Tính tích cực nhận thức là gì


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu  Đại học Thái Nguyên www.lrc-tnu.edu.vn
13 HS  phát  triển,  khả  năng  phân  tích,  và  giải  quyết  vấn  đề  được  nâng  lên,  rèn
luyện khả năng lập luận cho HS. Hoạt động ngoại khố khơng chỉ là một hình thức dạy học mà còn là hoạt
động vui chơi bổ ích, lành mạnh.  Do vậy HS sẽ  hăng hái tham gia, tạo tình cảm, hứng thú với mơn học.
Hoạt động ngoại khoá được tổ chức trên cơ sở tự nguyện của HS nên việc thu hút các em tích cực tham gia cũng  là  một vấn đề đáng quan tâm. HĐNK
đòi hỏi sự nỗ lực nhiệt tình tham gia của GV và HS, đòi hỏi GV phải bỏ nhiều cơng sức trong việc tìm chủ đề và nội dung cho hoạt động này. HĐNK cần sự
phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và cả ngoài xã hội trong việc tổ chức hoạt động cũng như sự hỗ trợ về kinh phí.
Hình thức giúp đỡ riêng: Trong quá trình dạy học tất yếu sẽ có sự phân
hố về trình độ nhận thức và sẽ xuất hiện hai loại HS: Yếu  kém, khá - giỏi mà việc dạy học được tiến hành trên cơ sở chung khơng thoả mãn những HS này.
Tóm  lại,  mỗi  một  hình  thức  dạy  học đều  có  những  ưu  nhược  điểm  nhất định,  Để  hoạt  động  dạy  học đạt  hiệu  quả  cao, đáp  ứng  yêu  cầu  về  đổi  mới
giáo dục của nước ta  hiện nay đòi  hỏi người GV phải biết phối kết  hợp các hình thức dạy học, lựa chọn các hình thức dạy học sao cho phù hợp với mục
đích, mục tiêu đã đặt ra đối với từng cấp học, mơn học. 1.1.3 Tính tích cực của học sinh trong học tập

1.1.3.1 Khái niệm về tính tích cực trong học tập của học sinh


Tính tích cực trong học tập là một hiện tượng sư phạm biểu hiện ở sự cố gắng  cao  về  nhiều  mặt  trong  học  tập.  Học  tập  là  một  trường  hợp  riêng  của
nhận  thức một sự nhận thức  làm cho dễ dàng đi và được thực hiện dưới sự chỉ đạo của giáo viên P.N.Erddơniev, 1974. Vì vậy nói đến tích cực học tập
thực chất  là nói đến đến  tích cực nhận  thức. Mà tích cực nhận thức  là trạng thái hoạt động nhận thức của HS, đặc trưng ở sự khát vọng học tập, cố gắng
và tự giác trong việc chiếm lĩnh kiến thức.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu  Đại học Thái Nguyên www.lrc-tnu.edu.vn
14 Con người chỉ thực sự nắm vững cái mà chính mình dành được bằng hoạt
động của  bản  thân.  Học sinh  sẽ  thông  hiểu  và  ghi  nhớ  những  gì  đã  trải  qua trong quá trình hoạt động nhận thức tích cực của bản thân mình.

1.1.3.2 Các biểu hiện của tính tích cực học tập


Có những trường hợp tính tích cực học tập biểu thị ở những hoạt động bên ngoài  nhưng  quan  trọng  là  sự  biểu  hiện  ở  những  hoạt  động  trí  tuệ,  hai  hình
thức  biểu  hiện  này  thường  đi  liền  với  nhau.  Theo  G.I  Sukina  1979  có  thể nêu những biểu hiện của tính tích cực hoạt động như sau:
+  Học sinh  khao  khát,  tự  nguyện  tham  gia  trả  lời  các câu  hỏi  của GV, bổ sung các câu hỏi của bạn, thích được phát biểu ý kiến của mình về vấn đề đặt ra.
+ Học sinh hay  nêu ra các thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những  vấn đề giáo viên trình bày chưa rõ.
+ Học sinh chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức, kỹ năng đã học để phát hiện ra những vấn đề mới.
+ Học sinh mong muốn được đóng góp với thầy những thông tin mới  lấy từ nhiều nguồn khác nhau, có khi vượt ra ngồi bài học, mơn học.
+  Ngoài  những  biểu  hiện  trên  mà  GV  dễ  nhận  thấy  còn  có  những  biểu hiện  về  mặt  xúc  cảm  khó  nhận  thấy  như:  thờ  ơ  hay  hào  hứng,  phớt  lờ  hay
ngạc nhiên, hoan hỉ hay buồn chán trước nội dung của bài học hoặc khi tìm ra lời giải cho một bài toán. Những dấu hiệu này biểu hiện khác nhau ở từng cá
thể học sinh, bộc lộ rõ ở các HS lớp bé, kín đáo ở các HS lớp lớn. G.I.Sukina còn phân biệt những biểu hiện của tính tích cực học tập về mặt
ý  chí:  tập  trung  chú  ý  vào  vấn  đề  đang  học,  kiên  trì  làm  xong  các  bài  tập, khơng nản trước các tình huống khó khăn, thái độ phản ứng khi chuông báo
hết giờ: tiếc rẻ, cố làm xong hoặc vội vàng gấp vở chờ lệnh ra chơi.

1.1.3.3 Các cấp độ của tính tích cực học tập

Chủ Đề