo điều kiện và cơ hội phát triển cho các nước chậm phát triển cho trong sản xuất và đời sống.

+ Làm tăng năng suất, chất lượng hàng hóa, đưa sản xuất công nghiệp phát triển đến mức độ cao.

IV. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

1. Nội dung

- Nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là:

+ Bắt đầu từ những năm đầu của thế kỉ XXI

+ với nền tảng dựa vào sự đột phá của công nghệ số, đây là cuộc cách mạng về sản xuất thông minh trên cơ sở những thành tựu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano,..

+ Ứng dụng nhanh chóng trí tuệ nhân tạo vào các máy tự động điều khiển số, robot công nghiệp, hệ thống sản xuất tự động. Các hệ thống này nhờ đó trở nên thông minh hơn, sản xuất hiệu quả hơn, tiết kiệm năng lượng và tài nguyên hơn

+ Phát triển các hệ thống giao thông thông minh và các thành phố thông minh

- Sự đột phá của công nghệ số dựa trên những thành tựu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano,.. là ền tảng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

2. Vai trò

- Tối ưu hóa quá trình sản xuất

- Nâng cao năng suất và hiệu quả

- Sử dụng ở tất cả các lĩnh vực như: giao thông, y tế, giáo dục, ngân hàng, an ninh - quốc phòng, vui chơi giải trí,... nâng cao chất lượng sống của con người và xã hội.

3. Đặc điểm

- Hệ thống máy tính với tốc độ xử lí thông tin ở cấp số nhân, biến đổi nhanh chóng nền công nghiệp, dịch vụ ở mọi quốc gia. Các hệ thống điều khiển thông minh, bộ não của mọi hệ thống kĩ thuật ra đời.

- Thay đổi toàn bộ các hệ thống sản xuất, quản lí, quản trị; dịch vụ, nghỉ ngơi, giải trí của con người [phạm vi toàn cầu]

- Có sự kết hợp giữa người và robot; giữa thế giới thực và thế giới ảo. Các robot thông minh thay thế dần con người trong nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau.

- Đặc điểm này khác so với các cuộc cách mạng trước là:

+ Tốc độ xử lí thông tin cao hơn, thay đổi nền công nghiệp, dịch vụ, … nhanh chóng hơn. Có sự kết hợp giữa người và robot; giữa thế giới thực và thế giới ảo. Các robot thông minh thay thế dần con người trong nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau.

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Công nghệ 10 ngắn gọn Cánh Diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 5 Cánh Diều trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

Video liên quan

Chủ Đề