Tình huống quản lý nhà nước về giám định tư pháp

Giám định tư pháp là hoạt động bổ trợ tư pháp, là công cụ quan trọng, phục vụ đắc lực cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử trước yêu cầu đẩy mạnh cải cách tư pháp, phòng chống tham nhũng, góp phần quan trọng trong việc giải quyết các vụ án được chính xác, khách quan, đúng pháp luật; giúp các cơ quan pháp luật xử lý kịp thời các đối tượng vi phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội và phát triển đất nước.

Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật. Việc giám định không chỉ nhằm xác định tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội, khung hình phạt được áp dụng mà còn liên quan đến nghĩa vụ dân sự, bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự cụ thể.

Trong năm qua công tác giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có sự chuyển biến tích cực và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đội ngũ giám định viên tư pháp được các cấp, các ngành quan tâm kiện toàn, đến nay toàn tỉnh có 84 giám định viên [trong đó: Giám định viên tư pháp 31 người và giám định viên theo vụ việc là 53 người] với 02 tổ chức giám định tư pháp [Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an tỉnh, Trung tâm giám định pháp y - Sở Y tế] và các cơ quan thực hiện chức năng giám định [Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tể, Sở Văn hóa, Thông tin, thể thao và Du lịch, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ, Ngân hàng nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bạc Liêu]; ngoài ra, còn có 04 tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc thuộc lĩnh vực xây dựng [Trung tâm Thí nghiệm và Kiểm định chất lượng công trình xây dựng; Công ty CP xây dựng, kiểm định Miền Nam; Công ty CP Tư vấn xây dựng Bạc Liêu và Công ty CP tư vấn thiết kế và xây dựng số 01 - Chi nhánh Bạc Liêu]. Về đội ngũ giám định viên tư pháp và tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc không chỉ tăng về số lượng mà tăng cả về chất lượng, đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định Luật Giám đinh tư pháp. Năm 2021, các tổ chức giám định và các cơ quan thực hiện chức
năng giám định đã thực hiện 956 vụ việc theo yêu cần của các cơ quan tố tụng, trong đó: Giám định pháp y là 497 vụ việc, giám định kỹ thuật hình sự 444 vụ việc, giám định khác 15 vụ việc.

Nhìn chung, đội ngũ giám định tư pháp có tăng về số lượng, đồng thời chất lượng cũng từng bước được nâng lên; hầu hết các giám định viên đều nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm với nghề, không để xảy ra tình trạng sai sót trong công tác giám định. Hoạt động giám định tư pháp trong năm qua cơ bản được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, đảm bảo đúng quy trình trong tất cả các khâu từ tiếp nhận đến giám định và kết luận, đảm bảo tính chính xác, khách quan, khoa học, đáp ứng tốt các yêu cầu của cơ quan trưng cầu, là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng để làm rõ tình tiết của vụ án, chứng minh tội phạm, tránh oan sai, góp phần hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tố tụng, các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử giải quyết các vụ án được chính xác, khách quan và đúng quy định của pháp luật. Sở Tư pháp và các sở, ngành chuyên môn đã có sự phối hợp chặt chẽ hơn qua công tác tuyên truyền, lựa chọn người, tổ chức giám định tư pháp, giám định tư pháp theo vụ
việc, bổ nhiệm giám định viên tư pháp, thực hiện chức nâng giám định tư pháp khi có yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng; đồng thời, phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi và kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan đến hoạt động giám định tư pháp.

Bên cạnh đó, Sở Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan thực hiện chức năng giám định tư pháp xây dựng và ký kết Quy chế phối hợp trong công tác giám định tư pháp [Quy chế số 04/QCPH-STP-CQTHTT-CQTHCNGĐTP ngày 16/8/2021]. Từ khi ký kết và triển khai thực hiện quy chế phối hợp đến nay công tác giám định tư pháp từng bước đi vào nề nếp, công tác giám định tư pháp được các sở, ngành quan tâm hơn, công tác phối hợp trong hoạt động giám định tư pháp ngày càng chặc chẽ, kịp thời; đến nay Sở Tư pháp chưa nhận được phản ánh của các cơ quan đơn vị có liên quan về khó khăn, vướng mắc trong hoạt động giám định tư pháp.

Tuy nhiên, qua thực tiễn kết quả hoạt động giám định tư pháp tại địa phương các vụ việc giám định tư pháp chủ yếu phát sinh trong lĩnh vực pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự; các giám định viên tư pháp đa số hoạt động kiêm nhiệm tại các sở, ngành tỉnh và chưa được đào tạo, bồi dưỡng bài bản vẫn còn bọc lọ một số hạn chế, bất cập, trong đó có một số mặt hạn chế như: Về trình độ năng lực, chuyên môn, kiến thức pháp luật giám định tư pháp, kỹ năng thực hiện giám định, đặc biệt là kỹ năng tranh tụng tại tòa, ... đã làm ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ giám định và hoạt động tố tụng.

Vẫn còn một số sở, ngành chuyên môn chưa quan tâm đúng mức đến công tác giám định tư pháp thuộc ngành, lĩnh vực do mình phụ trách; chưa quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cạo trình độ chuyên môn chuyên sâu cho giám định viên tư pháp; chưa tạo điều kiện thuận lợi cho giám định viên tư pháp thực hiện công tác giám định, thậm chí có một số sở, ngành không thực hiện lựa chọn đề xuất bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong thời gian dài.

Công tác phối hợp để thực hiện giám định đối với một số cơ quan vẫn chưa chặt chẽ, kịp thời, đặc biệt là đối với các vụ án kinh tế, tham nhũng đã làm ảnh hưởng đến hoạt động tố tụng.

Việc tiếp nhận trưng cầu giám định, cử người làm giám định và tổ chức thực hiện việc giám định tư pháp của một số cơ quan còn chậm, chưa kịp thời; cử người giám định không đảm bảo yêu cầu giám định tư pháp hoặc có trường hợp từ chối tiếp nhận yêu cầu giám định với lý do không phù hợp.

Trong bối cảnh đất nước ta đang bước sang giai đoạn phát triển mới, với tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng, cùng với công cuộc thực hiện cải cách tư pháp và đấu tranh chống tham nhũng, vấn đề đặt ra đối với hoạt động công tác giám đinh tư pháp trong thời gian tới trước hết là tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về hoạt động giám định tư pháp.

Thủ trưởng các sở, ngành phải quan tâm nhiều hơn nữa đối với công tác giám định tư pháp, phải xem đó là trách nhiệm của mình; kịp thời rà soát, lựa chọn và mạnh dạn đề xuất bổ nhiệm giám định viên đảm bảo đủ trình độ, năng lực, kinh nghiệm của cơ quan mình; tạo điều kiện thuận lợi cho giám định viên, người giám định tư pháp và tổ chức thực hiện giám định theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng đảm bảo kịp thời, chính xác, khách quan, khoa học; quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu, kỹ năng và kiến thức pháp luật về công tác tư pháp cho công chức giám định tư pháp của cơ quan, đơn vị mình.

Tiếp tục nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho đội ngũ giám định viên tư pháp, người làm công tác quản lý nhà nước về giám định tư pháp nhằm đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ công tác giám định tư pháp, hỗ trợ, phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử, góp phân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; đồng thời, phát huy vai trò của giám định viên tư pháp, đảm bảo các hoạt động giám định được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, khắc phục những hạn chế, yếu kém, bất cập và tăng cường quản lý đối với công tác giám định tư pháp, đảm bảo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tiếp tục tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức và kỹ năng cho đội ngũ giám định viên tư pháp nhằm đảm bảo trang bị đầy đủ về kiến thức pháp luật giám định tư pháp và các quy định của pháp luật có liên quan về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp, nhất là về kỹ năng tranh tụng tại tòa cho đội ngũ làm công tác giám định tư pháp.

Các cơ quan tiến hành tố tụng tăng cường phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức thực hiện giám định tư pháp và người giám định tư pháp trong việc trưng cầu và thực hiện giám định tư pháp, nhất là đảm bảo về thời gian để thực hiện giám định tư pháp.

Các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan thực hiện chức năng giám định tư pháp tiếp tục quan tâm và thực hiện tốt, có hiệu quả Quy chế phối hợp trong công tác giám định tư pháp mà đã đựợc các cơ quan ký kết trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn, vướng mắc thì kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp để phối hợp giải quyết.

Về phía Sở Tư pháp cần tăng cường công tác quán lý giám định tư pháp và đội ngũ giám định viên tư pháp; kịp thời chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động giám định tư pháp khi có yêu cầu, nhất là trong công tác phối hợp thực hiện; phối hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết kịp thời những yêu cầu, khiếu nại, tố cáo trong hoạt động giám định tư pháp; phối hợp với các sở, ngành nâng cao trình độ, năng lực, kiến thức pháp luật và kỹ năng cho đội ngũ giám định tư pháp đảm bảo đáp ứng các yêu cầu trong tình hình mới.

Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh tiếp tục quan tâm chỉ đạo Thủ trướng các Sở ngành, cơ quan, đơn vị cần nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng giám định tư pháp, thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về giám định tư pháp và thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp trong công tác giám định tư pháp đã được ký kết./.

Vưu Nghị Bình, Giám đốc Sở Tư pháp

Ngày hỏi:27/08/2018

Xin chào, tôi tên Nguyễn Thuần là học viên trường Trung cấp cảnh sát nhân dân 3. Trong thời gian rãnh tôi có tìm hiểu thêm về giám định tư pháp, nhưng vẫn còn nhiều điều chưa được rõ lắm, nhờ các bạn hỗ trợ giúp, cụ thể: Những cơ quan nào quản lý nhà nước về giám định tư pháp? Vui lòng cung cấp giúp tôi văn bản nào quy định cụ thể vấn đề này luôn nhé. Trân trọng! [0123***]

Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Luật giám định tư pháp 2012, cơ quan quản lý nhà nước về giám định tư pháp được quy định như sau:

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giám định tư pháp.

2. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giám định tư pháp.

3. Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và bộ, cơ quan ngang bộ khác thực hiện quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp ở lĩnh vực do mình quản lý; phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thống nhất quản lý nhà nước về giám định tư pháp.

4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về giám định tư pháp ở địa phương.

Trên đây là nội dung tư vấn về Cơ quan quản lý nhà nước về giám định tư pháp. Để hiểu rõ hơn vấn đề vui lòng tìm hiểu thêm tại Luật giám định tư pháp 2012.

Trân trọng!

Video liên quan

Chủ Đề