Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi thế nào trong câu nước dâng lên cuồn cuộn

Chuyên mục: Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 [Cánh diều] * * 17/04/2022 0 Bình luận

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

MÙA NƯỚC NỔI

Mùa này, người làng tôi gọi là mùa nước nổi, không gọi là mùa nước lũ, vì nước lên hiền hoà. Nước mỗi ngày một dâng lên. Mưa dầm dề, mưa sướt mướt ngày này qua ngày khác.

Rồi đến rằm tháng Bảy. “Rằm tháng Bảy nước nhảy lên bờ”. Dòng sông Cửu Long đã no đầy, lại tràn qua bờ. Nước trong ao hồ, trong đồng ruộng của mùa mưa hoà lẫn với nước dòng sông Cửu Long.

Đồng ruộng, vườn tược và cây cỏ như biết giữ lại hạt phù sa ở quanh mình, nước lại trong dần. Ngồi trong nhà, ta thấy cả những đàn cá ròng ròng, từng đàn, từng đàn theo cả mẹ xuôi theo dòng nước, vào tận đồng sâu.

Ngủ một đêm, sáng dậy, nước ngập lên những viên gạch. Phải lấy ván, lấy tre làm cầu từ cửa trước vào đến tận bếp. Vui quá! Có cả một cây cầu lắt lẻo ngay dưới mái nhà.

[Theo Nguyễn Quang Sáng]

- Cả ròng ròng: loài cá nhỏ, thường bơi theo đàn vào mùa nước nổi.

- Cửu Long: tên con sông lớn ở miền Nam nước ta.

- Phù sa: đất, cát nhỏ mịn, hoà tan trong dòng nước hoặc lắng đọng lại bờ sông, bãi bồi.

Đọc bài Mùa nước nổi – trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 92, 93 SGK Tiếng Việt lớp 2 tập 2 Cánh diều

MÙA NƯỚC NỔI

1. Mùa này, người làng tôi gọi là mùa nước nổi, không gọi là mùa nước lũ vì nước lên hiền hoà, chớ không dữ dội như những nơi khác. Nước mỗi ngày một dâng lên, cuồn cuộn đầy bờ. Mưa dầm dề, mưa sướt mướt ngày này qua ngày khác.

2. Rồi đến rằm tháng Bảy. “Rằm tháng Bảy nước nhảy lên bờ.”. Dòng Sông Cửu Long đã no đầy, lại tràn qua bờ, tràn qua cả mặt đường. Nước trong ao hồ, trong đồng ruộng của mùa mưa hoà lẫn với nước dòng sông Cửu Long.

Đồng ruộng, vườn tược và cây cỏ như biết giữ lại hạt phù sa ở quanh mình, nước lại trong dần. Ngồi trong nhà, ta thấy cả những đàn cá ròng ròng, từng đàn, fừng đàn xuôi theo nước, vào tận đồng sâu. Nước lên, nước tràn qua nền nhà. Lại phải lấy ván, lấy tre làm cầu từ cửa vào đến tận bếp. Vui quá! Có cả một cây cầu lắt lẻo ngay dưới mái nhà.

Theo Nguyễn Quang Sáng

Chú thích và giải nghĩa:

– Cửu Long: dòng sông lớn, chảy qua nhiều tỉnh ở miền Nam nước ta

– Cá ròng ròng: cá lóc [cá chuối, cá quả] nhỏ.

– Lắt lẻo: đung đưa, do không có điểm tựa chắc chắn

ĐỌC HIỂU MÙA NƯỚC NỔI

1. Bài văn tả mùa nước nổi ở vùng nào?

Bài văn tả mùa nước nổi ở đồng bằng sông Cửu Long.

2. Vì sao người ta gọi đó là mùa nước nổi? Chọn ý đúng:

a] Vì nước dâng lên hiền hòa.

b] Vì nước lũ đổ về dữ dội.

Quảng cáo

c] Vì mưa dầm dề.

Chọn ý a. Người ta gọi đây là mùa nước nổi vì nước dâng lên hiền hòa.

3. Tìm một vài hình ảnh về mùa nước nổi trong bài.

Một vài hình ảnh nói về mùa nước nổi trong bài là: Dòng sông Cửu Long đã no đầy, lại tràn qua bờ, tràn qua cả mặt đường. Đồng ruộng, vườn tược và cây cỏ như biết giữ lại hạt phù sa ở quanh mình, nước lại trong dần. Những đàn cá ròng ròng, từng đàn, từng đàn xuôi theo dòng nước, vào tận đồng sâu.

LUYỆN TẬP

Câu 1. Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Thế nào?

a] Nước dâng lên cuồn cuộn.

b] Mưa dầm dề ngày này qua ngày khác.

Trả lời:

Bộ phận trả lời cho câu hỏi Thế nào? là:

a] Cuồn cuộn.

b] Dầm dề từ ngày này qua ngày khác.

Câu 2. Đặt một câu nói về mùa nước nổi theo mẫu Ai thế nào?

Đặt câu nói về mùa nước nổi:

Đồng ruộng, vườn tược đều bị dòng nước nhấn chìm.

Bài văn tả mùa nước nổi ở vùng nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng. Vì sao người ta gọi đó là mùa nước nổi? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng. Tìm và ghi lại 2 hình ảnh về mùa nước nổi trong bài. Gạch chân bộ phận trả lời cho câu hỏi Thế nào. Đặt một câu nói về mùa nước nổi theo mẫu Ai thế nào. Dựa vào những điều vừa nói theo yêu cầu ở bài tập 1 [SGK, trang 94], hãy viết một đoạn văn [ít nhất 4 – 5 câu] về tranh [ảnh] cảnh vật thiên nhiên đó. Hãy viết 4 – 5 câu về một việc em đã chứng kiến hoặc

Quảng cáo

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Phần I
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Phần II
  • Câu 2
  • Phần III
  • Phần IV

Chia sẻ

Bình luận

Bài tiếp theo

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 2 - Cánh diều - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Giải Bài 29: Đọc: Mùa nước nổi SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Cánh diều với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập phần đọc, viết, luyện từ và câu, kể chuyện,....

Quảng cáo

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Phần I
  • Phần II
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Phần III
  • Câu 2

Chia sẻ

Bình luận

Bài tiếp theo

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 2 - Cánh diều - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 43, 44, 45, 46, 47 Bài 29: Con người với thiên nhiên - Cánh Diều được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Giải Bài đọc 1: Ông Mạnh thắng Thần Gió trang 43, 44 VBT Tiếng Việt lớp 2 - Cánh Diều

Câu hỏi và bài tập Đọc hiểu 

Câu 3 [trang 43 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2]: Chi tiết nào nói lên sức mạnh của con người?

a] Thần Gió đập cửa, thét đòi mở cửa nhưng ông Mạnh không mở.

b] Thần Gió lồng lộn suôt đêm nhưng không thể xô đổ ngôi nhà.

c] Ba lần ông Mạnh làm nhà, ba lần Thần Gió không thể quật đổ.

Trả lời:

Khoanh vào đáp án b] Thân gió lồng lộn suốt đêm nhưng không thể xô đổ ngôi nhà.

Câu 4 [trang 44 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2]: Ông Mạnh trong câu chuyện đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình?

a] Thấy Thần Gió ăn năn, ông Mạnh an ủi và mời Thần tới chơi.

b] Thần Gió đem cho ngôi nhà không khí mát lành từ biển cả.

c] Thần Gió đem tới hương thơm ngào ngạt của các loài hoa.

Trả lời:

Khoanh vào đáp án a] Thấy Thần Gió ăn năn, ông Mạnh an ủi và mời Thần tới chơi.

Câu hỏi và bài tập Luyện tập

Câu 1 [trang 44 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2]: Sử dụng câu hỏi Vì sao? để hỏi đáp với bạn về nội dung câu chuyện.

Trả lời:

Hỏi – Vì sao Thần Gió phải chịu thua ông Mạnh?

Đáp – Vì sao ông Mạnh đã là một ngôi nhà rất vững chãi?

Hỏi – Vì sao ông Mạnh quyết làm một ngôi nhà thật vững chãi?

Đáp – Vì cả ba lần làm nhà trước đó, nhà của ông đều bị Thần Gió quật đổ.

Hỏi – Vì sao ở cuối truyện, ông Mạnh an ủi Thần Gió và mời Thần thỉnh thoảng tới chơi?

Đáp - Vì muốn tạo quan hệ thân thiết với Thần Gió. 

Câu 2 [trang 44 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2]: Nói 1-2 câu thể hiện sự đồng tình của em với ông Mạnh.

a] Khi ông quyết tâm làm một ngôi nhà thật vững trãi.

b] Khi ông kết bạn với Thần Gió.

Trả lời:

a] Cháu rất đồng tình với bác. Phải thế mới thắng được Thần Gió, bác ạ.

Bác tuyệt vời quá!

Bác làm rất đúng ạ! Phải làm cho Thần Gió hết kiêu ngạo.

b] Cháu rất đồng ý với bác. Phải kết bạn với Thần Gió, với thiên nhiên ạ.

Bác làm rất đúng, không thể biến Thần Gió thành kẻ thù, cần sống hòa thuận với thiên nhiên.

Giải Bài đọc 2: Mùa nước nổi trang 44, 45, 46, 47 VBT Tiếng Việt lớp 2 - Cánh Diều

Câu hỏi và bài tập đọc hiểu 

Câu 1 [trang 44 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2]: Bài văn tả mùa nước nổi ở vùng nào?

a] Vùng đồng bằng sông Hồng.

b] Vùng đồng bằng sông Cửu Long.

c] Vùng đồng bằng sông Hương.

Trả lời:

Khoanh vào đáp án b] Vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 2 [trang 44 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2]: Vì sao người ta gọi đó là mùa nước nổi? Chọn ý đúng:

a] Vì nước dâng lên hiền hòa

b] Vì nước lũ đổ về dữ dội

c] Vì mưa dầm dề

Trả lời:

Chọn đáp án a] Vì nước dâng lên hiền hòa.

Câu 3 [trang 45 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2]: Tìm và ghi lại 2 hình ảnh về mùa nước nổi trong bài.

Trả lời:

Một vài hình ảnh về mùa nước nổi trong bài:

- Nước mỗi ngày dâng lên, cuồn cuộn đầy bờ.

- Mưa dầm dề, mưa sướt mướt ngày này qua ngày khác.

- Những đàn cá ròng ròng, từng đàn, từng đàn xuôi theo nước, vào tận đồng sâu. 

Câu hỏi và bài tập Luyện tập

Câu 1 [trang 45 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2]: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Thế nào?

a] Nước dâng lên cuồn cuộn.

b] Mưa dầm dề ngày này qua ngày khác.

Trả lời:

a] Nước dâng lên cuồn cuộn.

b] Mưa dầm dề ngày này qua ngày khác.

Câu 2 [trang 45 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2]: Đặt một câu hỏi về mùa nước nổi theo mẫu Ai thế nào?

Trả lời:

Vào mùa nước nổi, nước dâng lên hiền hòa.

Vào mùa nước nổi, mưa sướt mướt ngày này qua ngày khác

Nước tràn qua nền nhà

Dòng sông Cửu Long no đầy nước.

Bài viết 2:

Câu 2 [trang 45 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2]: Dựa vào những điều vừa nói, hãy viết 4 -5 câu về tranh [ảnh] cảnh vật thiên nhiên.

Trả lời:

- Học sinh đọc bài viết của mình.

Ví dụ 1: Bức tranh vẽ cảnh cầu vồng sau cơn mưa. Cầu vồng xuất hiện cuối chân trời với nhiều màu sắc rực rỡ. Cầu vồng vắt ngang bầu trời tạo thành hình vòng cung mềm mại.

Ví dụ 2: Quê em có biết bao nhiêu là cảnh đẹp nhưng cảnh mà gần gũi thân thiết với em in nhiều dấu ấn kỉ niệm tuổi thơ đẹp của em đó là cảnh cánh đồng làng quê em. Cánh đồng làng chạy dọc theo men đường làng quê em, trải một màu vàng xuộm mênh mông bát ngát thẳng cánh có bay, dọc hai bên cánh đồng là lũy tre xanh rì rào trong gió, trên cành có những chú chim đang nhảy nhót hót vang những bản nhạc không lời nghe thật hay. Dưới đồng các bác nông dân đang nhanh tay gặt lúa ai cũng chuyện trò cười nói vui vẻ vì được một ngày mùa bội thu. Mấy bạn nhỏ đi học về đang tíu tít tranh luận về bài học trên lớp. Càng ngắm càng yêu quê hương mình biết bao, em sẽ phấn đấu học thật giỏi để về xây dựng quê hương mình ngày một giàu đẹp hơn

Góc sáng tạo

Câu hỏi [trang 46 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2]: Hãy viết 4-5 câu về một việc em đã chứng kiến hoặc đã tham gia thể hiện sự thân thiện thiên nhiên, bảo vệ môi trường 

Trả lời:

Mỗi ngày cuối tháng, khu tập thể em đều cùng nhau dọn dẹp đường làng, ngõ xóm. Khoảng 4 giờ chiều, bác trưởng thôn sẽ đọc loa kêu gọi mọi người ra dọn dẹp. Mỗi người làm một việc, các bác gái lớn tuổi thì tập trung làm cỏ, các chú, các anh tỉa bớt những cành cây xòe ra đường, còn trẻ con chúng em được giao nhiệm vụ nhặt những rác thải nhựa bỏ vào một túi riêng. Em rất thích tham gia dọn dẹp cùng mọi người ở khu.

Tự đánh giá

Câu hỏi [trang 47 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2]: Sau bài 28 và 29, em đã biết thêm những điều gì, đã làm thêm được những gì? Hãy tự đánh giá

Trả lời: 

Học sinh đánh giá theo những gì đã biết và đã làm được.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải vở bài tập Tiếng Việt 2 trang 43, 44, 45, 46, 47 Bài 29: Con người với thiên nhiên - Cánh Diều file PDF hoàn toàn miễn phí.

Video liên quan

Chủ Đề